Chỉnh đốn Đảng không là việc dễ dàng
Một cuộc chỉnh đốn Ðảng như Nghị quyết TƯ 4 yêu cầu không phải là một việc dễ dàng, không thể làm xong trong vài ba tháng mà đây là cuộc đấ u tranh tư tưởng, chính trị nội bộ to lớn – nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình viết.
Đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tháng 1/2011. Ảnh: Minh Thăng
Thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, đảng viên và đông đảo nhân dân theo dõi rất chăm chú việc tự kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo kế hoạch được thông báo. Ðể chuẩn bị việc kiểm điểm quan trọng này, đồng chí Tổng Bí thư và Bộ phận thường trực đã yêu cầu các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ðảng, Nhà nước đóng góp ý kiến cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Lúc đầu, nhiều người cho rằng cách làm này không bình thường… Nhưng sau mọi người đều hiểu rằng đối với một công việc to lớn, khó khăn như vậy, có sự góp sức của các đồng chí lão thành cách mạng là tốt, là cần thiết. Và rất nhiều đồng chí lão thành cách mạng đã làm việc này đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng việc kiểm điểm kết quả như thế nào chủ yếu là sự tự giác của các đồng chí đang đảm nhiệm trọng trách.
Sau khi Nghị quyết được ban hành mấy tháng, một số người băn khoăn thấy tình hình “im ắng”, cho rằng “rồi đâu lại vào đấy thôi”.
Ðầu tháng 8 vừa qua, tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kiểm điểm tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm. Ðây là một kết quả bước đầu đáng mừng. Bước đầu là hết sức quan trọng, nó tạo đà để đi tới. Nhưng nó vẫn là bước đầu, cần tiến hành tốt, có thể tốt hơn các bước sau, để cuối cùng chúng ta có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Nhưng cũng cần hiểu rằng, một cuộc chỉnh đốn Ðảng như Nghị quyết TƯ 4 yêu cầu không phải là một việc dễ dàng, không thể làm xong trong vài ba tháng mà đây là cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị nội bộ to lớn, phải thực hiện trong một thời gian dài, có thể là vài ba năm, và sau này sẽ trở thành sinh hoạt thường xuyên. Vì như chúng ta hiểu, nhiệm vụ của Ðảng ngày càng nặng nề thì càng đòi hỏi bản lĩnh, năng lực của các đồng chí lãnh đạo Ðảng, trước hết là cán bộ chủ chốt, ngày càng cao.
Video đang HOT
Sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm, thì một khâu quan trọng trước mắt có phải là các đồng chí cần phải kiểm tra và đánh giá việc kiểm điểm đó, chỉ ra những vấn đề bức xúc, bức xúc nhất mà các đồng chí nhận thức được, đồng thời là những vấn đề mà các đồng chí lão thành cách mạng và nhân dân đặc biệt quan tâm? Có như vậy mới có thể quy trách nhiệm và tìm ra những biện pháp giải quyết. Ví dụ như những sai phạm ở một số tập đoàn kinh tế Nhà nước, vấn đề đầu cơ tài chính trong giới ngân hàng… là những vấn đề nổi cộm hiện nay, liên quan đến tệ tham nhũng, là một quốc nạn của nước ta. Không làm rõ nguyên nhân của tình hình trên thì khó tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Nhà nước, tái cơ cấu các ngân hàng… Chúng ta ngày càng hiểu việc quản lý tài chính, tiền tệ… là một vấn đề “cốt tử” đối với đất nước. Ðây là xương máu của nhân dân, là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, làm sao có thể để thất thoát “vô tội vạ”? Cần phải rõ, minh bạch hóa vấn đề quản lý tài chính, quản lý tài sản, đất đai, tài nguyên, khoáng sản… Làm rõ không phải chủ yếu để xử lý bằng kỷ luật, pháp luật, mà quan trọng hơn là tìm được biện pháp sửa chữa và cùng nhau quyết tâm sửa chữa.
Có người sẽ đặt vấn đề: Nếu trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư chưa thống nhất với nhau về những vấn đề mấu chốt và các biện pháp để kịp thời sửa chữa thì sao? Việc đánh giá tình hình, thống nhất phương hướng giải quyết không phải là việc dễ, một lúc có thể chỉ ra được hết, nhưng chúng ta tin tưởng với trình độ chính trị của các đồng chí cao nhất trong Ðảng và trách nhiệm của các đồng chí đối với Ðảng, đối với nhân dân thì chắc chắn sẽ đi đến đoàn kết nhất trí với nhau trên những vấn đề quan trọng nhất. Ở đây, vai trò của đồng chí Tổng Bí thư sẽ rất lớn, và để đi đến đoàn kết nhất trí, không có cách nào khác là phải căn cứ vào đường lối, chính sách, nguyên tắc của Ðảng. Ðường lối, chính sách và nguyên tắc đó là nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ Ðảng, đất nước, không phải phục vụ cho nhóm lợi ích nào, hay cá nhân nào.
Một khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện sự phê bình và tự phê bình tốt chắc chắn sẽ tác động mạnh đối với tất cả các cấp ủy Ðảng, đảng viên. Mọi đảng viên ở cương vị của mình sẽ tích cực đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng Ðảng – nhiệm vụ then chốt cực kỳ quan trọng và cũng là cấp bách hiện nay của Ðảng ta và nhân dân ta.
Theo VNE
Nỗi lòng kiều nữ đâm chết người tình sau ân ái
Nhìn ngón tay thon dài xoắn xuýt vào nhau suốt buổi hàn huyên của nữ phạm nhân xinh đẹp, không ai ngờ rằng đôi tay ấy từng xả xuống 11 nhát dao đoạt mạng người tình ngay khi vừa mặn nồng.
Sinh ra và lớn lên trên bắc ải Hà Giang, nơi khắc khoải một màu xám lạnh đá tai mèo, Lê Thị Bình (27 tuổi) là con út trong một gia đình có 6 anh chị em. Bố mất, mẹ cô ở vậy nuôi con. Từ nhỏ, Bình phải sống trong cảnh cơ hàn. Cả gia đình cô bám mặt vào những triền núi thấp thểnh từ sáng sớm đến tối mịt để trồng ngô, tỉa bắp mà cái đói, cái nghèo vẫn bám theo họ năm này qua năm khác.
Nhưng bù lại, ông trời ban cho Bình một nhan sắc mà hầu như người đàn ông nào nhìn vào cũng khó cưỡng. Càng lớn, Bình càng đẹp, vẻ đẹp hoang dã với cổ cao ba ngấn, mắt tròn to, sắc và ướt rượt.
Học hết phổ thông, năm 2008, Bình về Hà Nội học làm đầu, trang điểm cô dâu. Bình xuống ở trọ chốn phồn hoa, với mong muốn sau khi thành nghề sẽ về mở một hiệu cắt tóc nhỏ nơi thị trấn Bắc Quang để kiếm tiền giúp mẹ, giúp gia đình thoát khỏi cảnh bần hàn, thoát khỏi những bữa cơm mèn mén đạm bạc.
Lê Thị Bình ngày bị đưa ra xét xử tại TAND Hà Nội.
Hiệu làm đầu nơi Bình học nghề nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở quận Cầu Giấy, kể từ khi có sự xuất hiện của cô, đàn ông nườm nượp kéo đến. Họ gội đầu, cắt tóc thì ít, mà kỳ thực là họ muốn tận mắt ngắm nhìn "vẻ đẹp lạ" trong trẻo của cô sơn nữ thì nhiều. Chốn thị thành ngập tràn cám dỗ, "bông hoa núi rừng" ngờ nghệch bị gục ngã bởi vẻ hào nhoáng và những lời đường mật của người đàn ông 30 tuổi quê ở Thái Nguyên.
Tin tưởng và trao thân cho người đàn ông ấy, Bình đâu ngờ anh ta đã có gia đình. Khi biết được sự thật đó, cô quyết tâm rũ bỏ quá khứ, về quê lập nghiệp. Nhưng khi nhận được điện thoại tâm sự về tình cảnh sống với vợ không hạnh phúc, sẽ cưới cô khi đã hoàn tất thủ tục ly hôn, Bình đồng ý nối lại tình xưa.
Rồi cái ngày định mệnh cũng đến. Sáng 10/11/2008, Bình từ Hà Giang về Hà Nội định lấy mỹ phẩm lên bán ở cửa hàng. Người đàn ông đã lái xe từ Thái Nguyên xuống đón cô ở bến xe Mỹ Đình, hai người thuê nhà nghỉ "mây mưa". Sau đó, người đàn ông kia lén cầm điện thoại, xóa số của chính mình được lưu trong đấy.
Anh ta muốn bước ra khỏi cuộc đời cô, tinh tươm, không dấu vết. Mối tình đầu của cô đã bị nhạo báng, người đàn ông mà cô tôn thờ hóa ra chỉ coi cô như một món đồ chơi. Uất nghẹn, cùng đường, Bình điên cuồng dùng con dao gọt hoa quả đâm lia lịa vào người đàn ông vừa cùng mình hoan lạc cho tới khi gãy cán mới thôi...
Lê Thị Bình chăm sóc hoa trong khuôn viên trại. Ảnh: Công lý
Người tình chết, Bình bị bắt. Ngày bị đưa ra xét xử, tòa tuyên án 18 năm tù, Bình xin được chết. Cô đã muốn chấm dứt tất cả để khỏi phải ngoái về quá khứ. Mẹ cô từ Hà Giang xuống, còm cõi và héo úa, thương con thắt lòng mà không biết làm sao.
Kể từ ngày về thụ án tại phân trại 4, Trại giam số 5 (Yên Định, Thanh Hóa), Bình nhận được rất nhiều lời động viên, chia sẻ của cán bộ trại giam cũng như sự cảm thông từ các bạn tù. Cô đã bình tâm lại, bớt hoảng loạn, hẫng hụt, trầm cảm và hay cười đùa trở lại với mọi người xung quanh. Cô học được cách chấp nhận số phận mình.
Bình bảo, cô đang tập đếm ngược thời gian. Dù rằng, cái án 18 năm là một khoảng mênh mông của chuỗi ngày dài vô định, nhưng cô biết, chỉ có cách giữ lòng yên bình, cải tạo thật tốt mới sớm trở về với mẹ.
Nhắc đến mẹ, Bình khóc rất nhiều. Những giọt nước mắt sám hối của cô vừa mới lăn khỏi tròng đã bị gió Lào táp lại, se thắt. Cô lo sợ, ở nơi núi cao kia, mẹ cô không gắng gượng được để chờ ngày con gái trở về. Sức lực của người đàn bà đầy khổ đau ấy, đã gạn chắt từng giọt để nuôi lớn cô, rồi lại phải đau đớn nhìn cô phạm tội. Anh chị em cô mỗi người một hoàn cảnh, đều cơ cực như nhau. Gần một năm nay, Bình không hề có người thăm.
Biết hoàn cảnh éo le, khốn khó của Bình, các bạn tù cũng quan tâm và giúp đỡ cô rất nhiều. Họ chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và cả những món quà nho nhỏ mà họ nhận được qua mỗi lần người nhà thăm nuôi. Ngược lại, Bình cũng xem họ như những người thân ruột thịt trong gia đình.
Bình khoe một xấp thư mấy chục lá xếp trong túi đồ cá nhân. Cô viết nhưng không gửi, viết như để trải lòng, để giải tỏa nỗi buồn sâu kín. Hàng ngày, ngoài giờ lao động theo quy định, cô còn được Ban lãnh đạo trại giam sắp xếp làm ở một quán cắt tóc, gội đầu nhỏ trong khuôn viên trại.
Khách hàng toàn là những nữ phạm nhân trong phân trại số 4, những người đồng cảnh ngộ với cô. Bình bảo đấy lẽ ra là cái nghề mà ngày xưa cô chọn lựa, và nguyện nặng mang đeo đẳng suốt cuộc đời. Nhưng, định mệnh nghiệt ngã đã đẩy đưa vòng xoay số phận của cô chệch sang hướng khác. Giờ vào đây, lại được làm đúng sở trường, được làm đẹp cho mọi người, âu cũng là niềm an ủi.
Bình cười nhỏ nhẹ, nụ cười hiếm hoi trong buổi chiều hanh hao gió cát. Cô bảo, tòa tuyên mức án 18 năm tù là đã giúp cô có cơ hội làm lại cuộc đời, có cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm, khờ khạo và tội ác đã gây ra. Cô sẽ nâng niu, trân trọng cơ hội ấy bằng cách cố gắng phấn đấu cải tạo thật tốt. Để một ngày nào đó, cô được trở về bên người mẹ già đang mỏi mắt chờ con nơi sương mờ, non cao trên bắc ải Hà Giang.
Theo VNE
Phó Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra vụ "đường dây tiêu thụ lợn chết" Trong giờ giải lao buổi thảo luận tổ cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam chiều 6.6, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (ĐB Quốc hội tỉnh Hà Nam) đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hà Nam kiểm tra vụ việc. Báo NTNN vừa qua liên tục thông tin về đường dây tiêu thụ lợn chết hoạt động rầm rộ...