Chính phủ đồng ý cho Bộ Y tế tăng viện phí
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa đồng ý với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh do Bộ Y tế xây dựng. Theo đó, giá viện phí sẽ được điều chỉnh tăng dần từ năm 2014, sau 2018 sẽ được tính đúng, tính đủ 7 yếu tố.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội giai đoạn trước và dự báo sau thời điểm dự kiến điều chỉnh để tính các phương án, mức, thời điểm điều chỉnh cụ thể cho phù hợp, đánh giá tác động đến kinh tế xã hội, đời sống nhân dân và chỉ số lạm phát. Đồng thời xây dựng định mức nhân lực từng ca phẫu thuật, thủ thuật để làm căn cứ ban hành Thông tư quy định mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật (được cộng vào giá ngày giường bệnh, giá phẫu thuật, thủ thuật).
Dự kiến sau năm 2008 giá viện phí sẽ được tính đầy đủ 7 yếu tố cấu thành. Ảnh: N.P.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chi phí tiền lương trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo từng tuyến (hạng) bệnh viện.
Từ giữa năm ngoái, một loạt các bệnh viện đã rục rịch điều chỉnh giá viện phí. Hiện chỉ còn TP HCM là chưa tăng. Tuy nhiên, đợt này mới tính 3 trên 7 yếu tố: thuốc, dịch truyền, máu, vật tư – điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường – duy tu, bảo dưỡng thiết bị.
Video đang HOT
Theo lộ trình tăng viện phí do Bộ Y tế đặt ra, từ năm 2014 sẽ tính thêm 2 yếu tố nữa là: Chi phí chi trả phụ cấp thường trực được tính vào giá ngày giường điều trị nội trú; Chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá từng phẫu thuật, thủ thuật.
Sang năm 2015, sẽ tính thêm: tiền lương (theo mức 20-50% quỹ tiền lương cơ bản đối với từng tuyến bệnh viện); khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ; chi phí quản lý, vận hành bệnh viện.
Giai đoạn 2016-2017, chi phí tiền lương sẽ được tính theo mức 50-100% quỹ tiền lương cơ bản, cộng thêm khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ và chi phí quản lý, vận hành bệnh viện.
Sau năm 2018 sẽ tính đầy đủ chi phí để thực hiện dịch vụ.
Nam Phương
Theo VNE
Khối doanh nghiệp vẫn tăng lương theo lộ trình
Kiến nghị giãn lộ trình tăng lương của Chính phủ là để áp dụng riêng cho khu vực hành chính sự nghiệp.
Khu vực doanh nghiệp vẫn tăng lương theo lộ trình
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã trao đổi xung quanh vấn đề tăng lương cơ bản bên lề phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 24/10.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đề xuất chưa thực hiện lộ trình tăng lương do ngân sách nhà nước chưa bố trí được, chứ không phải là không tăng lương.
Nếu có điều kiện, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội cho thực hiện ngay.
'Việc thực hiện đúng lộ trình tăng lương cũng rất quan trọng, Chính phủ rất trăn trở, nhưng quả thực cân đối ngân sách năm nay rất khó.
Nguyên nhân chính là từ sản xuất khó khăn, ngay cả sang năm chiều hướng cũng sẽ tiếp tục khó khăn', Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh đề xuất giãn lộ trình tăng lương chỉ đối với khu vực hành chính sự nghiệp, do ngân sách chi trực tiếp.
Việc tăng lương của khu vực doanh nghiệp vẫn thực hiện theo lộ trình.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ - TB - XH cho biết, một số doanh nghiệp đã đề xuất với Chính phủ lùi thời hạn tăng lương.
Tuy nhiên, Bộ đã thuyết phục, phân tích với doanh nghiệp, đồng thời căn cứ trên bình diện chung, để đảm bảo đời sống cho người lao động, vẫn đề xuất giữ nguyên lộ trình tăng lương.
Theo đó, Chính phủ sẽ công bố điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong các loại hình doanh nghiệp và thực hiện từ ngày 1/1/2013.
Theo Tinngan
Khai tử phải có lộ trình Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng phải cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng. Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc...