Chính phủ có 3 tân Phó Thủ tướng
Các nhân sự được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng gồm Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Ngày 26-8, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội tiến hành quy trình kiện toàn một số chức danh, trong đó có việc phê chuẩn bổ nhiệm ba Phó Thủ tướng.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Nhân sự được đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Việc phê chuẩn bổ nhiệm ba Phó Thủ tướng được các đại biểu Quốc hội thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi hoàn thành các bước theo quy định, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: PHẠM THẮNG
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình
Tân Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, 66 tuổi, quê ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Đại học An ninh; Cao cấp lý luận chính trị.
Ông Nguyễn Hòa Bình là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.
Ông Nguyễn Hòa Bình công tác trong ngành Công an tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng vào những năm 1980. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Cục Cảnh sát kinh tế (C15-Bộ Công an) và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại cơ quan này. Tháng 4-2007, ông được phong hàm Thiếu tướng Công an.
Tháng 4-2008, khi đang là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng; Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, ông được điều động, luân chuyển về Quảng Ngãi làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Hơn ba năm sau, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và giữ cương vị này trong hơn một năm.
Đến tháng 7-2011, ông Nguyễn Hòa Bình được Quốc hội bầu làm Viện trưởng VKSND Tối cao và giữ cương vị này trong gần năm năm.
Tháng 4-2016, ông được Quốc hội bầu làm Chánh án TAND Tối cao và giữ cương vị này từ đó đến nay.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc. Ảnh: PHẠM THẮNG
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc
Tân Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, 61 tuổi, quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ kinh tế; cao cấp lý luận chính trị. Ông là Ủy viên Trung ương khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông có 27 năm công tác tại Nghệ An và trải qua nhiều vị trí công tác như Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò; Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND rồi Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An; Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An.
Tháng 4-2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Tổng kiểm toán Nhà nước. Đến tháng 4-2021, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Ảnh: PHẠM THẮNG
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn
Tân Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn 62 tuổi, quê ở TP Hà Nội; trình độ là Thạc sĩ Quan hệ quốc tế. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh (từ 4-2021); Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Ông Bùi Thanh Sơn vào ngành ngoại giao từ 2-1985 và làm chuyên viên Bộ Ngoại giao; chuyên viên Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao vào cuối những năm 1980. Sau đó, ông làm chuyên viên, Trưởng Ban Nghiên cứu Âu-Mỹ, Chánh Văn phòng, Tập sự Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao.
Từ tháng 3-2000 đến tháng 7-2003, ông làm Tham tán Công sứ, Người thứ Hai, Bí thư Chi bộ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Trong năm năm sau đó, ông Bùi Thanh Sơn giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao.
Trước khi làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 11-2009, ông làm trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại.
Ông được phân công làm Thứ trưởng Thường trực từ tháng 7-2016 đến tháng 3-2021.
Tháng 4-2021, ông Bùi Thanh Sơn được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho đến nay.
Như vậy sau khi kiện toàn, lãnh đạo Chính phủ gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính và năm Phó Thủ tướng là các ông: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.
Chất vấn Bộ trưởng Tài chính về quản lý giá, kinh doanh bảo hiểm, casino
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của hai bộ này.
Theo chương trình dự kiến, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18.3 tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ đăng đàn trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại Quốc hội.GIA HÂN
Theo đó, ông Hồ Đức Phớc sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Cùng đó là việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng sẽ trả lời chất vấn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Ngoài ra, còn có các vấn đề về công tác quản lý giá, việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
"Chia lửa" với Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trong nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực tài chính còn có Phó thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng các bộ: KH-ĐT, Công thương, Công an, Quốc phòng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về bảo vệ quyền, lợi ích của ngư dân
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao, bao gồm công tác công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ trả lời các chất vấn thuộc nhóm vấn đề ngoại giao. Đây cũng là lần đầu tiên ông Sơn đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội XV.. Ảnh GIA HÂN
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng sẽ trả lời chất vấn về thực việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo.
Vấn đề chất vấn còn có hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng sẽ trả lời các câu hỏi về công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao, kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
"Chia lửa" với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trong nhóm vấn đề này có Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, NN-PTNT, Công thương, KH-ĐT, Tài chính, VH-TT-DL, LĐ-TB-XH, Nội vụ; Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong 1 ngày, kết nối trực tuyến tới các đoàn đại biểu Quốc hội và sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Bộ Chính trị kỷ luật Phó Thủ tướng Lê Minh Khái Ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, bị Bộ Chính trị kỷ luật do vi phạm nhiều quy định gây hậu quả nghiêm trọng liên quan dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng. Ngày 13/8, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm,...