Chính nghĩa thuộc về Việt Nam
Theo TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ quốc tế, chúng ta phải kiên trì đường lối hòa bình
Phóng viên: Thưa ông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông bằng lập luận địa điểm hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần Hoàng Sa hơn gần Việt Nam. Điều này cho thấy sự vô lý của họ?
- TS Nguyễn Ngọc Trường:
Mục đích chính trong các mục đích của việc hạ đặt giàn khoan nói trên là hợp thức hóa việc chiếm đóng Hoàng Sa của Việt Nam, cũng như khẳng định sự tồn tại của đường lưỡi bò 9 đoạn hiện đang bị Philippines kiện lên Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Lập luận chính của Bắc Kinh là điểm hạ đặt giàn khoan gần Hoàng Sa hơn gần Việt Nam nhưng lập luận ấy yếu lắm! Thử hỏi tất cả những đòi hỏi biển của Trung Quốc trong đường 9 đoạn đều vươn xa hơn 1.000 hải lý so với bờ biển của tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam tới tận đảo Borneo và bao gồm hầu hết vùng biển của Việt Nam rồi Philippines thì Trung Quốc nói sao? Đòi hỏi này bao gồm hơn 90% biển Đông, mặc dù Trung Quốc, nếu gồm cả Đài Loan, cũng chỉ chiếm 20% chiều dài của toàn bộ đường bờ biển của biển Đông.
Tàu 46001 của Trung Quốc hung hãn đâm vào thân tàu CSB 4032 của Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp gần giàn khoan trái phép Hải Dương 981, làm gần 20 m lan can tàu 4032 bị hư hỏng Ảnh: HOÀNG DŨNG
Video đang HOT
Trường hợp Philippines, bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon (của Philippines) 200 km, trong khi cách Trung Quốc 650 km thì nói sao? Bãi Vành Khăn cách đảo Palawan (của Philippines) 110 km, trong khi cách Trung Quốc 1.500 km thì nói sao?
Trung Quốc nói tháng 8-2014 sẽ rút giàn khoan trong khi chủ đích cắm giàn khoan đó không chỉ vì thương mại. Điều họ nói có đáng tin cậy?
- Dư luận thế giới phê phán việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế đưa giàn khoan vào hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Hôm nay làm ở Việt Nam, ngày mai có thể là những nước khác. Họ nói là tháng 8-2014 sẽ rút, vì tháng 8 là mùa bão biển Đông. Cứ cho là giàn khoan Hải Dương 981 chịu được bão cấp 12 nhưng các tàu thuyền hộ vệ thì không thể chịu nổi. Còn việc rút thật hay rút giả, dư luận thế giới nay đã đi đến kết luận rằng hãy xem điều Trung Quốc làm, đừng nghe điều Trung Quốc nói!
Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan thì điều gì sẽ xảy ra? Việt Nam chúng ta sẽ phải làm những gì?
- Nếu Việt Nam ngừng phản kháng ngoài biển và trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, luật pháp quốc tế và dư luận thì coi như Trung Quốc đạt được mục tiêu, nghiễm nhiên tuyên bố: “Hoàng Sa là của chúng tôi, đường lưỡi bò là của chúng tôi, chúng tôi muốn làm gì trong phạm vi 90% biển Đông đó thì chúng tôi làm”.
Bây giờ phải có liệu pháp mạnh. Một trong số các liệu pháp đó là phải sớm kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế thích hợp.
Về lịch sử quản lý Hoàng Sa, Trung Quốc có cãi ai thì cãi, không thể cãi Việt Nam vì chủ quyền và chính nghĩa của chúng ta đã quá rõ ràng.
Các nước ủng hộ chúng ta
Quan hệ quốc tế của Việt Nam với một số nước sau vụ giàn khoan như thế nào?
- Ai cũng ủng hộ Việt Nam và không tán thành hành động Trung Quốc gây hấn với Việt Nam tại biển Đông. Nhưng tùy vị trí địa – chiến lược và lợi ích địa – chính trị của mỗi nước mà cách thể hiện của họ khác nhau.
Đề cập liên tục, thẳng thắn và mạnh mẽ hơn cả là Mỹ và Nhật Bản. Điều này phù hợp với chủ trương tái cân bằng chiến lược của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương và hợp tác an ninh Mỹ – Nhật. Hành động gây hấn của Trung Quốc được xem là thách thức lợi ích của hai nước lớn này và gây bất lợi cho tình hình an ninh, ổn định tại khu vực.
Theo Người Lao Động
Những anh nuôi trên tàu ra Trường Sa
Ở đất liền nghề đầu bếp đã vất vả, nhưng so với những anh nuôi trên các chuyến tàu đi Trường Sa, nỗi vất vả đó càng tăng thêm gấp bội.
Tổ phục vụ đang chuẩn bị bữa trưa cho tàu HQ-996.
Thông thường, mỗi chuyến tàu ra Trường Sa, tổ phục vụ được bố trí khoảng 10 nhân viên chuyên lo việc bếp núc. Chọn được anh nuôi đi theo tàu rất khó. Bởi người nấu ăn ngon thì không hiếm, nhưng tìm được người có sức khỏe, chịu đựng được sóng gió thì chẳng mấy ai. Trừ bếp trưởng là người có kinh nghiệm trong chuyện bếp núc, các anh nuôi còn lại trên tàu HQ-996 đều công tác ở những đơn vị, bộ phận khác nhau trong lực lượng hải quân. Chỉ trước ngày xuất phát các anh mới được tập huấn thêm những kỹ năng cơ bản về công tác nuôi quân trên tàu, sử dụng thành thạo các trang thiết bị, bếp nấu ăn cũng như kỹ thuật chế biến các món ăn phù hợp với người lênh đênh trên biển.
Chuyến đi Trường Sa lần này của tàu HQ-996 có hơn 200 người gồm các đại biểu tham gia đoàn công tác sĩ quan chỉ huy, thủy thủ, người phục vụ. Theo quy định về khẩu phần ăn, các anh nuôi phục vụ 4 bữa ăn trong ngày gồm sáng, trưa, chiều và tối. Để có bữa sáng cho đoàn công tác, anh em trong tổ phục vụ phải dậy từ 4 giờ sáng. Khi mọi người ăn xong và lên thăm đảo, dọn dẹp xong tổ phục vụ lại bắt đầu cho bữa trưa, hết bữa trưa lại lo bữa chiều và kết thúc công việc cho bữa tối vào khoảng 11 giờ đêm. Các bữa ăn luôn được diễn ra đúng thời gian, đúng tiêu chuẩn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo quy định, các món ăn hàng ngày phải có sự thay đổi, phải bảo đảm các món chính như rau, thịt, cá, canh. Trong điều kiện thời tiết, sóng gió bất thường, nhưng các anh nuôi luôn phải nghĩ cách bảo quản thực phẩm dự trữ tươi ngon, bổ dưỡng cho suốt cả hành trình của tàu trên biển.
Tận mắt chứng kiến các anh nuôi quân làm việc mới hiểu được nỗi vất vả của họ trong ngày. Anh nuôi trên tàu đứng nấu ăn trong một gian bếp chật hẹp, hơi nóng từ bếp lửa cộng với nhiệt của khoang máy và hơi khói thức ăn tỏa ra hầm hập, không khí rất ngột ngạt, khó thở. Ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi. Chuyến đi dài ngày nên tất cả thức ăn trên tàu đều được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh. Rau xanh thường ăn được trong 3 ngày đầu, những ngày sau đó ngoài thịt cá chỉ còn có các loại củ quả.
Trong điều kiện bình thường, việc nấu ăn trên tàu đã khó, gặp lúc sóng to gió lớn còn gian nan hơn. Anh nuôi Lê Văn Mạnh, quê ở Hà Tĩnh kể: "Có hôm gặp sóng to, tàu lắc mạnh, nồi cơm liên tục nghiêng từ bên này qua bên kia, chín không đều. Để cơm ngon, mình phải đứng trực và xoay nồi cơm theo chiều sóng xô. Còn nồi canh đang sôi trên bếp, gặp lúc tàu chòng chành có thể đổ ụp vào người bất cứ lúc nào, nếu không cẩn thận cũng rất dễ bị bỏng. Nấu thức ăn trong ngày biển động nếu đổ đầy nồi tàu lắc qua, lắc lại tràn ra hết. Vì thế, một món ăn có khi phải chia ra nấu đến 2-3 lần. Vừa nấu, vừa lấy dây thép buộc nồi vào thành bếp, hoặc một người nấu thì có hai người ngồi giữ nồi...".
Còn theo anh nuôi Hoàng Văn Quang, quê ở Quảng Bình thì không chỉ đứng nấu ăn mới khó khăn mà lúc đi phát cơm cũng vất vả không kém. Nhiều hôm nấu cơm xong, mang thức ăn lên cho khách, gặp cơn sóng đánh tàu lắc lư làm anh ngã dúi dụi, đổ hết cả thức ăn. Chưa hết, có người còn bị mảnh vỡ của chén bát rạch vào tay chảy máu. "Những lần tàu rung lắc thì phải bấm chặt ngón chân xuống sàn tàu, tay bê khay thức ăn, tay còn lại bám vào thành tàu và lần theo từng bước một", Quang cười hồn nhiên chia sẻ những kinh nghiệm phục vụ trên tàu với các chiến sĩ.
Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhật ký của một phóng viên nước ngoài trên Biển Đông Nội dung của nhật ký cho thấy lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn rất kiên định với mục tiêu của mình. Từ ngày 12-15/5, phóng viên báo chí Nguyễn Anh Thư của tờ Wall Street Journal là một trong số 8 phóng viên nước ngoài được lên tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam để theo dõi những diễn biến căng...