Chính phủ Đức bắt đầu chống khủng hoảng
Chính phủ Đức, vào cuối mùa xuân từng nêu ra cái gọi là “phép lạ kinh tế mới” của Thủ tướng Olaf Scholz, nhưng đã phải nhanh chóng thay đổi thông điệp của mình để “ chống khủng hoảng”.
Kinh tế Đức đang trì trệ, đặc biệt là sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra do giá năng lượng tăng cao. Ảnh: AP
Theo nhận định mới đây của Tiến sĩ Sebastian Płóciennik, chuyên gia phân tích kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông (OSW) Ba Lan, tình hình kinh tế xấu đi ở Đức buộc chính phủ nước này phải đưa ra kế hoạch chống khủng hoảng. Sự cải thiện sẽ được tạo ra nhờ việc giảm thuế cho các doanh nghiệp và về lâu dài hơn một chút – bằng cách giảm bớt thủ tục quan liêu và đẩy nhanh quá trình số hóa.
Tuy nhiên, gói biện pháp của chính phủ Đức được công bố mới đây được cho là là quá nhỏ và quá muộn để kích thích tăng trưởng đáng kể và tránh suy thoái kinh tế trong năm nay. Tiến sĩ Płóciennik lưu ý, đây đúng hơn là một giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình chuẩn bị một chiến lược cải cách kinh tế rộng hơn, chiến lược này có thể được công bố trong vài tuần tới.
Trước đó vào ngày 29 – 30/8, Chính phủ Đức đã tổ chức một cuộc họp tại Lâu đài Meseberg ở Brandenburg, nhằm mục đích vừa xoa dịu tình hình căng thẳng trong liên minh cầm quyền, vốn gần đây đã bị lung lay bởi những tranh cãi về giá điện cho ngành công nghiệp, thuế và chính sách xã hội, vừa công bố kế hoạch chống khủng hoảng kinh tế vốn đang khiến dư luận ngày càng lo lắng.
Trong cuộc khảo sát Infratest mới nhất, 28% số người được hỏi cho biết tình trạng nền kinh tế là vấn đề xã hội quan trọng nhất ở Đức.
Chống khủng hoảng
Video đang HOT
Kể từ mùa thu năm 2022, nền kinh tế Đức rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ với GDP hàng quý giảm tới 0,4% và lạm phát khá cao, vượt quá 6%. Ước tính sơ bộ cho quý 3/2023 không cho thấy bất kỳ thay đổi nào tốt hơn, đó là lý do tại sao ngày càng nhiều viện nghiên cứu và tổ chức kinh tế dự đoán về một cuộc suy thoái nhẹ vào cuối năm nay – ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính mới nhất vào tháng 7, GDP thực tế ở Đức có thể giảm 0,3% trong năm nay. Vào tháng 4, IMF đã dự đoán GDP của nước này sẽ giảm 0,1% trong năm 2023.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn tình trạng trì trệ kéo dài là những vấn đề cơ cấu. Đức không thể đối phó với chi phí năng lượng cao, số hóa, các thủ tục quan liêu quá mức và thiếu hụt lao động. Trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng và cuộc chạy đua công nghệ, nền kinh tế lớn nhất EU có nguy cơ tăng trưởng chậm lại kéo dài và sự di dời của các công ty công nghiệp hàng đầu sang các địa điểm khác – ví dụ: Mỹ. Chính phủ Đức, vào cuối mùa xuân từng nêu ra cái gọi là “phép lạ kinh tế mới” của Thủ tướng Olaf Scholz, đã phải nhanh chóng thay đổi thông điệp của mình để “chống khủng hoảng”.
Giảm thuế
Kết quả chính của các cuộc thảo luận ở Meseberg là thỏa thuận về “Đạo luật Cơ hội Tăng trưởng” (Wachstumschancengesetz) – cho đến gần đây đã bị cản trở bởi một tranh chấp chính trị trong liên minh. Bộ trưởng Gia đình Lisa Paus từ Đảng Xanh đã đồng ý giới thiệu Đạo luật với điều kiện là phải có những nhượng bộ từ Bộ Tài chính do Bộ trưởng Christian Lindner từ đảng Dân chủ Tự do (FDP) đứng đầu về lợi ích mới dành cho trẻ em. Ông Lindner phản đối quy mô chi tiêu cho mục đích này do bà Paus đề xuất.
Cuối cùng, một thỏa hiệp đã đạt được, điều này cũng mở đường cho việc áp dụng Đạo luật theo cách được FDP ủng hộ. Bản chất của Đạo luật trên là nhiều khoản giảm và khấu trừ thuế cho các công ty. Số tiền này – khoảng 7 tỷ euro mỗi năm cho đến năm 2028 – nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư.
Các đề xuất quan trọng nhất được đưa vào đạo luật bao gồm hỗ trợ cho ngành xây dựng, vốn đang trải qua một cuộc khủng hoảng thực sự trong năm nay. Theo đó, các dự án bắt đầu từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2029 có đủ điều kiện sẽ được giảm thuế với tổng số tiền là 540 triệu euro. Ngoài ra còn có kế hoạch khuyến khích đầu tư để bảo vệ môi trường, chống biến đối khí hậu và đẩy nhanh quá trình số hóa dưới hình thức khấu trừ thuế – lên tới 15% giá trị, tối đa là 30 triệu euro.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP
Giảm thủ tục quan liêu, tăng số hóa và AI
Gói biện pháp chống khủng hoảng thứ hai – mặc dù mang tính chất cơ cấu hơn là mang tính chu kỳ – liên quan đến bộ máy quan liêu. Tại Meseberg, 28 thay đổi đã được thông qua, phát triển nhờ tham vấn giữa các bộ kinh tế và tư pháp với các tổ chức kinh doanh. Họ dự kiến sẽ mang lại khoản tiết kiệm lên tới 2,8 tỷ euro hàng năm. Các quy định liên quan cụ thể sẽ được trình bày vào tháng 12 tới.
Ý định hạn chế thủ tục “giấy tờ” cũng được thể hiện rõ trong các đề xuất giới thiệu hộ chiếu kỹ thuật số và thủ tục đấu thầu công khai dựa trên tài liệu điện tử. Từ quan điểm của các doanh nghiệp, điều này mang lại lợi ích đáng kể trong trong lĩnh vực năng lượng, xuất khẩu hoặc thương mại bán lẻ. Các bộ tư pháp và kinh tế cũng tuyên bố thực hiện sáng kiến lập pháp ở cấp EU, mục đích của sáng kiến này là phi quan liêu hóa nền kinh tế EU. Tài liệu này sẽ được chuẩn bị cùng với Pháp.
Bị lu mờ phần nào bởi các kế hoạch thuế và giảm bớt quan liêu là những thông báo về việc áp dụng đầy đủ đơn thuốc điện tử vào năm 2024 và một năm sau – hồ sơ bệnh nhân kỹ thuật số trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhờ đó, các thủ tục sẽ được đẩy nhanh hơn và dễ tránh sai sót hơn, ví dụ như khám sức khỏe trùng lặp. Trong cuộc họp ở Meseberg, Chính phủ Đức cũng đề cập đến thách thức của số hóa, đồng thời xem xét phát triển các quy tắc pháp lý và kỹ thuật về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý trong vòng hai năm.
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng kế hoạch của Chính phủ Đức đang đi đúng hướng, nhưng không nên mong đợi một bước đột phá trong cuộc chiến chống khủng hoảng. Lý do là vì quy mô tài chính của nó quá khiêm tốn và quá kéo dài về thời gian để có thể ảnh hưởng đáng kể đến quỹ đạo tăng trưởng GDP hiện tại. Hơn nữa, các tổ chức kinh doanh lo ngại liệu Chính phủ Đức có đủ quyết tâm để hoàn thành tất cả các dự án hay không. Nhiều chương trình có thể thay đổi trong quá trình lập pháp.
Những lo ngại này là có cơ sở vì “thỏa thuận ở Meserber” giữa các đối tác liên minh có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. FDP và Đảng Xanh bị chia rẽ bởi tranh chấp cơ bản về cách kích thích tăng trưởng kinh tế chứ không phải do sự khác biệt về chính sách dài hạn. FDP ủng hộ việc cắt giảm thuế và đảng Xanh của Phó Thủ tướng Robert Habeck ủng hộ các khoản trợ cấp có mục tiêu.
Như vậy, Tiến sĩ Płóciennik nhấn mạnh sẽ không thiếu cơ hội để tranh cãi trên bùng phát trở lại. Ví dụ, cuộc thảo luận về giá điện cho các công ty đang bước vào giai đoạn tiếp theo: FDP đặt mục tiêu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi Đảng Xanh – đảm bảo giá cho các ngành cụ thể. Tóm lại, sự đồng thuận như đề cập ở trên chỉ tạm thời xoa dịu tình hình trong liên minh và việc xảy ra xung đột tiềm năng không phải là điềm báo tốt cho Đức.
Thủ tướng Đức họp báo về chính sách đối nội và đối ngoại
Ngày 14/7, tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tham gia cuộc họp báo truyền thống trước kỳ nghỉ Hè để làm rõ các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ hiện tại.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong cuộc họp báo, Thủ tướng Scholz đã đề cập đến rất nhiều vấn đề mà truyền thông và dư luận Đức quan tâm. Về việc phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết chính phủ "không quên nhiệm vụ hiện đại hóa nước Đức để duy trì sức mạnh kinh tế". Ông nhấn mạnh thời gian qua, nước Đức đã đi đúng hường và đã tăng tốc; nhưng cũng cần tăng tốc hơn nữa để đạt được các mục tiêu đề ra. Nước Đức có nhiều công nghệ hiện đại làm cơ sở cho sự thịnh vượng và phát triển hơn nữa.
Chính phủ Đức cũng đã xây dựng tất cả các quy định cần thiết để đến năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo ở Đức đạt 80% tổng nhu cầu năng lượng. Theo Thủ tướng Scholz, để đạt được mục tiêu này, mạng lưới điện cũng như mạng lưới các trạm sạc cho ô tô điện sẽ được mở rộng; các kế hoạch xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí hydro sẽ được triển khai, mạng lưới hydro rộng lớn được thiết lập; nhiều khoản đầu tư cho tương lai đang được thực hiện. Chính phủ Đức cũng quyết định hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất chip bán dẫn với số tiền rất lớn.
Về vấn đề lao động, các quyết định quan trọng nhất đã được đưa ra với đạo luật về nhập cư lao động có chuyên môn. Với luật này, Chính phủ Đức muốn hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp, đồng thời đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ phát triển tốt hơn.
Về xã hội, Thủ tướng Đức khẳng định tăng cường gắn kết trong xã hội là điều hết sức quan trọng. Để đạt được điều này, Chính phủ Đức đã ban hành nhiều quyết định sâu rộng như tăng lương tối thiểu, giảm thuế cho các công ty vừa và nhỏ, giảm khoản đóng góp an sinh xã hội của những người lao động làm việc chăm chỉ nhưng thu nhập thấp, tăng trợ cấp cho trẻ em, đầu tư hàng trăm tỷ euro để khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19...
Trong lĩnh vực tài chính, ông Olaf Scholz cũng cam kết với việc kiềm chế các khoản nợ. Ông nhấn mạnh việc dự thảo ngân sách liên bang năm 2024 hạn chế các khoản vay mới sau khi chi tiêu mạnh tay để khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 và xung đột tại Ukraine là "bước đi đúng hướng".
Về vấn đề Ukraine, ông Olaf Scholz khẳng định Chính phủ Đức đã hành động phù hợp với tình hình, và cũng quyết định nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP như quy định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Năm 2024 tới, nước Đức sẽ lần đầu tiên đạt được mục tiêu này. Ông cam kết mục tiêu này vẫn sẽ được thực hiện trong dài hạn, kể cả khi quỹ đặc biệt 100 tỷ euro cho quốc phòng được sử dụng hết.
Chính phủ Đức đã thông qua dự thảo ngân sách liên bang năm 2024 Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã thông qua dự thảo ngân sách năm 2024 và kế hoạch ngân sách tới năm 2027 do Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner thuộc đảng Dân chủ Tự do (FDP) đệ trình. Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 22/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN) Sau những tranh cãi kéo dài trong liên...