Chính phủ Ai Cập thông qua Dự luật bầu cử Tổng thống
Dự luật gồm 59 điều có quy định ứng viên Tổng thống phải có bằng đại học; nhiều ứng cử viên được phép ứng cử…
Các nguồn tin chính thức của Ai Cập cho biết, ngày 6/3, Chính phủ mới thành lập của nước này đã thông qua dự luật bầu cử Tổng thống mới để trình lên Tổng thống lâm thời Adli Mansour kí và ban hành.
Dự luật bầu cử Tổng thống mới gồm 59 điều, trong đó quy định ứng viên Tổng thống phải có bằng đại học và cho phép nhiều ứng cử viên được tham gia ứng cử.
Video đang HOT
Thống tướng Abdu Fatah El Sisi – ứng cử viên Tổng thống Ai Cập. (Ảnh: AFP)
Dự kiến, trong tuần tới, Tổng thống lâm thời Ai Cập Adli Mansour – người đang tạm thời nắm quyền lập pháp tại Ai Cập, sẽ kí phê chuẩn và ban hành dự luật, mở đường cho cuộc bầu cử Tổng thống Ai Cập đầu tiên kể từ khi Chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi và Tổ chức Anh em Hồi giáo bị lật đổ hồi đầu tháng 7 năm ngoái.
Thống tướng Abdu Fatah El Sisi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập và hiện đang giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, được cho là sẽ tham gia và chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Theo VOV
Mỹ chưa muốn đẩy nhanh cải cách NSA
Tiến trình cải cách hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đang bị chững lại tại Quốc hội khi cả hai Ủy ban Tư pháp Thượng viện và Hạ viện nước này chưa muốn đưa hai dự luật nhằm tăng cường giám sát các chương trình do thám của NSA ra thảo luận để thông qua.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông tin của tờ "The Hill" của Quốc hội Mỹ ngày 16/2 xác nhận dự luật của Hạ viện Mỹ nhằm ngăn chặn việc NSA thu thập số lượng lớn các cuộc thoại của người dân Mỹ được 130 Hạ nghị sỹ đồng bảo trợ, trong khi một dự luật tương tự tại Thượng viện nhận được chữ ký ủng hộ của 20 Thượng nghị sỹ.
Cả hai dự luật này hiện đang bị kẹt tại hai Ủy ban Tư pháp tương ứng của Quốc hội Mỹ kể từ tháng 10/2013 và chưa có bất kỳ kế hoạch nào nhằm thúc đẩy chúng sớm được thông qua. Tại Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, Hạ nghị sỹ Bob Goodlatte nhiều khả năng đang chờ chính quyền Obama có quan điểm chính thức về Đạo luật Tự do Mỹ trước khi quyết định đưa dự luật này vào nghị trình thảo luận.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu tại Bộ Tư pháp về an ninh quốc gia ở thủ đô Washington D.C. ngày 17/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy muốn chứng kiến các đề xuất cụ thể mà Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và lãnh đạo các cơ quan tình báo phải đưa ra theo yêu cầu của Tổng thống Barack Obama vào hạn chót là ngày 28/3 tới.
Trước đó, ngày 17/1, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu về những đề xuất cải tổ và thay đổi các chương trình do thám của NSA. Trong bài phát biểu dài 43 phút tại Bộ Tư pháp Mỹ, Tổng thống Obama thông báo một loạt những thay đổi, bao gồm chấm dứt gần hết hoạt động theo dõi các nước đồng minh hoặc có quan hệ mật thiết với Mỹ và tiến hành giám sát tư pháp việc Chính phủ thu thập thông tin hàng triệu cuộc gọi điện thoại của người dân Mỹ.
Vấn đề gây tranh cãi nhất là trong các đề xuất được nêu ra vẫn chưa xác định Chính phủ hay một cơ quan nào sẽ lưu giữ bản ghi cuộc gọi được thu thập theo yêu cầu của các cơ quan tình báo Mỹ, mặc dù hồi giữa tháng 12/2013, Nhà Trắng từng đưa ra đề xuất để nhà cung cấp dịch vụ hoặc một bên thứ ba lưu giữ các dữ liệu này. Tổng thống Obama đã yêu cầu Bộ Tư pháp và cộng đồng tình báo Mỹ phải "xử lý" việc này trước ngày 28/3 tới.
Theo Báo Tin Tức
Bỉ thông qua luật "cái chết nhân đạo" cho trẻ em Quốc hội Bỉ ngày 13/2 đã thông qua đạo luật cho phép các bác sỹ thực hiện "cái chết nhân đạo" cho các bệnh nhân nhi mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối, bất kể lứa tuổi. Kết quả bỏ phiếu của quốc hội Bỉ về đạo luật Sau những tranh cãi nảy lửa, quốc hội Bỉ đã thông qua đạo luật trên...