Chính phủ đề nghị Bộ Y tế chuyển vắc xin theo tiến độ cho TP.HCM và 3 tỉnh
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp vừa ký văn bản gửi đến Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ cho TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An để sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, xét kiến nghị của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin ngừa COVID-19, đề xuất phân bổ vắc xin cho TP.HCM, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế phân bổ vắc xin theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Trước đó, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp đã ký văn bản gửi đến Bộ Y tế, UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về việc phân bổ, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Văn bản nêu, để tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất đối với khu vực TP.HCM (bao gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An chủ động phối hợp với Bộ Y tế điều chỉnh quy trình tiêm vắc xin cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời xây dựng kế hoạch tiêm và thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vắc xin theo kế hoạch tiêm. Xây dựng phương án tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại… của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân sau khi người dân được tiêm vắc xin.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ tiêm theo đề nghị của UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng.
Video đang HOT
Chính phủ đề nghị Bộ Y tế phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ cho TP.HCM và 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An – Ảnh: DUYÊN PHAN
Trước đó, ngày 3-8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký công văn khẩn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị cấp vắc xin phòng COVID-19 liên tục cho TP.
Theo đó, qua 16 đợt phân bổ vắc xin ngừa COVID-19 của Bộ Y tế, TP.HCM đã tổ chức tiêm được hơn 1,7 triệu liều (riêng đợt 5 đã triển khai gần 800.000 liều) thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên.
Do tính chất cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và để đảm bảo độ bao phủ vắc xin cho người dân, UBND TP.HCM dự kiến trong tháng 8-2021 tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và tổ chức tiêm hơn 4 triệu liều.
UBND TP đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm, xem xét phân bổ vắc xin liên tục cho TP để thực hiện hiệu quả mục tiêu đến cuối tháng 8 có 70% người dân trên 18 tuổi của TP được tiêm vắc xin.
Ngày 8-8, UBND tỉnh Bình Dương ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long để “cầu cứu”, đề nghị phân bổ vắc xin phòng COVID-19.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, với quy mô dân số 2,6 triệu người, trong thời gian tới (tháng 8 và 9-2021) thì tỉnh phải tiêm vắc xin cho hơn 2 triệu người trên địa bàn nhằm đảm bảo đủ lao động.
Đến ngày 10-8, UBND tỉnh Bình Dương có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc phân bổ vắc xin phòng COVIID-19.
Địa phương này kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét phân bổ thêm 1 triệu liều vắc xin để tỉnh sớm đạt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống người dân trở về trạng thái “bình thường mới”.
Tỉnh Bình Dương cam kết sẽ thực hiện tiêm hết 1 triệu liều vắc xin trong thời gian 10 ngày, bảo đảm an toàn, hiệu quả và theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
Ngày 18-7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã ký văn bản khẩn thiết đề nghị Bộ Y tế bổ sung vắc xin phòng COVID-19 cho địa phương.
Trong 2 đợt gần đây, Đồng Nai được Bộ Y tế phân bổ 226.520 liều vắc xin. Tuy nhiên, số vắc xin này vẫn chưa đủ để tiêm cho các đối tượng ưu tiên và miễn phí theo quy định tại nghị quyết 21 của Chính phủ (Đồng Nai có trên 400.000 người thuộc nhóm đối tượng này).
Trong khi đó, gần 1,2 triệu lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các khu công nghiệp đang bị đe dọa bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng chưa có vắc xin để tiêm phòng.
Hải Dương ghi nhận cả hai biến thể nCoV nguy hiểm
Kết quả giải trình tự gene bệnh nhân Hải Dương ghi nhận 28 ca nhiễm nCoV biến thể Anh, một trường hợp nhiễm biến thể Nam Phi, Bộ trưởng Y tế cho biết hôm nay.
Ông Nguyễn Thanh Long nói rõ chủng nCoV gây bệnh phổ biến tại Hải Dương hiện nay là biến thể từ Anh. Ngoài ra, từ kết quả giải trình tự gene một ca nhiễm biến thể Nam Phi, có thể cho thấy một số trường hợp cũng nhiễm chủng này.
Đây đều là những biến thể nCoV có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với chủng đã biết. Trong đó biến thể từ Nam Phi nguy hiểm hơn biến thể Anh do có khả năng đánh lừa kháng thể.
"Ngành y tế đang tiến hành xét nghiệm gene diện rộng để xem tại sao xuất hiện biến chủng Nam Phi ở thành phố Hải Dương", Bộ trưởng Long nói.
Sau khi phát hiện trường hợp nhiễm biến thể Nam Phi, Bộ Y tế đã chỉ đạo Hải Dương quyết liệt khoanh vùng cách ly, triển khai phòng chống dịch.
Hai biến thể nCoV khiến Covid-19 tại Hải Dương bùng phát mạnh, lan nhanh chóng. 28 ngày qua, Hải Dương ghi nhận 627 ca Covid-19, nhiều nhất cả nước. Dịch lan tại 13 tỉnh thành.
Hiện, tỉnh này ghi nhận 6 ổ dịch gồm Chí Linh, Kinh Môn, TP Hải Dương, Cẩm Giàng, Nam Sách và Kim Thành. Trong đó, ba ổ dịch Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách cơ bản đã được khống chế. Ổ dịch Cẩm Giàng đã có "dấu hiệu tích cực". Ổ dịch TP Hải Dương vẫn cần theo dõi sát. Với huyện Kim Thành, đến nay đã ghi nhận 13 ca nhiễm, xuất phát từ một trường hợp dương tính được phát hiện đầu tiên thông qua rà soát, sàng lọc tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành.
So với đợt dịch bùng phát ở Đà Nẵng năm ngoái, số ca Hải Dương đã vượt xa. Covid-19 Đà Nẵng trong 36 ngày lây nhiễm 389 người. Số ca ghi nhận trung bình 20 ngày đầu tiên của Đà Nẵng là 15 ca một ngày.
Tại Hải Dương, ngày đầu tiên ghi nhận 77 ca, sau đó là 48. Những ngày tiếp theo, số nhiễm ghi nhận hàng ngày vẫn rất cao. Tỉnh này đã trải qua 8 ngày giãn cách xã hội toàn tỉnh, từ ngày 16/2. Gần đây, số ca nhiễm mới có dấu hiệu giảm, hầu hết là F1, được cách ly tập trung từ trước.
"Đến nay Hải Dương đã kiểm soát được dịch trên toàn tỉnh, tốc độ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết hiện khá tốt", ông nhận định.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Long cũng công bố kết quả giải trình tự gene "bệnh nhân 2229" (người Nhật tử vong tại Hà Nội), nhiễm biến thể nCoV nhóm 20C, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Việt Nam ghi nhận 5 biến chủng nCoV kể từ giữa năm ngoái đến nay, xuất phát từ chủng gốc Vũ Hán, gồm Anh, Nam Phi, Rwanda, nhóm 20C và một đột biến thể G (đợt dịch Đà Nẵng tháng 7-8/2020).
Các chuyên gia trên thế giới cảnh báo dù số người mắc Covid-19 đang giảm mạnh nhưng dịch hoàn toàn có thể tái bùng phát vì có nhiều biến chủng xuất hiện.
Nhân viên y tế khử trùng tại Bệnh viện dã chiến số 3, TP Chí Linh, Hải Dương, tháng 1. Ảnh: Long Nguyễn.
BN1536 trong tình trạng rất nặng, tiên lượng khó qua khỏi BN1536 mắc nhiều bệnh lý nền, đang trong tình trạng rất nặng, tiên lượng khó qua khỏi. Báo cáo tại cuoc hop Thuong truc Chinh phu voi Thuong truc Ban Chi đao Quoc gia phong chong dich COVID-19, giáo sư, tiến sĩ Nguyen Thanh Long, Bo truong Bo Y te cho biet, đến sáng 24/2 Viet Nam ghi nhan 2.403 benh nhan, trong...