Chính phủ ‘chốt’ 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 2 ngày nghỉ Quốc khánh 2022
Tối 11-1, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 245 truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh 2022 áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động – Ảnh: NAM TRẦN
Theo đó, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động – thương binh và xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 31-1-2022 đến hết ngày 4-2-2022 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 1-9-2022 đến hết ngày 2-9-2022.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các dịp nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, Tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh thành phải thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 35 ngày 31-12-2021 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Trước đó, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã có đề xuất phương án lịch nghỉ Tết Nguyên đán 5 ngày và 4 ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) của tuần trước và sau Tết. Tổng cộng là 9 ngày nghỉ. Việc bố trí phương án trên nhằm đảm bảo việc hài hòa nghỉ trước và sau Tết.
Để có cơ sở đề xuất trên, Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã xin ý kiến của 16 bộ, cơ quan, tổ chức liên quan.
Cụ thể, nghỉ 5 ngày Tết liên tục từ thứ hai (31-1-2022) đến hết thứ sáu (4-2-2022), tức là ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết mùng 4 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
Lịch nghỉ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2022 – Đồ họa: NGỌC THÀNH
Video đang HOT
Nghỉ Tết, Quốc Khánh năm 2022: Chuyên gia, doanh nghiệp đồng loạt lên tiếng
Xung quanh dự thảo đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Quốc khánh 2022 của Bộ LĐ-TB&XH, các chuyên gia và doanh nghiệp khu vực phía Nam đã có những đánh giá riêng.
Trả lời Phóng viên báo Dân trí , TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: Đề xuất về số lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần của Bộ LĐ-TB&XH là hài hòa và đã tính tới các phương án lợi ích, tác động các bên.
Ông Lợi phân tích, doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi, lao động ở phía Nam mới nghỉ cách ly dài ngày, nếu cho nghỉ dài thêm nữa, ý nghĩa kích cầu sẽ không còn và người lao động cũng không muốn.
Đề xuất lịch nghỉ dịp Tết Nguyên đán và Quốc Khánh năm 2022 gồm 7 ngày nghỉ chính thức theo Luật và 6 ngày nghỉ cuối tuần (Ảnh: Khương Hiền).
Số ngày nghỉ chưa nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc?
Thực tế, các nước khác như Nhật hoặc Hàn Quốc, tổng ngày nghỉ lễ trung bình là 15-16 ngày. Con số này nhiều hơn Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian nghỉ lễ của các nước nói trên được phân bổ đều, trải dài theo giai đoạn, mùa và chu kỳ sản xuất. Chính vì thế không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất.
"Việc quy định nghỉ như nào để họ ổn định công việc và phát triển sản xuất, cho nên cần thiết tiết kiệm thời gian làm việc. Dự thảo phương án nghỉ 5 ngày chính thức và 4 ngày cuối tuần vừa phù hợp với Luật định, đảm bảo ổn định xã hội và thực tiễn đề ra. Không nên kéo dài thêm ra và cũng không rút ngắn đi", ông Lợi nói.
TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Về quy định của pháp luật lao động, ông Lợi phân tích: "Đây là thời gian hoàn toàn phù hợp với luật định, nếu làm được vấn đề này thì không sợ bị vướng mắc các doanh nghiệp về kế hoạch sản xuất và tâm lý người dân".
Ông Lợi nhấn mạnh: "Ở góc độ nghỉ lễ tết đều đặn, điều này có thể giúp tăng việc làm cho những người mất việc. Giảm áp lực công việc đối với những đối tượng làm việc nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Rõ ràng tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội là có, nhưng đều là tích cực"
Đánh giá ở khía cạnh khác, GS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá: Dự thảo đề xuất nghỉ lễ với 7 ngày nghỉ chính thức và 6 ngày cuối tuần là hợp lý.
GS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Đánh giá về Luật định, GS Cường cho rằng: "Những vấn đề thuộc về nguyên tắc, nghỉ lễ theo quy định mà làm, các năm như nào cứ thế áp dụng cho năm 2022. Nếu đột biến lại phải trình Quốc hội, Chính phủ và lại phải có văn bản chỉ đạo nên theo tôi không nên đặt vấn đề tăng lên hoặc giảm đi".
Đối với tác động lan tỏa và hệ quả của việc nghỉ lễ, GS Cường cho rằng, nếu công bố trước để doanh nghiệp chủ động phương án thì các bên sẽ chủ động lên kế hoạch.
"Mặt tích cực của nghỉ lễ tết còn là tạo ra tăng trưởng như đi lại, mua sắm, du lịch...", TS Cường nhấn mạnh.
Trả lời phóng viên báo Dân trí , ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu Công nghiệp TPHCM cho rằng: "Cả năm nghỉ mấy ngày cũng đâu có gì đâu mà nhiều! Nghỉ hợp lý thôi, doanh nghiệp không phàn nàn. Với chúng tôi, cho công nhân nghỉ 10 ngày hay 12 ngày không phải là chuyện quá lớn".
Tuy nhiên, ông Bé lưu ý thời gian nghỉ là cần linh hoạt theo nhóm doanh nghiệp, theo tính chất công việc. "Đối với những doanh nghiệp không thể vắng công nhân do dây truyền, do sản phẩm không ngừng ra lò được, cơ quan Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp được chủ động cho công nhân nghỉ lễ đúng tổng thời gian quy định", ông Bé nói.
Doanh nghiệp không ngại nghỉ nhiều!
Trao đổi nhanh với PV Dân trí , ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM cũng cho rằng: "Tính chất công việc của mỗi doanh nghiệp khác nhau, không thể áp dụng kiểu nghỉ đại trà 100% được. Bởi ví dụ như: Doanh nghiệp sản xuất hóa chất, nhựa mà nghỉ 100% thì hậu quả chưa biết sao".
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM.
Ông Hồng nói: "Nghỉ lễ, tết, nên như bình thường các năm khác, không có vấn đề gì cả. Nếu tự nhiên cắt đi cũng không nên và cũng không cần tăng thêm làm gì. Hơn nữa là cần linh hoạt việc nghỉ lễ tết cho công nhân cùng với nghỉ phép năm tùy theo tình hình của doanh nghiệp, tính chất công việc.
Thời gian qua có ý kiến cho rằng sau nghỉ lễ tết dài ngày, doanh nghiệp tại Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Biên Hòa hay cả ở TPHCM sẽ phải lo đối phó với chuyện thiếu hụt lao động.
Về thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, câu chuyện bỏ việc sau lễ, tết chỉ chủ yếu diễn ra ở một bộ phận lao động phổ thông và mới làm việc hoặc nơi nào chính sách đãi ngộ kém hấp dẫn.
"Đối với lao động chuyên nghiệp, điều này không xảy ra, bởi trên vai họ là cuộc sống, là gia đình, bỏ việc là không có lương, làm đúng, đủ thời gian sẽ được thưởng...", một chuyên gia cho biết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về chuyên gia về đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các ngày lễ trong năm 2022.
Cụ thể Tết Nhâm Dần, người lao động dự kiến được nghỉ 9 ngày, gồm 5 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ cuối tuần. Tổng số ngày nghỉ, theo dự kiến, nhiều hơn 2 ngày so với số ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Kỳ nghỉ dịp Quốc Khánh được đề xuất lựa chọn phương án nghỉ kéo dài 4 ngày, gồm 2 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Cơ quan đề xuất nêu quan điểm, số ngày nghỉ được gom lại trong 1 tuần, tránh nối dài sang ngày làm việc đầu tuần sau đó.
Tổng số ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán và Quốc khánh kéo dài 13 ngày, trong đó 7 ngày nghỉ chính thức theo Luật Lao động và 6 ngày nghỉ cuối tuần.
Bưởi tạo hình, khắc chữ giá cao nhưng vẫn hút hàng Để tăng giá trị kinh tế từ quả bưởi, năm nay, anh Nguyễn Văn Hoàng ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị 350 cặp bưởi tạo hình, khắc chữ như hình thỏi vàng, giọt nước, hồ lô và chữ "tài", "lộc"... Tuy có giá bán khá cao nhưng được khách hàng chọn mua để chưng vào dịp Tết...