Chính phủ đồng ý đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V
Ngày 12-7, Chính phủ đã có nghị quyết đồng ý về việc giới thiệu Tập đoàn T&T đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V của Liên bang Nga.
Tiêm chủng vắc xin tại Quân y viện 175 – Ảnh: BÁ ĐOÀN
Nghị quyết của Chính phủ ngày 12-7 nêu rõ đồng ý theo đề xuất của Bộ Y tế, có văn bản giới thiệu Tập đoàn T&T với Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) để đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V của Liên bang Nga bằng nguồn kinh phí hợp pháp do Tập đoàn T&T huy động (không sử dụng kinh phí nguồn ngân sách nhà nước và Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 Việt Nam).
Theo đó, Chính phủ yêu cầu trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất vắc xin (vaccine), ký thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm sử dụng vắc xin Sputnik V với nội dung tương tự như nội dung thỏa thuận mà Bộ Y tế đã ký trong các trường hợp mua vắc xin BNT162 của Pfizer và vắc xin AZD1222 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC).
Chính phủ cũng khẳng định 40 triệu liều vắc xin này sẽ được tổ chức tiêm miễn phí toàn bộ theo quy định.
Ngày 23-3-2021, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 đối với vắc xin Sputnik V của Nga. Đây là vắc xin ngừa COVID-19 thứ 2 được Việt Nam phê duyệt đến thời điểm đó.
Sputnik V là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được một cơ quan chức năng phê duyệt sử dụng. Từ ngày 11-8-2020, Bộ Y tế Nga đã cho triển khai tiêm quy mô toàn quốc vắc xin Sputnik V khi vắc xin này chưa thực hiện xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Video đang HOT
Thành lập các đội cấp cứu lưu động sự cố sau tiêm phòng
Bộ Y tế quyết định thiết lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 toàn quốc.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng vừa có văn bản yêu cầu sở y tế các tỉnh thành, bệnh viện, các cơ sở tiêm chủng rà soát, hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có kế hoạch đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin.
Theo đó, ngoài việc cấp cứu tại chỗ, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thành, bệnh viện thành lập các đội cấp cứu lưu động chịu trách nhiệm hỗ trợ các điểm, cụm tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.
“Các đội cấp cứu lưu động chuẩn bị sẵn sàng và hỗ trợ cấp cứu các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại các điểm tiêm chủng, bảo đảm tiếp cận tới điểm tiêm chủng trong thời gian dưới 10 phút, khi được yêu cầu hỗ trợ từ các cơ sở tiêm chủng”, Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ cũng yêu cầu các bệnh viện bố trí thường trực cấp cứu, chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ xử lý các trường hợp có sự cố nặng, nguy kịch sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Đồng thời Bộ Y tế cũng ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình về sàng lọc, phân nhóm đối tượng trước khi tiêm chủng, theo dõi người sau khi được tiêm chủng.
'Hỗ trợ người lao động gặp khó do dịch phải kịp thời, không phát sinh thủ tục'
Việc triển khai hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 phải nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm thủ tục hành chính, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu chỉ đạo.
Quang cảnh buổi họp - Ảnh: BHXH Việt Nam
Ông Trần Đình Liệu phát biểu như trên tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ, và quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 điểm cầu thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên toàn quốc.
Ông Trần Đình Liệu cho biết 4 đợt dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khối du lịch, vận tải, nhà hàng, khách sạn.
Ngày 1-7, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đến ngày 7-7, Thủ tướng Chính phủ có quyết định quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong đó, có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, gồm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Ngành cũng xác nhận trong 6 chính sách hỗ trợ thiết thực khác liên quan đến 2 đối tượng trên.
Để thực hiện tốt nghị quyết và quyết định trên của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ông Liệu cho hay Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết các đơn vị trực thuộc và bảo hiểm xã hội các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện các quy trình sau:
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Xác nhận danh sách người lao động tham gia đào tạo.
3. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
4. Xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; danh sách người lao động ngừng việc; danh sách lao động.
5. Giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo ông Liệu, để thực hiện các quy trình này, các đơn vị có thể nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử, cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc gửi hồ sơ giấy (trường hợp chưa giao dịch điện tử).
"Việc triển khai hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào theo quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và công văn hướng dẫn của ngành. Phải chủ động trong việc xác nhận, tiếp nhận hồ sơ đề nghị, không để tình trạng nhận hồ sơ rồi trả lại đề nghị bổ sung", phó tổng giám đốc Trần Đình Liệu chỉ đạo.
Một công nhân bốc vác dương tính ở Tịnh Biên, liên quan đến ca nhiễm Châu Đốc Ngày 7-7, ông Nguyễn Thành Huân - chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, An Giang - xác nhận 1 công nhân bốc vác ở bãi tập kết hàng hóa Đông Dương tại Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên đã dương tính với COVID-19. Các lực lượng chức năng huyện Tịnh Biên truy vết các trường hợp F1, F2 và phun khử khuẩn...