Chính phủ Đức: 62% dân số ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng
Dẫn kết quả cuộc thăm dò, do chương trình Polibarometer thực hiện cho kênh truyền hình quốc gia Đức, cho biết có tới 62% số người được hỏi ủng hộ việc đầu tư nhiều hơn cho lực lượng vũ trang.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (thứ 2, trái) trong chuyến thăm các binh sỹ tại căn cứ huấn luyện ở Altengrabow, gần Moeckern, miền đông nước Đức, ngày 26/1/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả cuộc thăm dò, do chương trình Polibarometer thực hiện cho kênh truyền hình quốc gia Đức, cho biết có tới 62% số người được hỏi ủng hộ việc đầu tư nhiều hơn cho lực lượng vũ trang, ngay cả khi chính phủ phải cắt giảm các khoản chi tiêu khác hoặc vay mượn.
Video đang HOT
Cụ thể, cứ 10 người Đức được hỏi, có 6 người cho biết ủng hộ khoản chi tiêu bổ sung cho quốc phòng, ngoài quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro (106,9 tỷ USD) mà chính phủ thông qua hồi năm ngoái để hiện đại hóa quân đội. Tỷ lệ phản đối ý tưởng này là 32% và 6% chưa quyết định.
Tuy nhiên, ngay cả khi chi tiêu quốc phòng tăng lên vào năm 2023, cộng với số tiền của quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro nói trên, Chính phủ Đức ước tính nước này vẫn chưa đạt được mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là chi 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.
Ngân sách mà nước này dành cho quốc phòng chỉ chiếm khoảng 1,5% GDP vào năm 2022 và sẽ tăng lên mức 1,6% trong năm nay.
Đức muốn mua lại xe tăng Leopard 2 của Thụy Sĩ
Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Sáu (3/3) cho biết, Đức đang muốn mua lại xe tăng Leopard 2 của Thụy Sĩ trong một thỏa thuận về việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Chính phủ Thụy Sĩ cho biết Đức đã đề xuất nước này cho phép tập đoàn Rheinmetall mua lại một số xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 đang niêm cất, với cam kết lấp đầy khoảng trống trong kho vũ khí của các thành viên Liên minh châu Âu và NATO.
Xe tăng Leopard II. Ảnh: Reuters
Các nước viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine bao gồm Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Thụy Điển. Do đó, kho vũ khí của các nước này đang bị trống một phần.
Ngày 23/2, truyền thông đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã gửi thư đến Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Viola Amherd về đề xuất phương án chuyển giao xe tăng Leopard 2.
Trong bức thư, Chính phủ Đức cho biết họ sẽ rất biết ơn nếu Thụy Sĩ chấp thuận việc Rheinmetall mua lại xe tăng Leopard 2 đang bị niêm cất, nếu chưa có ý định đưa chúng vào hoạt động trở lại.
"Chúng tôi sẽ không đưa những chiếc xe tăng này đến Ukraine và đảm bảo rằng chúng sẽ ở lại Đức hoặc được đưa đến các đối tác ở NATO và EU để nâng cấp và lấp đầy khoảng trống trong kho vũ khí", bức thư viết.
Bức thư không nêu chi tiết Đức muốn mua lại bao nhiêu xe tăng. Theo luật trung lập và lệnh cấm vận vũ khí riêng biệt, Thụy Sĩ hiện đang bị cấm gửi vũ khí trực tiếp đến Ukraine.
Ở thời điểm hiện tại, quân đội Thụy Sĩ sở hữu 134 xe tăng Leopard 2 đang hoạt động, ngoài ra có 96 chiếc khác đang được niêm cất. Chính phủ Thụy Sĩ cho biết họ có thể phân phối cho Đức một số lượng xe tăng hạn chế, nhưng không nói số lượng cụ thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức: Lực lượng vũ trang không thể bảo vệ đất nước Theo ông Boris Pistorius, Lực lượng Vũ trang Đức đã bị bỏ bê trong nhiều thập kỷ và không thể bảo vệ đất nước. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu tại Berlin ngày 19/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc gặp với các thành viên của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) hôm 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông...