Chính phủ Brazil đòi Mỹ trả khối ngọc trị giá gần 400 triệu USD
Chính phủ Brazil và một số công dân Mỹ đang tham gia phiên tòa xét xử vụ án kéo dài 6 năm nay về quyền sở hữu khối ngọc nặng 38kg, trị giá gần 400 triệu USD, được khai thác tại quốc gia Nam Mỹ từ năm 2001.
Ảnh chụp khối ngọc trị giá gần 400 triệu USD. (Ảnh: Cdn)
Theo Abc7, các thợ mỏ Brazil đã phát hiện khối ngọc trị giá khoảng 400 triệu USD này tại bang Bahia, miền Đông Brazil vào năm 2001.
Tranh chấp bắt đầu xảy ra vào năm 2009 khi các thợ mỏ cùng công ty bán buôn đá quý và tập đoàn F.M. Holdings Mỹ đều muốn giành quyền sở hữu món tài sản lớn này.
Vào thời điểm đó, chính phủ Brazil lên tiếng đòi quyền sở hữu và yêu cầu ngừng vụ xét xử, đồng thời thương lượng với phía chính phủ Mỹ để có thể đưa khối ngọc bích khổng lồ này về nước.
Video đang HOT
Luật sư John Nadolenco đại diện cho phía Brazil cho hay khối ngọc bích lớn nhất thế giới này “là một kho báu quốc gia, một di sản văn hóa của Brazil. Nó đã bị khai thác trái phép và sau đó tiếp tục bị chuyển lậu đến Mỹ”.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 2001, khối ngọc quý đã phải trải qua một hành trình đầy sóng gió. Đến nay, nó đang được giám hộ tại văn phòng của cảnh sát trưởng Los Angeles trong thời gian diễn ra phiên tòa.
Sau khi tìm thấy khối ngọc, những người thợ mỏ đã mang khối đá quý tới Sao Paulo, Brazil. Sau đó khối ngọc đã qua tay nhiều người và đi qua các vùng California, rồi đến Las Vegas của Mỹ, có lần do đổi chủ cũng có lần do thất lạc trong cơn bão Katrina
Hôm 30/3, Thẩm phán Micheal Johnson của Tòa án tối cao Los Angeles đã từ chối lời đề nghị bác bỏ mọi tuyên bố sở hữu khối ngọc của các cá nhân do chính phủ Brazil đưa ra.
Luật sư Spielberger đại diện cho phía Mỹ cho hay các khách hàng của ông đã phải trả khoảng tiền lên tới 7 con số cho khối ngọc này vào năm 2008, và rằng họ đáng được đền bù cho khoản đầu tư của mình.
Luật sư Spielberger cho rằng: ” Một chính phủ nước ngoài đang cố gắng tước quyền sở hữu khối ngọc mà các thân chủ của tôi đã phải vét cạn túi để trả. Điều đó mâu thuẫn với Hiến pháp… Hiện chính quyền Brazil đang cố gắng để giành lại khối ngọc”.
Được biết hai bên sẽ lại có mặt tại tòa vào hôm 27/4 để tiếp tục xét xử. Dù hiện nay, vụ việc đang được xét xử tại Tòa án tối cao, Brazil cho hay chính phủ của họ đang làm việc với chính quyền liên bang Mỹ để giành lại khối ngọc.
Luật sư Nadolenco cho rằng: “Đây là một vấn đề ngoại giao và cần được giải quyết thông qua ngoại giao và một số kênh khác.
Trong khi đó, Thẩm phán Michael Johnson cho rằng kênh ngoại giao không phải là hướng đi đúng để đạt được mục đích mà nước bạn mong muốn, nhưng đây có thể là một cơ hội giúp cho Brazil đề đạt yêu cầu được trả lại tài sản quý này.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Abc7
Tạm đền bù 300 triệu USD vụ rơi máy bay Germanwings
Đại diện hãng hàng không Lufthansa của Đức ngày 31/3 cho biết các công ty bảo hiểm sẽ tạm đền bù khoảng 300 triệu USD cho vụ rơi máy bay của hãng hàng không Germanwings hồi tuần trước, khiến 150 người thiệt mạng.
Gia đình mỗi nạn nhân sẽ được nhận 50 nghìn USD bồi thường
Tổng số tiền trên gồm các khoản đền bù cho các gia đình nạn nhân và chi phí bảo hiểm cho chiếc máy bay xấu số - có giá trên thị trường khoảng 93,9 triệu USD.
Trước đó, ngày 30/3, Giám đốc điều hành hãng Germanwings thuộc Lufthansa, Oliver Wagner cho biết hãng sẽ bồi thường cho gia đình mỗi nạn nhân 50 nghìn USD. Số tiền này sẽ không bị khấu trừ từ bất kỳ một khoản đền bù nào sau này.
Chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Germanwings đã bị rơi ở dãy núi Alps miền Nam nước Pháp, khi đang chở 144 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn trên hành trình từ thành phố Barcelona của Tây Ban Nha tới thành phố Dusseldorf (Đức) hồi tuần trước. Các nhà điều tra khi phân tích dữ liệu từ chiếc hộp đen thứ nhất ghi âm lời thoại trong buồng lái cho rằng viên cơ phó Andreas Lubitz đã chủ động cho máy bay đâm vào dãy núi Alps nhằm tự sát.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Trung Quốc tranh giành "hoa anh đào" với Nhật Bản Những người trồng hoa TQ tuyên bố biểu tượng "hoa anh đào" của Nhật Bản là thuộc quyền sở hữu của họ, trong khi người Hàn Quốc cũng giành "chủ quyền". Nhóm chuyên gia trồng hoa thuộc Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc đang tranh cãi, cho rằng loài hoa anh đào Nhật Bản được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc....