Chính phủ chưa bàn việc bỏ Tết cổ truyền
Trước đề xuất gộp Tết dương lịch và Tết cổ truyền, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân và Chính phủ không đặt ra vấn đề này.
“Chính phủ chưa nhận được báo cáo của bất cứ cơ quan nào về vấn đề này, đây chỉ là ý kiến cá nhân”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định như vậy khi nhận được câu hỏi của báo chí về đề xuất gộp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán vào chiều 3/2.
Tết cổ truyền được đánh giá là một nét đẹp văn hoá.
Theo ông Dũng, Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hoá và đã được quy định bởi Luật lao động, theo đó người lao động được nghỉ trong dịp này với thời gian cụ thể tuỳ theo từng năm.
“Chính phủ chưa bàn việc gộp Tết. Chúng ta phải giữ những gì là nét đẹp trong truyền thống của dân tộc”, ông Dũng nói và thông tin thêm, các thành viên Chính phủ đã đánh giá Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017 được tổ chức đầm ấm, vui tươi, lành mạnh…
Video đang HOT
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho biết công tác chuẩn bị phục vụ nhân dân đón Tết được chỉ đạo sớm và khá đồng bộ. Chính phủ và các địa phương đã chuyển quà Tết đến hơn 2 triệu người có công với tổng số tiền 431 tỷ đồng; cấp phát trên 14.000 tấn gạo cứu đói cho gần 300.000 hộ; các địa phương đã trích ngân sách hơn 1000 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào nhân dịp Tết.
Nhiều tổ chức, cá nhân đã có những nghĩa cử tốt đẹp giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền ước tính 400 tỷ đồng.
Anh Minh
Theo VNE
Đường hoa Nguyễn Huệ kéo dài thêm một ngày
Bí thư Thành uỷ TP HCM Đinh La Thăng yêu cầu mở cửa đường hoa Nguyễn Huệ thêm một ngày để phục vụ nhu cầu của người dân, du khách.
Đường hoa xuân năm nay kế hoạch diễn ra trong 7 ngày, từ 19h tối 25/1 (28 tháng Chạp) đến 22h ngày 31/1 (mùng 4 Tết). Tuy nhiên, từ nhu cầu của bà con còn nhiều nên Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng vừa chỉ đạo mở cửa đường hoa thêm một ngày để phục vụ người dân và du khách.
Theo Ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ, tối mùng 3 Tết, lãnh đạo thành phố đã khảo sát đường hoa và thấy chất lượng hoa năm nay tốt, hoa còn rất tươi. Lượng người tham quan đông và nhiều người bày tỏ nguyện vọng kéo dài thêm thời gian mở cửa đường hoa. Do vậy, lãnh đạo thành phố quyết định để đường hoa hoạt động thêm một ngày.
Ngay trong sáng 31/1, hàng trăm nhân sự phục vụ đường hoa, từ lực lượng PCCC, an ninh, vệ sinh, chăm sóc... đã chuẩn bị cho kế hoạch làm việc thêm một ngày để đảm bảo đường hoa có thể phục vụ người dân tốt nhất.
Đường hoa Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao. Ảnh: Duy Trần.
Ghi nhận của VnExpress, sáng nay lượng người đổ về tham quan đường hoa vẫn rất đông, dù trời nắng khá gắt.
"Tôi vừa từ Vũng Tàu lên chiều qua, sáng nay tranh thủ cùng chồng con đi tham quan đường hoa vì sợ tối nay đóng cửa không kịp thưởng lãm. Nếu kéo dài thêm một ngày thì nhiều người ở tỉnh lên Sài Gòn sẽ có thêm cơ hội ngắm đường hoa vì họ về quê ăn Tết sớm chưa kịp đi", chị Hạnh (ngụ quận 7) chia sẻ.
Đường hoa Nguyễn Huệ là nét văn hoá của Sài Gòn dịp Tết đến xuân về. Mỗi đợt tổ chức thu hút hàng triệu lượt người dân, du khách tham quan.
Với chủ đề Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng, đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 trải dài từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng với tổng chiều dài khoảng 720 m. Trong đó, đoạn đường từ giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác, Thành phố văn minh - hiện đại - nghĩa tình và Khát vọng ngời sáng.
Đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 là năm thứ 14 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại TP HCM. Công trình do UBND thành phố chỉ đạo với sự chủ trì thực hiện của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cùng sự phối hợp của các sở ban ngành thành phố.
Hữu Công
Theo VNE
Xe nhích từng mét qua cầu Rạch Miễu ngày mùng 2 Tết Lượng khách đi chơi đông sáng mùng 2 Tết khiến cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre bị kẹt nhiều giờ liền. Khoảng 9h ngày 29/1 (mùng 2 Tết Đinh Dậu 2017), lượng khách đi chơi Tết đông, khiến cầu Rạch Miễu (nối tỉnh Tiền Giang - Bến Tre) kẹt xe nghiêm trọng gần 10 km. Các phương tiện...