Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm
Ngày 24/3, Chính phủ Đoàn kết Dân tộc của Libya đã tổ chức cuộc họp đầu tiên để thảo luận về cuộc chiến chống dịch COVID-19 và cung cấp điện.
Tân Thủ tướng Libya Abdul Hamid Dbeibah chủ trì cuộc họp nội các đầu tiên tại thủ đô Tripoli, Libya ngày 13/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của văn phòng thông tin thuộc chính phủ nêu rõ: “Những thách thức nghiêm trọng nhất của giai đoạn này là virus SARS-CoV-2 và cung cấp các dịch vụ, chủ yếu là điện”. Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibah cũng kêu gọi các bộ trưởng trong chính phủ liên hệ với người dân và trực tiếp giám sát quá trình giải quyết mọi vấn đề.
Nhiệm vụ chính của chính phủ mới là chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Libya vào ngày 24/12, theo thỏa thuận của Diễn đàn Đối thoại chính trị Libya do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng trước, ông Dbeibah đa đươc bâu lam Thu tương lâm thơi Libya tai Diên đan Đôi thoai chinh tri Libya. Đến ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua chính phủ lâm thời với nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới, một bước đi quan trọng hướng tới chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này. Chính phủ lâm thời này sẽ thay thế hai chính quyền cùng tồn tại hiện nay tại Libya, gồm Chinh phu hòa hợp dân tôc (GNA) được LHQ công nhận và chính quyền ở miền Đông được lưc lương tư xưng Quân đôi Quôc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/3, Tổng Thư ký (TTK) LHQ Antonio Guterres tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng các lực lượng nước ngoài vẫn hoạt động tại Libya.
Trong một báo cáo gửi cho Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, TTK Guterres đã nhắc lại lời kêu gọi các bên tham gia xung đột ở Libya, các nước trong khu vực và trên thế giới tôn trọng các điều khoản của thoả thuận ngừng bắn để đảm bảo việc thực thi một cách đầy đủ và khẩn trương thoả thuận này. Theo ông, một trong những nội dung chủ chốt của thỏa thuận trên là tôn trọng và tuân thủ hoàn toàn, vô điều kiện đối với lệnh cấm vận vũ khí của LHQ.
Trong khi đó, theo đặc phái viên của LHQ tai Libya Jan Kubis, việc rút các lực lượng nước ngoài sẽ là bước tiến đáng kể trong tái thiết lập sự thống nhất và chủ quyền của Libya, khắc phục những tổn hại nghiêm trọng sau nhiều năm xảy ra nội chiến và có sự can thiệp của nước ngoài.
Xả súng ám sát Bộ trưởng Nội vụ Libya
Bộ trưởng Nội vụ Libya bị các tay súng liên tiếp xả đạn khi xe chở ông đang di chuyển trên đường cao tốc gần thủ đô Tripoli, nhưng may thoát nạn.
"Đoàn xe của ông bị bắn từ một xe bọc thép khi đang trên đường cao tốc", một quan chức thân cận với Bộ trưởng Nội vụ Libya Fathi Bashagha hôm nay cho biết.
Những kẻ tấn công đã xả súng liên tục vào đoàn xe ở tây thủ đô Tripoli, sau khi ông Bashagha tới thăm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và trụ sở lực lượng thực thi pháp luật của bộ.
"Hai trong số những kẻ tấn công đã bị bắt, tên thứ ba đang ở trong bệnh viện", người này nói thêm, cho hay ông Bashagha không bị thương và vẫn khỏe mạnh.
Bộ trưởng Nội vụ Libya Bashagha trả lời phỏng vấn ở Tunisa hồi tháng 3/2020. Ảnh: Reuters
Bashagha là chính trị gia đầy quyền lực trên chính trường Libya. Người đàn ông 58 tuổi này làm bộ trưởng nội vụ trong chính quyền được Liên Hợp Quốc công nhận tử năm 2018 và khẳng định được uy tín trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Libya lâm vào nội chiến sau khi lãnh đạo Muammar al-Gaddafi bị lật đổ trong phong trào nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn năm 2011. Cuộc chiến đẫm máu hiện nay diễn ra giữa Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận và phe nổi dậy LNA do nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy.
Bashagha từng được coi là người có thể dẫn dắt chính phủ lâm thời mới trong các nỗ lực hòa bình do Liên Hợp Quốc dẫn dắt sau lệnh ngừng bắn tháng 10 năm ngoái. Người chiến thắng cuối cùng là Abdul Hamid Dbeibah, 61 tuổi, kỹ sư kiêm doanh nhân, được chọn làm thủ tướng hồi đầu tháng 1 với lời kêu gọi tái thiết, dân chủ và thống nhất ở Libya.
Mỹ thu hệ thống phòng không Pantsir Nga Mỹ thu hệ thống phòng không Pantsir NgaTổ hợp Pantsir-S1 do UAE viện trợ cho phe đối lập Libya bị đối phương thu giữ và chuyển cho Mỹ, theo truyền thông Anh. Tờ Times của Anh hôm 28/1 cho biết một hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 nguyên vẹn do Nga sản xuất đã được quân đội Mỹ đưa khỏi Libya trong...