Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 31/12/2021 về một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu, tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Dịch COVID-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, khó lường, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng nhân dân. Việc bảo đảm các điều kiện để phòng, chống dịch COVID-19, nhất là về thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế là hết sức cần thiết và cấp bách. Thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 là cơ sở tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị người mắc COVID-19 theo một trong các hình thức sau:
Các cơ sở được thành lập để thu dung, điều trị người mắc COVID-19 gồm: Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19; bệnh viện điều trị COVID-19; bệnh viện hồi sức cấp cứu COVID-19; trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19; trạm y tế lưu động; Các khoa, phòng, bộ phận, đơn vị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao nhiệm vụ thu dung, điều trị người mắc COVID-19; Các hình thức tổ chức khác.
Thẩm quyền thành lập, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền thành lập, giao nhiệm vụ thu dung, điều trị COVID-19 phân công một cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm quản lý, điều hành cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (sau đây viết tắt là bệnh viện chủ quản).
Cơ chế, chính sách đối với sản xuất, nhập khẩu, cung ứng thuốc trong tình hình dịch COVID-19:
Đối với các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phục vụ trực tiếp cho phòng, chống dịch COVID-19 mà không cung cấp được bản chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định thì được thay thế bằng một trong các thông tin, tài liệu sau đây: Thông tin công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố; Xác nhận của cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ pháp lý theo đề nghị của Bộ Y tế Việt Nam.
Đồng thời cho phép thay thế Giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất nguyên liệu quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 85 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược bằng Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
Đối với vaccine đã được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc cấp bách, cho phép Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu mà không phải thực hiện thủ tục phê duyệt quy định tại Điểm c Khoản 1 và miễn nộp giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Đối với vaccine do Chính phủ các nước viện trợ cho Việt Nam đã được WHO hoặc các nước thuộc nhóm Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc cấp bách, cho phép Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu mà không phải thực hiện thủ tục quy định tại Điểm c Khoản 1 và miễn nộp giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
Đối với các vaccine do Chính phủ các nước viện trợ và đã được cấp phép nhập khẩu trong trường hợp khẩn cấp hoặc cấp bách, cho phép miễn Hồ sơ tóm tắt sản xuất và kiểm tra chất lượng của lô vaccine, Giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu và nước viện trợ khi đánh giá để cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng.
Việc kê khai, công bố giá đối với vaccine mua bằng nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ vaccine phòng COVID-19 để tiêm miễn phí cho nhân dân được thực hiện như sau: Doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu thực hiện việc kê khai giá theo mức giá ghi trong hợp đồng, thỏa thuận đã ký và không phải kê khai các yếu tố cấu thành giá theo quy định của pháp luật; Bộ Y tế báo cáo Chính phủ thông tin về giá mà doanh nghiệp, đơn vị ký hợp đồng, thoả thuận mua vaccine và không phải thực hiện công bố giá theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Về thủ tục nhập khẩu đối với thuốc điều trị COVID-19, vaccine phòng COVID-19 mua bằng nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ vaccine phòng COVID-19 hoặc được viện trợ, tài trợ: Cho phép đơn vị nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan và đưa hàng về bảo quản tại các kho đạt thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GSP) được Bộ Y tế công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn đối với các lô hàng thuốc điều trị COVID-19 và vaccine phòng COVID-19 trong khi chờ Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu càu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 hoặc cấp Giấy phép nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế hoặc đơn vị nhập khẩu. Cơ quan hải quan chỉ cho phép thông quan lô hàng thuốc điều trị COVID-19, vaccine phòng COVID-19 khi đơn vị nhập khẩu nộp Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế cấp cho lô hàng;
Đơn vị nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19, vaccine phòng COVID-19 có trách nhiệm: Báo cáo Bộ Y tế về việc đã mở tờ khai hải quan trong vòng 2 ngày làm việc kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đồng thời, thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định. Nộp giấy phép nhập khẩu cho cơ quan hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà chưa thể cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan để thực hiện quản lý, giám sát; bảo quản nguyên trạng và chỉ được phép lưu hành sản phẩm sau khi được thông quan và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng vaccine, sinh phẩm theo đúng quy định của pháp luật về dược.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (31/12/2021) đến hết ngày 31/12/2022. Quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 1/1/2021.
Bệnh viện K nói gì về tố cáo 'thờ ơ, vô trách nhiệm' của người bệnh?
Chiều ngày 15/12, Bệnh viện K đã có thông tin gửi báo chí làm rõ những nội dung liên quan đến tố cáo "Bệnh nhân chết não sau phẫu thuật: Sự thờ ơ đến vô trách nhiệm của Bệnh viện K Tân Triều" của gia đình người bệnh.
Phối hợp liên viện cấp cứu, điều trị người bệnh
Theo thông tin của Bệnh viện K, ngày 01/12/2020, Bệnh viện K tiếp nhận người bệnh L.N. B, 41 tuổi, trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội nhập viện với chẩn đoán Polyp đại tràng sigma nghi ung thư hóa, tiền sử tăng huyết áp mới phát hiện kèm rối loạn lipid máu không điều trị.
Sau khi khám, thực hiện chỉ định xét nghiệm và điều trị tăng huyết áp, ngày 07/12/2020, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt đại tràng sigma hình chêm qua phẫu thuật nội soi.
Ca mổ tiến hành từ 09h45, kết thúc lúc 11h10, trong mổ diễn biến thuận lợi. Sau đó người bệnh được theo dõi hậu phẫu và tỉnh, tiếp xúc tốt, đánh giá tri giác tốt, huyết động ổn định vào lúc 11h30 cùng ngày.
Người bệnh được chuyển về tại phòng theo dõi cấp cứu, hậu phẫu của khoa Ngoại bụng 1 vào lúc 12h10.
Đến 15h00 ngày 07/12/2020, người bệnh đột ngột ngừng tim, tím tái, suy hô hấp, ngay lập tức ekip cấp cứu đã tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, đặt ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch.
Một ca phẫu thuật cho người bệnh tại Bệnh viện K Ảnh: minh hoạ
Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn, tim đập trở lại, tần số 120-126 lần/phút, huyết áp 130/80 - 140/85mmHg. Kết quả siêu âm tim, giảm vận động vùng vách rõ; điện tâm đồ, nghi ngờ nhồi máu cơ tim.
Bệnh viện đã hội chẩn GS.TS Nguyễn Quốc Kính, nguyên Giám đốc Trung tâm Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Đức và TS.BS Hoàng Văn, Phó Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, người bệnh được chẩn đoán: Nghi nhồi máu cơ tim sau mổ polyp đại tràng và được chuyển Bệnh viện Tim Hà Nội điều trị lúc 20h20, ngày 07/12/2020.
Từ ngày 08/12-22/12/2020, người bệnh được điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội, qua hội chẩn nghĩ tới sau ngừng tuần hoàn nghi Takotsubo/Hậu phẫu cắt đại tràng sigma. ( Bệnh cơ tim Takotsubo là một mặt bệnh mới, hiếm gặp, thường được chẩn đoán là hội chứng vành cấp trên lâm sàng. Bệnh Takotsubo có đặc điểm và triệu chứng lâm sàng giống với hội chứng vành cấp, thường khởi phát sau những căng thẳng về cảm xúc như buồn phiền, sợ hãi... hoặc thực thể cơn hen, phẫu thuật, đột quỵ...)
Người bệnh được lọc máu, hạ thân nhiệt, hồi sức, vận mạch. Tiếp đó, ngày 22/12/2020, người bệnh được chuyển về Bệnh viện K điều trị, theo dõi tại khoa Hồi sức Cấp cứu; tiếp tục điều trị hồi sức, hội chẩn dinh dưỡng, đông y, vật lý trị liệu điều trị chăm sóc tích cực.
Bệnh viện đã tiếp tục tiến hành hội chẩn liên khoa, liên bệnh viện nhiều lần với các đơn vị như Khoa Ngoại Thần Kinh, khoa Ngoại bụng I, Ngoại tiết niệu, Tai Mũi Họng, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Phục hồi sức năng, Y học cổ truyền tại Bệnh viện K có sự tham gia của các chuyên gia PGS.TS. Nguyễn Văn Hướng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; TS. Võ Hồng Khôi, TS Đỗ Đào Vũ, Bệnh viện 103 và Bệnh viện Bạch Mai.
Hướng điều trị được đưa ra, điều trị nội khoa, vận động thụ động, vỗ rung lồng ngực, dinh dưỡng qua mở thông dạ dày, điện xung, điện châm điều trị liệt tứ chi, xoa bóp chống loét các điểm tì đè.
Trong quá trình điều trị, người bệnh thỉnh thoảng có tăng trương lực cơ tứ chi, teo nhẹ cơ tứ chi, có bội nhiễm phổi nhẹ đã được điều trị ổn định. Bệnh nhân vẫn tự thở qua mở khí quản, huyết động ổn định, tri giác không cải thiện, phản xạ hầu họng, có liệt màn hầu 2 bên.
Điều trị chăm sóc tích cực, dinh dưỡng qua mở thông dạ dày theo chế độ dinh dưỡng của Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, chăm sóc lỗ mở khí quản, vận động theo Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.
Đến ngày 07/05/2021, dù Bệnh viện K thực hiện phong tỏa để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tuy nhiên người bệnh L.N.B vẫn được điều trị, chăm sóc tích cực và hoàn toàn miễn phí tại bệnh viện. Đến ngày 05/06/2021, người bệnh được về chăm sóc tại nhà.
Người bệnh hậu phẫu không được theo dõi?
16h00 ngày 10/12/2021 (Thứ 6), Bệnh viện K nhận được Đơn cầu cứu của ông Lê Ngọc Huề, địa chỉ: Phố An Hoà, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội là anh trai của người bệnh L.N.B.
Ngày 14/12/2021, Bệnh viện K đã liên hệ mời ông Lê Ngọc Huề đến Bệnh viện làm việc để làm rõ các nội dung trong Đơn Cầu cứu nhưng gia đình chưa bố trí được thời gian. 17h00 ngày 14/12/2021, Bệnh viện K tiếp tục nhận được Đơn tố cáo của ông Lê Ngọc Huề.
Cùng với đó, ngày 12/12/2021, ông Lê Ngọc Huề đã đưa thông tin lan truyền trên mạng xã hội Facebook với nội dung "Bệnh nhân chết não sau phẫu thuật: Sự thờ ơ đến vô trách nhiệm của Bệnh viện K Tân Triều".
Bệnh viện K đã tiếp tục liên hệ với ông Lê Ngọc Huề mời đến Bệnh viện làm việc nhưng Ông Lê Ngọc Huề không trả lời. Bệnh viện K thông tin như sau:
Thứ nhất, thông tin bệnh viện không hỗ trợ người bệnh các chi phí khám, chữa bệnh là hoàn toàn không chính xác.
Bệnh viện khẳng định các chi phí điều trị của người bệnh L.N.B tại Bệnh viện K: chi phí phẫu thuật, hậu phẫu hay sau khi quay lại Bệnh viện K điều trị (từ ngày 22/12/2020 đến ngày 05/06/2021) đều do Bệnh viện K hỗ trợ.
COVID-19: Các chuyên gia đầu ngành ung thư kết nối từ xa tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người bệnhĐỌC NGAY
Khoảng 1.500 trẻ em từ 0-14 tuổi tử vong mỗi năm vì ung thưĐỌC NGAY
Cụ thể, chi phí điều trị tại khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức: 38.000.000 đ, chi phí tại khoa Ngoại Bụng 1 khoảng 65.700.000 đ. Ngoài ra, chi phí về hội chẩn, dinh dưỡng, thuốc bổ, xe cấp cứu là xe của Bệnh viện K, TS Trần Đức Thọ, Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức đã trực tiếp đưa người bệnh sang bệnh viện Tim Hà Nội. Những nội dung này khẳng định thông tin trong đơn thư của gia đình là không chính xác.
Thứ hai, về diễn biến của người bệnh L.N.B sau phẫu thuật được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, bệnh viện cũng đã trao đổi, giải thích với gia đình. Trước khi phẫu thuật, người bệnh có chẩn đoán Polyp đại tràng có nguy cơ ung thư hoá, kích thước lớn, kết quả sinh thiết chẩn đoán loạn sản nặng, có nguy cơ ung thư hoá.
Sau khi lãnh đạo khoa hội chẩn quyết định phẫu thuật nội soi cắt Polyp, ekip mổ xác định đây là phẫu thuật cắt một đoạn đại tràng, phục hồi lưu thông tiêu hoá, là một cuộc đại phẫu thuật, việc lơ là trong theo dõi bệnh nhân sau mổ là không có. Sau phẫu thuật người bệnh tỉnh táo, nói chuyện được với gia đình và tiếp tục được theo dõi sát sao.
Thêm nữa, người nhà người bệnh là cháu, lúc đó đang là bác sĩ nội trú theo học tại Bệnh viện K. Ngay sau khi mổ, bác sĩ này cùng các bác sĩ trong khoa Ngoại bụng 1 luôn theo dõi sát tình trạng người bệnh. Nội dung phản ánh là người bệnh không được theo dõi trong vòng 4 tiếng là hoàn toàn không chính xác.
Bệnh viện khẳng định không có chuyện người bệnh hậu phẫu lại không được theo dõi nhất là bệnh nhân sau mổ lại càng phải được theo dõi sát sao hơn. Chính vì theo dõi sát sao nên Bệnh viện đã chủ động phát hiện người bệnh bị ngừng tim và cấp cứu kịp thời (trường hợp phát hiện người bệnh ngừng tim sau 6 phút thì rất khó có thể cấp cứu được).
Thứ ba, sau khi người bệnh về theo dõi tại nhà, bệnh viện liên tục gọi điện, thăm hỏi, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện tiếp tục gửi sữa dinh dưỡng của bệnh viện cung cấp miễn phí do người bệnh ăn qua sonde dạ dày.
Vấn đề người bệnh về ngay tại thời điểm Bệnh viện K vẫn đang thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện vẫn lưu hồ sơ để người bệnh có thể tiếp tục quay trở lại bệnh viện khám và điều trị bất cứ lúc nào. Bệnh viện khẳng định hoàn toàn phối hợp cùng gia đình và đã cung cấp Tóm tắt bệnh án cho gia đình theo đề nghị của gia đình.
Bệnh viện rất chia sẻ với người bệnh và gia đình, tuy nhiên về mặt chuyên môn, bệnh viện khẳng định không có sai sót, lơ là trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh L.N.B.
Bệnh viện đã cố gắng vận động để hỗ trợ gia đình trong suốt quá trình điều trị và chăm sóc.
Bệnh viện K cho biết sẽ tiếp tục trao đổi cùng gia đình người bệnh để chia sẻ, hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc, điều trị người bệnh với những phương án tối ưu nhất.
Doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản làm gì để giữ chân nhân lực? Việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, đang điều trị...