Chính phủ giảm gần 4.000 biên chế công chức năm 2017
Tổng biên chế công chức nhà nước năm 2017 gần 270.000 người, giảm khoảng 4.000 người so với năm trước đó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính, các Hội có tính chất đặc thù trong phạm vi cả nước năm 2017.
Cụ thể, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 (không gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và công chức cấp xã) là gần 269.000 người.
Hàng ngàn thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế thủ đô. Ảnh: Võ Hải.
Trong 269.000 biên chế, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không phải đơn vị sự nghiệp công lập) chiếm gần 110.000 người.
Số biên chế còn lại của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện với khoảng 158.000 biên chế; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trên 1.000 biên chế.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù (gồm 28 đơn vị: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; Liên minh hợp tác xã; Hội Nhà báo; Hội sinh viên; Hội người cao tuổi…) hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.
Như vậy, tổng biên chế công chức năm 2017 giảm khoảng 4.000 người so với năm 2016 (tổng biên chế công chức năm 2016 là gần 273.000 người); biên chế dự phòng và biên chế các hội đặc thù, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài giữ nguyên so với năm 2016.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong tổng số biên chế được giao khi thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
Công chức tinh giản của Hà Nội chủ yếu là người nghỉ hưu
Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội vừa công bố kết quả giám sát biên chế thành phố. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, một số hạn chế được nêu ra:
Việc tinh giản biên chế gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là người nghỉ hưu, chưa đạt yêu cầu Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị định 108/2014 của Chính phủ đề ra.
Vẫn còn tình trạng sử dụng biên chế công chức thấp hơn chỉ tiêu nhưng lại ký hợp đồng lao động vượt chỉ tiêu.
Công tác rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố, quận, huyện, thị xã còn chậm.
Đội ngũ Thanh tra xây dựng tuy đã giao Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã điều hành trực tiếp nhưng biên chế lực lượng Thanh tra vẫn do Sở quản lý…
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội giảm 170 trưởng phó phòng
Thành phố sắp xếp bộ máy nên giảm được hàng trăm đơn vị sự nghiệp, trên 50 phòng ban và hơn 170 trưởng phó phòng.
Ngày 17/9, đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ông Phạm Minh Chính làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy Hà Nội về kết quả thực hiện nghị quyết tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức (nghị quyết 39 của Bộ Chính trị).
Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với thành phố Hà Nội về tinh giản biên chế. Ảnh: TT.
Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó Bí thư Thường trực thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, ở khối các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội của thành phố, sau sắp xếp đã giảm được 9 đầu mối phòng, ban; giảm 9 đơn vị sự nghiệp; giảm 9 cán bộ cấp trưởng phòng, ban; giảm 20 cán bộ cấp phó phòng, ban. Hà Nội cũng đã hợp nhất Đảng bộ Khối doanh nghiệp và Đảng bộ Khối du lịch và hiện còn 4 Đảng bộ Khối trực thuộc Thành ủy.
Khối các cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hà Nội cũng đã hoàn thành sắp xếp, kiện toàn thành 22 Sở và tương đương. Sau sắp xếp, đã giảm được 46 phòng ban, giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đã giảm từ 401 xuống còn 208 đơn vị, giảm 121 đơn vị (30,2%).
Bà Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, thành phố sẽ đảm bảo không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị, kiên quyết sắp xếp, hợp nhất, giải thể những đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả kéo dài hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức lại các đơn vị theo hướng giảm chi ngân sách, tăng dần tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn kinh phí.
Trong năm 2016, Hà Nội giảm 1,5% biên chế công chức được giao (141 biên chế). Dự kiến sang năm 2017, khối cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội của thành phố sẽ giảm tiếp 69 biên chế so với hiện nay. Khối cơ quan chính quyền sẽ giảm 704 hợp đồng có chỉ tiêu đã tồn tại nhiều năm, tinh giản biên chế 115 cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020-2021 giảm tối thiểu 10% so với biên chế được.
Giám đốc Sở Tài chính Hà Minh Hải thông tin thêm, cán bộ công chức của Hà Nội hiện trên 14.000 người, và mức chi tiền lương khoảng 1.500 tỷ đồng. Về chi tiền lương, trong dự toán ngân sách đầu năm có phân bổ tiền lương. Tuy nhiên, trong năm không tuyển đủ, phần tiền lương đó lại trả về cho năm sau. Sở Tài chính đang kiến nghị nếu định biên chính xác, đầy đủ, phần đó sẽ dùng để tăng thu nhập cho người lao động.
Giám đốc Sở cho rằng, nếu triển khai rà soát đánh giá tuyển dụng đúng người, đúng năng lực phẩm chất, nhưng không cải cách tiền lương thì rất khó thu hút được người tài. Vì vậy, thành phố đã cho áp dụng cơ chế tăng thu nhập bằng cách khoán chi, trên cơ sở đó, nhiều đơn vị đã có cách làm sáng tạo: có đơn vị nhờ tiết kiệm chi thường xuyên nên đã tăng thêm thu nhập được 2 triệu đồng/tháng cho người lao động...
Hàng nghìn thí sinh nộp hồ sơ thi công chức thuế Hà Nội năm 2014. Ảnh: Bá Đô
Trưởng Ban Tổ chức Phạm Minh Chính cho biết, quá trình khảo sát tại một số địa phương, vấn đề bức xúc đầu tiên người dân, cử tri phản ánh là bộ máy các cơ quan chồng chéo, nhiều tầng lớp, trong khi hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; thứ hai là suy thoái về đạo đức, tác phong, lối sống; thứ 3 là vấn đề tham nhũng của những người có chức, có quyền.
Ông Chính cho rằng, nếu giải quyết được tốt cơ chế vận hành, công tác cán bộ thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, suy thoái mới hiệu quả. Muốn tăng niềm tin nhân dân, cử tri thì phải đi thẳng vào giải quyết những bức xúc người dân phản ánh.
Để việc tinh giản biên chế có hiệu quả, lãnh đạo Ban tổ chức đề nghị thành phố tập trung vào những lĩnh vực chi tiêu nhiều ngân sách (như y tế, giáo dục, nông nghiệp); các đơn vị sự nghiệp; hội, đoàn; tách dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước (nếu làm được, các sở, ngành chỉ còn khoảng 50-60% biên chế); sắp xếp lại các ban quản lý dự án, văn phòng của các ban đảng; tinh giản bộ máy biên chế cấp xã, quy định lại chức năng nhiệm vụ cấp xã theo hướng gọn, nhẹ; nghiên cứu sáp nhập các phòng, ban.
Võ Hải
Theo VNE
TP HCM sẽ tinh giản gần 14.000 biên chế Loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu công việc, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ... từ nay đến năm 2021 TP HCM sẽ tinh giản gần 14.000 biên chế. Theo đề án tinh giản biên chế vừa được Sở Nội vụ trình UBND TP HCM, trong 6 năm tới, thành phố sẽ thực hiện tinh giản 1.300 người ở khối...