Chính phủ đóng cửa, người Mỹ dở khóc dở cười
Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động dẫn tới những chuyện dở khóc dở cười như công dân Mỹ làm việc ở biên giới ở Canada không thể về nước, hay các vận động viên điền kinh đã ăn tập cả năm trời cuối cùng không thể thi đấu.
Một nghĩa trang của binh sĩ Mỹ ở Paris, Pháp, bị đóng cửa trong những ngày gần đây. Ảnh: BBC
Đóng cửa nghĩa trang bên kia bán cầu
Khoảng 125.000 binh sĩ Mỹ, phần lớn thiệt mạng trong hai cuộc Thế chiến, hiện được chôn cất ở 24 nghĩa trang trên toàn thế giới, và 20 trong số đó tọa lạc ở châu Âu. Việc chính phủ ngừng hoạt động đã buộc các binh sĩ này, vốn đang yên nghỉ ở những nơi cách quê nhà hàng chục nghìn kilômét, cũng tạm thời không có được sự thăm viếng của người thân.
“Tôi nghĩ cái cách họ đóng cửa chính phủ, đóng luôn cả các nghĩa trang, nơi chôn cất các cựu chiến binh của chúng ta ở nước ngoài, là một nỗi hổ thẹn to lớn”, Perry Jeffries, một cựu chiến binh từng hoạt động ở chiến trường vùng Vịnh, nói.
“Những địa danh ấy gợi lên niềm tự hào. Rất nhiều người tới các nghĩa trang ấy chỉ để tìm kiếm cơ hội được bày tỏ lòng kính trọng với đồng đội, bạn bè hay thân nhân của họ”, Jeffries nói.
Công dân hết đường về nước
Video đang HOT
Lãnh thổ hai nước Canada và Mỹ được ngăn cách bằng một đường biên giới dài gần 9.000 km, với hơn 8.000 cột mốc cắt ngang. Việc bảo trì và dọn dẹp các cột mốc này từ trước tới nay vẫn là nhiệm vụ của 8 nhân viên địa phương, nhưng sau khi chính phủ Mỹ ngừng hoạt động hôm 1/10, chỉ 7 người trong số họ là được phép về nhà.
Một trong những người bị kẹt lại ở bên kia biên giới là ông Kule Hipsley, đến từ bang Montana. Hipsley cho biết ông vẫn ổn và mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát.
Cũng theo Hipsley, các cột mốc ngăn cách hai quốc gia Mỹ và Canada vẫn sẽ được chăm sóc, nhờ sự giúp đỡ của các nhà thầu tư nhân. Nhưng việc này chỉ được tiếp tục tới khi nào văn phòng đảm nhiệm việc bảo trì biên giới còn đủ tiền để thuê nhân viên.
Iran đắc lợi
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, việc đóng cửa chính phủ đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng áp đặt một lệnh trừng phạt lên Iran.
“Xin lưu ý rằng, khả năng thắt chặt các lệnh trừng phạt và chặn đứng việc trốn tránh trách nhiệm lên Iran của chúng tôi đã bị cản trở nghiêm trọng trước lệnh đóng cửa chính phủ”, bà phát biểu trước phiên họp của Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện hôm thứ năm tuần trước.
Tuyên bố này của bà Sherman được đưa ra sau khi cơ quan ngân khố chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động trừng phạt của Mỹ ở nước ngoài bị “cạn kiệt ngân sách”.
Cơn sốt thịt ở Kentucky
Tình trạng này đã xảy ra từ hôm thứ hai tuần trước, một ngày trước khi Quốc hội Mỹ tuyên bố đóng cửa nhà nước, tại căn cứ quân sự Fort Campbell. Các siêu thị quốc doanh ở khu vực này đã bị đẩy vào tình trạng “cháy” thịt trước cơn sốt mua hàng của người dân.
“Việc mua sắm trong ngày của tôi bị gián đoạn bởi đám đông các phụ nữ mang theo những chiếc xe đẩy chất đủ loại thịt”, Amy Bushatz, vợ của một quân nhân, cho biết.
“Tôi đang nghĩ ‘Có chuyện gì vậy nhỉ?’ thì chợt nhớ ra lệnh đóng cửa chính phủ… Vậy ra đây là một cơn sốt thịt”, Bushatz cho hay, nói thêm rằng có một siêu thị tư nhân ở gần căn cứ quân sự, nhưng giá cả ở đó rất cao, đặc biệt là với các loại thịt.
Bảo tàng tư nhân đắt khách
Smithsonian, một trong các bảo tàng quốc gia nổi tiếng nhất ở Washington, đã đóng cửa từ đầu tuần trước. Vì thế các vị khách du lịch đang nghỉ ngơi ở thành phố này, cùng những công chức vừa bị cho nghỉ việc, buộc phải tìm tới các tụ điểm giải trí khác, trong đó có những bảo tàng và triển lãm tư nhân.
Lượng khách tới thăm Bảo tàng Điệp viên Quốc tế ở Washington đã tăng tới 30% so với thường nhật, theo giám đốc truyền thông Jason Werden. “Việc đóng cửa chính phủ hóa ra lại có lợi, du khách tới chỗ chúng tôi tăng rất nhanh.
Ngoài Bảo tàng Điệp viên Quốc tế, rất nhiều địa danh khác, vốn thường ngày ế ẩm, cũng đang trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch, như bảo tàng Newseum, bảo tàng Sưu tập Phillips hay bảo tàng Địa lý Quốc gia.
Theo VNE
CIA kêu gọi nhân viên quay lại làm việc 'không lương'
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đề nghị các nhân viên cơ quan này quay trở lại làm việc và chỉ tập trung vào các "sứ mạng trọng tâm" giữa lúc chính phủ Mỹ đóng cửa, nhưng không thể đảm bảo có khả năng trả lương cho họ.
Giám đốc CIA John Brennan - Ảnh: AFP
CIA không công bố rõ sẽ kêu gọi cụ thể bao nhiêu nhân viên được đề nghị quay lại làm việc, chỉ nhấn mạnh những nhân viên cần thiết cho các sứ mạng thu thập thông tin tình báo nước ngoài, phân tích nguồn tin tình báo, AFP dẫn lời Giám đốc CIA John Brennan trong một thông cáo của CIA ngày 8.10.
Cũng theo thông cáo trên, CIA không thể đảm bảo có khả năng trả lương cho các nhân viên quay lại làm việc trong lúc Chính phủ Mỹ đóng cửa.
Ông Brennan cho biết số lượng ít ỏi nhân viên làm việc cho CIA trong tuần qua sẽ đe dọa sự an toàn và tài sản của người dân Mỹ.
Trong một động thái tương tự CIA, Lầu Năm Góc hồi cuối tuần rồi tuyên bố sẽ kêu gọi quay trở lại làm việc đối với các nhân viên tạm nghỉ do Chính phủ Mỹ đóng cửa nên không có tiền trả lương cho họ.
Đến ngày 8.10, Chính phủ Mỹ đóng cửa được 8 ngày liền, với hậu quả là hàng trăm ngàn nhân viên chính phủ, bao gồm cả nhân viên CIA và Lầu Năm Góc, phải nghỉ phép hoặc ở nhà mà không được trả lương do Quốc hội nước này không thể thông quan dự luật ngân sách cho năm tài chính 2014 bắt đầu từ 1.10.
Theo TNO
Tổng thống Mỹ vắng mặt, Trung Quốc lên ngôi ở APEC Việc tổng thống Mỹ Barack Obama không thể tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) khiến nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy hụt hẫng, trong khi vai trò của Trung Quốc càng trở nên quan trọng. Hội nghị APEC diễn ra mà không có Tổng thống Obama. Ảnh: AFP Chính phủ Mỹ đóng cửa buộc...