Chính phủ cân nhắc trước đề xuất lập Sở giao dịch vàng quốc gia
“Tất cả các ý kiến đề xuất thành lập hay phản đối thành lập sàn vàng đều là những ý kiến để phân tích, cân nhắc hết sức thận trọng trước khi đưa ra các biện pháp quản lý thị trường vàng”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Hiện nay có 2 luồng ý kiến về đề xuất thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam: Những người đồng tình cho rằng việc này giúp huy động nguồn lực vàng trong dân (dự tính khoảng 500 tấn); nhưng ý kiến khác lại đánh giá việc này kém khả thi và rủi ro cao, lo ngại sàn vàng nếu hình thành sẽ chỉ như “cái chợ” mua bán trung gian, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, nguy cơ vàng hóa nền kinh tế.
Chiều ngày 2/6, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau 4 năm Ngân hàng Nhà nước nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ để quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay thị trường vàng đang diễn biến ổn định, biến động của giá vàng không còn tác động lớn đến tỷ giá thị trường ngoại tệ cũng như ổn định thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế, nguồn vốn bằng vàng đang có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Hiện nay, quản lý hoạt động mua, bán vàng miếng đã đi vào nề nếp và cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. Ảnh: Tuấn Minh
Video đang HOT
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu, đánh giá, tổng kết Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có đề xuất giải pháp quản lý thị trường vàng hiệu quả hơn trong thời gian tới, theo hướng tiếp tục duy trì sự ổn định thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế, tạo tiền đề để tiếp tục chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
“Tất cả các ý kiến đề xuất thành lập hay phản đối thành lập sàn vàng đều là những ý kiến để Ngân hàng Nhà nước phân tích, cân nhắc hết sức thận trọng trước khi đưa ra các biện pháp quản lý thị trường vàng theo đúng chủ trương của Chính phủ”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Trước đó, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, ước tính khoảng 500 tấn vàng đang được người dân tích trữ. Hiệp hội đã kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia.
“Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…” – Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN Nguyễn Thành Long cho biết.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, trước mắt để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thông tin Tài chính – Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Chính phủ muốn có 1 triệu doanh nghiệp
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, diễn ra chiều muộn 5/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ dành một buổi để thảo luận dự thảo Nghị quyết về phát triển DN Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của DN để trong tuần tới hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ ban hành. Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng 1 triệu DN.
Khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân cư và DN tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hằng năm có khoảng 30-35% DN có hoạt động đổi mới, sáng tạo.
Một số nguyên tắc quan trọng được đưa ra thảo luận là tất cả các DN không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường... và cơ hội kinh doanh; lấy DN là đối tượng phục vụ; giảm dần tiến tới loại bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu DN.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm, trong phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng kiên quyết không điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2016, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, kiểm soát lạm phát...
Sau khi nghe 28 ý kiến phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng nêu rõ phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ: phải chuyển từ phương thức mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và DN.
H.Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lập hội đồng khoa học quốc gia để tìm nguyên nhân cá chết Tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5 cho biết đã thành lập hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm chủ tịch để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết tại miền...