Chính phủ Hà Lan đồng loạt từ chức
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte từ chức và nội các giải tán hôm nay sau bê bối thu hồi tiền trợ cấp trẻ em của hàng nghìn gia đình.
Thủ tướng Rutte triệu tập cuộc họp nội các ở The Hague hôm nay, nơi các bộ trưởng phải ra quyết định về việc từ chức đồng loạt. Ông sau đó ra tuyên bố từ chức trong nội các của liên minh 4 đảng. Với động thái này, chính phủ Hà Lan bị giải tán chỉ hai tháng trước khi nước này tổ chức tổng tuyển cử.
Quyết định được ông Rutte đưa ra trong bối cảnh các quan chức chính phủ bị cáo buộc đã thu hồi sai trái tiền trợ cấp cho hàng nghìn gia đình. Cơ quan Thuế vụ Hà Lan trước đó cáo buộc những gia đình này gian lận về tiền trợ cấp trẻ em trong giai đoạn 2013-2019, yêu cầu họ trả lại hàng chục nghìn euro.
Việc thu hồi tiền trợ cấp này đẩy nhiều gia đình vào cảnh phá sản, thậm chí một số gia đình đã ly dị. Một báo cáo điều tra của quốc hội Hà Lan cho rằng việc thu hồi hàng chục nghìn euro mà không cho các phụ huynh cơ hội chứng minh sự trong sạch là “sự bất công chưa từng có tiền lệ”.
Video đang HOT
Việc một số phụ huynh trở thành mục tiêu điều tra của cơ quan thuế do họ mang hai quốc tịch phản ánh vấn đề phân biệt chủng tộc có hệ thống tại Hà Lan, vốn từ lâu bị chỉ trích.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đạp xe tới dự phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng tại tòa nhà Binnenhof ở thành phố Hague, ngày 15/1. Ảnh: AFP .
Việc Thủ tướng Rutte từ chức và chính phủ giải tán có nguy cơ khiến Hà Lan rơi vào trạng thái không có chính phủ, trong bối cảnh nước này ghi nhận ngày càng nhiều ca nhiễm nCoV chủng mới, được phát hiện lần đầu ở Anh. Rutte từng phản đối để nội các của ông từ chức và nói Hà Lan cần lãnh đạo trong thời kỳ đại dịch.
Tuy nhiên, Rutte cũng từng nói nếu từ chức, ông có thể sẽ được ủy quyền lãnh đạo một chính phủ lâm thời cho tới khi diễn ra bầu cử. Các cuộc khảo sát cho thấy đảng Tự do và Dân chủ của Rutte có thể dẫn đầu trong cuộc bầu cử này.
Rutte lãnh đạo ba chính phủ liên minh từ năm 2010, gần đây nhất là chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ lãnh đạo phe cực hữu Geert Wilders. Các cuộc thăm dò cho biết Rutte có khả năng giành được nhiệm kỳ thứ tư trong cuộc bầu cử tới, khi dân chúng Hà Lan phần lớn ủng hộ cách xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 của ông.
Nga nói ôtô sứ quán bị gắn thiết bị gián điệp
Nga thông báo xe tùy viên quân sự ở Hà Lan bị gắn thiết bị theo dõi, cho biết đã triệu đại biện lâm thời nước này để phản đối.
"Nga đã triệu đại biện lâm thời Hà Lan Dominique Kuhling-Bakker để phản đối mạnh mẽ vụ phát hiện thiết bị gián điệp được gắn trên ôtô của tùy viên quân sự Nga tại nước này. Những hành động thiếu thân thiện như vậy sẽ càng gây phức tạp quan hệ vốn đã khó khăn giữa hai nước", Bộ Ngoại giao Nga hôm nay ra thông cáo cho biết.
Moskva kêu gọi Amsterdam lập tức hành động để ngăn những sự việc tương tự tái diễn trong tương lai. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte từ chối bình luận về thông tin này.
Trụ sở sứ quán Nga tại Hà Lan. Ảnh: TASS.
Quan hệ Nga - Hà Lan xấu đi từ sau vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ ở miền đông Ukraine vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó hai phần ba nạn nhân là người Hà Lan.
Theo kết quả điều tra do nhóm chuyên gia quốc tế từ Hà Lan, Bỉ, Australia, Ukraine và Malaysia tiến hành, một tên lửa từ hệ thống phòng không Buk bắn đi từ lãnh thổ miền đông Ukraine do phiến quân ly khai thân Nga kiểm soát đã bắn rơi chiếc Boeing 777.
Chính phủ Hà Lan tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm về vụ này, nhưng Moskva phủ nhận mọi liên quan. Hà Lan hồi đầu tháng 7 cũng kiện Nga ra Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định vụ kiện chỉ gây phức tạp cho nỗ lực tìm kiếm sự thật và ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Hoàng gia Hà Lan phải "thắt lưng buộc bụng" Vào ngày 10/10, ông Mark Rutte, đương kim Thủ tướng Vương quốc Hà Lan đã cho báo giới biết, rằng Chính phủ nước này đang cân nhắc cắt giảm tiền trợ cấp dành cho các thành viên Hoàng tộc, phù hợp với chủ trương "thắt lưng buộc bụng" giúp nền kinh tế quốc gia vượt qua giai đoạn khó khăn bởi đại dịch...