Chính phủ Đức điều tra quan hệ tình báo với Mỹ
Chính phủ Đức sẽ điều tra quan hệ giữa các cơ quan mật vụ nước này với các cơ quan tình báo của Mỹ sau khi chương trình do thám toàn cầu của Mỹ bị tiết lộ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã loan báo thông báo trên sau khi tuần san Der Spiegel dẫn các tài liệu do cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden cung cấp cho biết các cơ quan của Đức đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Der Spiegel cũng cho biết các cơ quan mật vụ Đức đã sử dụng phần mềm do thám Internet XKeyscore trong phi vụ hợp tác trên.
Phần mềm này cho phép mật vụ Đức lưu trữ lượng dữ liệu chuyển tải qua mạng Internet trong vài ngày. Các nội dung cũng như từ khóa được nhập trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến và Google Maps cũng có thể được lưu giữ và phá khóa.
Trong phản ứng mới nhất, Cơ quan Tình báo Nội địa Đức (BfV) cho biết Berlin mới chỉ thử nghiệm công cụ XKeyscore.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thông tin này trái ngược với tài liệu do Snowden cung cấp, trong đó nói rõ Giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Đức (BND) Gerhard Schindler đã “rất nhiệt tình” trong việc hợp tác chặt chẽ với NSA. Nguồn tin cũng nói rằng chính phủ Đức đã chỉnh sửa cách diễn giải của luật bảo vệ quyền riêng tư để cho phép chia sẻ dữ liệu một cách linh hoạt hơn.
Theo Dantri
"Mỹ bắt tay với các quốc gia châu Âu trong hoạt động gián điệp"
Cựu điệp viên CIA Snowden đã tiết lộ với báo giới Đức việc tình báo Mỹ bắt tay với Đức và nhiều quốc gia châu Âu trong hoạt động gián điệp. Trong khi đó báo giới Brazil khẳng định nước này bị Mỹ do thám nhiều thứ hai, chỉ sau Mỹ.
Tương lai của Edward Snowden vẫn là dấu hỏi.
Theo thông tin được tờ Der Spiegel của Đức đăng tải, Edward Snowden cho biết Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bắt tay với tình báo Đức trong nhiều chiến dịch, với mức độ hợp tác chặt chẽ mà người Đức không thể ngờ tới.
"Họ ngủ chung giường với người Đức, cũng giống như hầu hết các quốc gia châu Âu khác", tờ tạp chí của Đức dẫn lời cựu điệp viên CIA cho khẳng định. Snowden cũng tiết lộ việc NSA có một Ban điều hành các vấn đề đối ngoại, chịu trách nhiệm về hợp tác với các nước khác.
Mối quan hệ đối tác này được sắp xếp theo những cách có thể giúp các nước khác "cách ly các nhà lãnh đạo chính trị của họ khỏi những phản ứng dữ dội", bằng cách tạo ra một vùng đệm giữa các chính trị gia và các biện pháp do thám bất hợp pháp. Cựu điện viên CIA cáo buộc sự hợp tác này đã "vi phạm sự riêng tư toàn cầu" một cách nghiêm trọng.
"Các cơ quan tình báo khác không hỏi chúng tôi có được thông tin từ đâu và chúng tôi cũng không hỏi họ. Theo cách đó chúng tôi có thể bảo vệ các chính trị gia hàng đầu khỏi các phản ứng dữ dội trong trường việc lạm dụng thông tin cá nhân của người dân toàn thế giới bị phơi bày", Snowden tuyên bố.
Theo Der Spiegel, cuộc phỏng vấn được thực hiện thông qua một chuyên gia mật mã và một nhà quay phim tài liệu, với sự giúp đỡ của các thư điện tử được mã hóa, trước khi danh tiếng của Snowden được cả thế giới biết đến.
Trong khi đó, tờ O Globo của Brazil dẫn các tài liệu được Snowden tiết lộ cho biết, NSA đã theo dõi nhiều công dân, công ty Brazil và cả du khách đến Brazil.
"Chưa thể có con số chính xác nhưng tính đến tháng Giêng , Brazil chỉ xếp sau Mỹ, nước có 2,3 tỷ cuộc điện thoại và thư điện tử bị theo dõi", bài báo khẳng định. Đồng tác giả của bài báo này là phóng viên Glenn Greenwald của tờ Guardian, tờ báo đã đăng tải những tài liệu tối mật về chương trình do thám của Mỹ do Snowden cung cấp.
O Globo cho biết các tài liệu họ có được đã miêu tả về một chương trình có tên Fairview, trong đó NSA hợp tác với một công ty điện thoại lớn tại Mỹ để có thể tiếp cận vào các hệ thống của các các công ty nước ngoài, là đối tác của công ty Mỹ này.
"NSA đã sử dụng Fairview để thâm nhập trực tiếp vào các hệ thống viễn thông của Brazil. Sự thâm nhập này giúp họ có thể thu thập lịch sử chi tiết các cuộc gọi và thư điện tử từ hàng triệu cá nhân, công ty và định chế", tờ O Globo khẳng định.
Ngay khi có thông tin trên, người phát ngôn Bộ ngoại giao Brazil Tovar Nunes khẳng định chính phủ nước này xem cáo buộc trên là "cực kỳ nghiêm trọng".
Tương lai của Snowden vẫn mờ mịt
Những tiết lộ mới nêu trên xuất hiện giữa lúc Snowden đối diện với những lựa chọn khó khăn về đích đến sắp tới. Hiện 3 quốc gia Mỹ La tinh cánh tả là Bolivia, Venezuela và Nicaragua đều đã ngỏ ý sẵn sàng cho công dân Mỹ này tị nạn.
Trong khi đó chính quyền Nga dù đã từ chối thẳng thừng đề xuất dẫn độ của Mỹ cũng đang lên tiếng hối thúc Snowden sớm chọn đích đến mới.
Trong hôm qua, chủ tịch ủy ban đối ngoại hạ viện Nga Alexei Pushkov đã khuyên cựu điệp viên này nên chấp thuận lời mời của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. "Venezuela đang đợi câu trả lời từ Snowden. Đây có lẽ là cơ hội cuối cùng của cậu ta để được tị nạn", ông Pushkov nói.
Snowden hiện không có nhiều lựa chọn tại sân bay Sheremetyevo, Mátxcơva để đến Mỹ La tinh bởi hầu hết các chuyến bay đều sẽ phải quá cảnh ở Cuba. Ngoài ra, không loại trừ khả năng máy bay chở Snowden sẽ bị các nước châu Âu chặn lại, như đã từng xảy ra với chuyên cơ của Tổng thống Bolivia.
Theo Dantri
Lãnh đạo châu Âu giận dữ vì bị Mỹ nghe lén Trước thông tin tình báo Mỹ đã bí mật nghe lén nhiều chính phủ châu Âu, trong đó có cả trụ sở của EU, các quan chức EU, Pháp và Đức đang tỏ ra giận dữ và yêu cầu Washington giải thích. Chủ tịch nghị viện châu Âu Martin Schulz "sốc" trước tin EU bị Mỹ nghe lén Trong ngày hôm qua, tạp...