Chính phủ điện tử: Có quyết tâm sẽ thực hiện được
Ông Lê Bộ Lĩnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, cảm nhận về sự hài lòng của người dân chính là thước đo hiệu quả của Chính phủ điện tử.
Thủ tục liên quan đến thuế vẫn chiếm nhiều thời gian của doanh nghiệp
Công khai, minh bạch nền hành chính
Tại hội thảo “Phát triển Chính phủ điện tử: Tăng cường hợp tác, minh bạch và gắn kết công dân”, ông Phạm Minh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) cho biết, cải cách hành chính và đẩy mạnh ứng dụng CNTT là hai nhiệm vụ song hành. Cải cách hành chính là nền tảng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT và ngược lại, ứng dụng CNTT để cải cách hành chính hướng tới sự minh bạch, công khai.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Mạnh Hà – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: “Không có CNTT thì không thể minh bạch thủ tục hành chính. Ví dụ như nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp thì khó kiểm soát được và không biết cần bao nhiêu thời gian, nhưng nộp qua mạng thì người dân sẽ biết hồ sơ đang được thụ lý, giải quyết đến đâu”.
Sau 3 năm triển khai Chương trình quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước (2011-2015) và Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước (2011-2020), Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng. Theo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG, tất cả các cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều có trang/cổng thông tin điện tử; 90% các đơn vị trực thuộc các bộ, sở, ngành, quận, huyện đã trang bị hộp thư điện tử; 95% các bộ, cơ quan ngang bộ, 98% UBND tỉnh và 54% UBND huyện sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng.
Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Tâm – Tổng giám đốc IDJ ASEAN, cuộc khảo sát mức độ hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 8-2013 cho thấy, 43% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ công liên quan đến thuế rất khó khăn. Ngoài ra, dịch vụ liên quan tới hải quan, đăng ký cấp giấy phép kinh doanh, kho bạc… gây cản trở doanh nghiệp. Trung bình, mỗi doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mất hơn 800 giờ cho các thủ tục thuế trong 1 năm, trong khi con số này ở các nước khác là 267 giờ!
Lãnh đạo UBND TP.HCM thẳng thắn, ở một địa phương luôn dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước như TP.HCM thì cảm nhận của người dân về ứng dụng CNTT vẫn mờ nhạt.
Video đang HOT
Cần lãnh đạo hăng hái
Ông Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam đánh giá, Chính phủ điện tử phải hướng tới 3 lĩnh vực quan trọng gồm: chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử. Trong đó, chính quyền điện tử đang có tiến bộ rõ và nhanh. Nhưng Chính phủ với doanh nghiệp thì chưa thực hiện được nhiều và Chính phủ với công dân còn mờ nhạt. “Không có công dân điện tử thì không có Chính phủ điện tử” – ông Lê Doãn Hợp nói.
Đánh giá cao vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước nhưng ông Lê Mạnh Hà nêu thực tế, còn có sự không thống nhất trong triển khai chương trình này. Ví dụ, tại TP.HCM, trước đây 60% thủ tục đăng ký kinh doanh được cấp qua mạng song sau khi Bộ KH-ĐT có quy định mới thì không có doanh nghiệp nào thực hiện đăng ký qua mạng được. “Quy định mới khiến ứng dụng CNTT thụt lùi đến 10 năm”- ông Lê Mạnh Hà nói.
Theo ông Lê Kim Sơn – Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, sự tương tác giữa công dân và chính quyền khi ứng dụng CNTT là rất lớn. Trước đây, một số cơ quan của Đà Nẵng thực hiện lấy tín nhiệm qua bỏ phiếu trực tiếp thì tín nhiệm rất cao. Nhưng hơn 1 năm qua, công việc này được thực hiện qua mạng, tín nhiệm của cán bộ giảm mạnh. “Đây là sự tín nhiệm thực sự, không có sự vị nể hay sợ mất lòng. Người dân còn đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn với chính quyền qua mạng” – ông Lê Kim Sơn thông tin.
Ông Lê Doãn Hợp cho rằng, cải cách hành chính gắn với Chính phủ điện tử lệ thuộc vào 3 vấn đề lớn: Người đứng đầu có quyết liệt hay không; hạ tầng CNTT có thống nhất không và kỷ luật báo cáo với Chính phủ. Theo lãnh đạo Hiệp hội truyền thông số, ứng dụng CNTT thì số lượng biên chế trong các cơ quan sẽ giảm, dẫn tới thừa nhân sự và để lại các tác động xã hội. Nhưng phải chấp nhận hy sinh yếu tố này để đạt được mục tiêu khác, và cần có chính sách giải quyết vướng mắc đi kèm. Ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh: “Lãnh đạo hăng hái, quyết tâm sẽ xây dựng được Chính phủ điện tử”.
Vân Hằng
Theo ANTD
Đề nghị khởi tố vụ chìm tàu ở Cần Giờ
Theo thợ máy canô H29-BP, đến 19h ngày 2/8, thông tin tai nạn đã được báo về cho giám đốc Công ty Việt Séc.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, canô H29-BP quá nhỏ để chở 30 người. Ảnh: T.KHÁNH
Sáng 6/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà đã ký văn bản khẩn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và Bộ GTVT về việc xử lý vụ chìm canô H29-BP tại vùng biển Cần Giờ, TP.HCM. Do tính chất nghiêm trọng của sự vụ (gây thiệt hại lớn về tài sản và con người), UBND TP đề nghị Bộ Công an xem xét khởi tố vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chiều cùng ngày, tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM đã làm việc với anh Nguyễn Văn Dương, thợ máy của canô H29-BP bị chìm. Dự kiến trong ngày 7/8, cơ quan chức năng sẽ làm việc với hai thuyền trưởng canô cùng tham gia trong chuyến hành trình chở công nhân Công ty PV PIPE từ Tiền Giang về Vũng Tàu.
Trả lời cơ quan chức năng, anh Dương cho biết không nhớ chính xác thời gian tàu gặp nạn vì không có đồng hồ theo dõi. Tuy nhiên, đến 19h ngày 2/8, thông tin về tai nạn đã được báo về cho ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt Séc.
Theo một nguồn tin của PV, trong bản tường trình với cơ quan chức năng, ông Đảo trình bày: Cuối tháng 7/2013, ông Đinh Văn Quyết, Giám đốc Công ty Vũng Tàu Marina, trực tiếp liên hệ với anh Tạ Thanh Sơn, cấp dưới của ông Đảo để mượn tàu đi đón bạn bè từ Tiền Giang về Vũng Tàu ăn cưới. Anh Sơn đã đồng ý cho mượn hai canô KH 0606 và H790-BP. Nhưng sau đó, không hiểu sao vào chiều 2-8, ông Phạm Duy Phúc (thuyền trưởng canô H29-BP, đã tử nạn) lại lấy hai chiếc H29-BP và H790-BP. Khi nhận tàu, ông Phúc nhờ hai nhân viên của Công ty Việt Séc là Lục Văn Bảo (lái tàu H790-BP) và anh Nguyễn Văn Dương đi cùng.
Cũng trong chiều 2/8, ông Đảo và anh Hiếu (chưa rõ họ) chạy chiếc canô H790-HQ mới đóng xuống Tiền Giang để thử máy. Khi tàu chuẩn bị chạy thì gặp ông Hà Ngọc Phước, Giám đốc Nhà máy sản xuất ống thép dầu khí - PV PIPE, đến chơi nên ông Đảo đã rủ ông Phước cùng đi chung xuống Tiền Giang. Khi đến Tiền Giang, thấy công nhân của ông Phước đang chờ tàu đi về Vũng Tàu nên ông Đảo cho đi nhờ về luôn.
Khoảng 17h30 ngày 2/8, tàu H29-BP rời bến trước còn tàu H790-HQ của ông Đảo đi cuối cùng, sau đó còn ghé cảng cá tiếp nhiên liệu. Trên đường đi, ông Đảo yêu cầu gọi về cho anh Sơn nói thời tiết rất xấu, cần chuẩn bị phương tiện sẵn sàng ứng cứu nếu có sự cố. Ông Đảo cũng gọi điện cho Thượng tá Nguyễn Nhuận Quỳnh, Chỉ huy trưởng Cửa khẩu Biên phòng Cảng Bà Rịa-Vũng Tàu xin tàu ra tiếp ứng. Khoảng 19h30, tàu biên phòng rời bến đi cứu hộ tàu H29-BP. Trên tàu cứu hộ của biên phòng cảng lúc này có anh Tạ Thanh Sơn đi theo.
Đến hơn 20h20 cùng ngày, ông Đảo mới nhận được tin chính thức từ ông Phước cho hay tàu H29-BP bị nạn, xin liên hệ với Thượng tá Quỳnh để cứu nạn khẩn cấp. Đồng thời vụ việc cũng được báo cho cảng vụ, Trung tâm 3 để cứu nạn. Trên đường đi, canô của ông Đảo cũng đã tìm kiếm canô bị nạn nhưng do thời tiết quá xấu nên không thể nhìn thấy. Canô của ông Đảo cập bến lúc 22h30 cùng ngày.
Chiều 6/8, phóng viên đã tới Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Bà Rịa-Vũng Tàu. Lúc này, Thượng tá Nguyễn Nhuận Quỳnh đã đi làm trở lại sau khi nghỉ phép về quê (trong thời gian diễn ra vụ việc). Tuy nhiên, Thượng tá Quỳnh nhất định không trả lời về vụ việc này. Còn theo chính trị viên của biên phòng cửa khẩu cảng, mọi thông tin liên quan đến vụ việc đã được đồn gửi báo cáo cho Bộ đội biên phòng tỉnh.
Tường trình của ông Hà Ngọc Phước
Nhân dịp cuối tuần đi đám cưới anh Trần Thọ Minh (nhân viên tổ hàn) vào ngày 3/8 tại TP Vũng Tàu, Công ty PV PIPE đã hai lần họp với tất cả nhân viên để lên danh sách. Việc đi đám cưới bằng canô có sự đồng ý của tất cả nhân viên.
Qua mối quan hệ quen biết, anh Đinh Văn Quyết (trước công tác tại PV-PIPE, nay là giám đốc Công ty Vũng Tàu Marina) bố trí ba canô để đưa mọi người về khu Đảo Xanh, TP Vũng Tàu chơi, qua ngày hôm sau sẽ đi ăn cưới. Chi phí ăn uống, khách sạn do các nhân viên tự lo. Chiều 2/8, tôi xuống Vũng Tàu bằng ô tô có gặp ông Vũ Văn Đảo và được ông Đảo rủ đi canô xuống Tiền Giang.
Khoảng 17h40, chiếc canô H29-BP xuất bến, chở theo hai vợ chồng chuyên gia người Mỹ, bốn phụ nữ và 22 nam. Hai canô còn lại xuất phát sau và có ghé cảng cá Vàm Láng để tiếp nhiên liệu, bắt đầu đi từ cảng cá Vàm Láng hướng về Vũng Tàu. Đến 20h10, tôi nhận được điện thoại của số máy 0976287282 nhưng không nghe rõ nên có nhắn tin hỏi: "Đã về đến nơi chưa em?" vào lúc 20h11.
Sau đó, tôi liên lạc lại bằng điện thoại thì nhận được tin canô H29-BP bị nạn và đã báo cho anh Quyết, anh Sơn Công ty Vũng Tàu Marina để gọi cứu hộ. Hai người này xác nhận tàu cứu hộ đã rời Vũng Tàu (anh Sơn đi cùng tàu cứu hộ).
Lúc 21h30, tôi nhận được tin nhắn từ số máy trên với nội dung: " Có chiếc canô thấy tụi em mà không ghé". Tôi mới nhắn lại: " Tụi em thổi còi đúng không" và "tàu anh đi đang gặp nguy, tài công nói quay lại là sẽ bị chìm luôn. Anh em đi tàu bị nạn cứ bình tĩnh, tàu cứu hộ đã ra". Số điện thoại trên trả lời là "ok".
Khi nhận được tin nhắn, tôi đã yêu cầu tài công quay tàu lại để cứu người nhưng anh ta không đồng ý vì tàu nhỏ, khách say sóng. Cano của tôi về đến Vũng Tàu lúc hơn 23 giờ.
Theo: Phapluattp.vn
Vụ chìm tàu: Xuất hiện tình tiết mới Sáng 6/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà vừa ký văn bản khẩn đề nghị Bộ Công an xem xét khởi tố vụ chìm tàu khách H29 - BP xảy ra tại cửa biển khu vực Cồn Ngựa, vùng biển xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP.HCM làm 9 người chết, 21 người bị thương xảy ra vào tối 2/8. Đề...