Chính phủ đồng ý nâng cấp sân bay quốc tế Cam Ranh
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về chủ trương đầu tư đường băng và nhà ga sân bay quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chỉ đạo đầu tư xây dựng nhà ga hàng không, tỉnh Khánh Hòa đầu tư xây dựng đường băng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tính toán, đề xuất phương án cải tạo, nâng cấp đường băng cũ hoặc xây dựng đường băng mới (đường băng số 2) báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Một chuyến bay cập cảng hàng không Cam Ranh
Theo quy hoạch, sân bay quốc tế Cam Ranh có tổng diện tích đất là 657,92ha, sử dụng cho dân sự (627,92ha) và quân sự. Dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng thêm đường băng số 2, đến năm 2030 cải tạo và nâng cấp lại đường băng số 1 hiện có.
Khu nhà ga hành khách đến năm 2015 được sử dụng với công suất 1,5 triệu khách/năm; đến năm 2030 sẽ mở rộng thêm để đủ năng lực thông qua 8 triệu lượt khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm…
Theo Dantri
"Khám" tổng quát cảng biển, thủy điện
Hôm qua, 9-4, phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chính thức khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã thảo luận về dự kiến chương trình giám sát năm 2014 của Quốc hội và UBTVQH.
Một số dự án thủy điện đã bộc lộ những mặt khiếm khuyết gây bức xúc dư luận
Theo tờ trình do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tại phiên họp, trong năm 2014, Quốc hội sẽ giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp UBTVQH giám sát 2 chuyên đề tại 2 phiên họp. Hội đồng Dân tộc giám sát 2-3 chuyên đề, mỗi Ủy ban giám sát 1-2 chuyên đề, báo cáo kết quả giám sát với UBTVQH và Quốc hội.
Về hoạt động giám sát của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đề nghị trình Quốc hội lựa chọn trong số các chuyên đề: công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống sân bay, cảng biển tại các địa phương việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư, xây dựng các công trình thủy điện (kỳ họp thứ 7). Tại kỳ họp thứ 8, có hai chuyên đề được đề nghị: hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư và việc thực hiện chính sách pháp luật về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Theo Văn phòng Quốc hội, hiện cả nước có 39 cảng biển, trong đó có 30 cảng đang hoạt động (gồm 166 bến cảng, 350 cầu cảng...), có 22 cảng hàng không đang hoạt động hàng không dân dụng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, đầu tư hệ thống sân bay, cảng biển tại các địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập. Công tác quản lý quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển quốc gia chưa tốt, còn hiện tượng "mạnh ai nấy làm", hệ thống cảng biển bị chia cắt, manh mún, dự báo mức tăng trưởng hàng hoá thiếu chính xác. Hệ thống sân bay được đầu tư còn dàn trải, có dự án xây dựng sân bay không xuất phát từ thế mạnh thực sự của địa phương chưa dự báo chính xác nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, dẫn đến sử dụng không hết công suất, chi phí quá cao, hiệu quả kinh tế thấp...
Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư, xây dựng các công trình thuỷ điện thời gian qua cho thấy, một số dự án thủy điện đã bộc lộ những mặt khiếm khuyết, bất cập như phát triển thiếu quy hoạch, hoặc quy hoạch chưa hợp lý, chất lượng một số công trình không đảm bảo cơ chế vận hành công trình còn nhiều vấn đề đã gây nên những bức xúc, lo ngại trong nhân dân và tác động không tốt đến môi trường. Việc phân cấp phê duyệt các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ cho cấp tỉnh, thậm chí cấp huyện dẫn đến tình trạng quy hoạch không được chú trọng, mang tính đối phó hoặc xây dựng chỉ mang lại lợi ích riêng cho ngành, doanh nghiệp, địa phương. Công tác di dân tái định cư chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập, phương án bảo vệ đập còn nhiều bất cập nên đã gây ra tình trạng ngập lụt tại một số địa phương trong mùa mưa, bão, gây thiệt hại cho người dân...
Về chương trình hoạt động giám sát của UBTVQH, các nội dung được đề nghị bao gồm việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thực hiện đúng kế hoạch được phê duyệt việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2006-2013.
Đa số thành viên Ủy ban đồng ý với số lượng chuyên đề giám sát như Tờ trình, song cũng gợi ý thêm nhiều chuyên đề mới. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị chọn chuyên đề "quy hoạch phát triển năng lượng gắn với mục tiêu phát triển bền vững". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: "Giám sát ở Quốc hội thì nên chọn những vấn đề có tầm vĩ mô và phải có sự xâu chuỗi với hoạt động giám sát ở UBTVQH, các ủy ban và Hội đồng Dân tộc". Năm 2014, đề nghị chọn 2 chủ đề lớn để Quốc hội giám sát tối cao. Đó là tái cơ cấu kinh tế (trong đó bao gồm cả phát triển năng lượng theo hướng bền vững hay giữ quy hoạch 3,8 triệu ha đất lúa) và giảm nghèo bền vững.
Theo ANTD
Học tại trường tiền tỷ, học sinh nơm nớp lo... sập Nhiều học sinh ngồi học trên lớp mà luôn nơm nớp lo sợ trường bị sập, cửa đổ, vôi vữa rơi trúng đầu... Đó là tình cảnh hiện nay ở Trường THPT Tống Duy Tân (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), nơi được đầu tư xây dựng hai khối nhà với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Trường THPT Tống Duy Tân (xã...