Chính cha mẹ đã…làm hại con mình!
Trách các em học tập những điều chưa đẹp, tránh cho trẻ suy sụp khi gia đình tan vỡ thì cả cha và mẹ hãy cẩn thận trong cách hành xử trước mặt các con.
Không ít các ông bố, bà mẹ hiện nay cứ nghĩ rằng con mình còn nhỏ chưa biết gì nên họ vô tư hành xử thiếu văn minh với nhau trước mặt con cái.
Hành vi của cha mẹ có thể làm tổn thương đến con cái (Ảnh minh họa Hanoitv.vn)
Họ không nghĩ rằng, những đứa trẻ phải sống trong gia đình như vậy sẽ rất buồn, rất tổn thương.
Có em đã tuyệt vọng giải thoát mình bằng cái chết để lại bao niềm tiếc thương cho mọi người. Em sống thu mình và trở nên trầm cảm. Em lại có cái nhìn bi quan và thái độ bất cần…
Những câu chuyện được kể sau đây sẽ là bài học cho tất cả các bậc cha mẹ đừng xem con cái còn nhỏ không biết gì.
Buồn, thất vọng vì một gia đình tan vỡ cô bé 11 tuổi tìm đến cái chết
Cô bé 11 tuổi ở Hà Nội đã quyên sinh để lại lá thư tuyệt mệnh. Những tâm tư của cô bé gửi gắm trong bức thư khiến người đọc cảm thất xót xa, thương cảm.
Bức thư tràn đầy nỗi niềm nuối tiếc cuộc sống đầm ấm của gia đình trước đây. Là lời nhắn gửi da diết cho bố và mẹ phải luôn yêu thương chăm sóc cho nhau, cho gia đình.
Là sự khắc khoải mong chờ bố mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn nữa cho gia đình, hãy luôn hỏi về việc học của các con…mà bất cứ ai đọc những dòng tâm sự như dứt ra từ tâm can ấy cũng cảm thấy như xé lòng.
Video đang HOT
Không ít người giật mình cho rằng, mới 11 tuổi thôi, sao cô bé lại có những suy nghĩ già dặn đến như thế.
Trong thư, bé H. viết: “… Con nhớ hồi chúng ta ở nhà cũ! Ngôi nhà không tiện nghi như bây giờ nhưng nó có biết bao kỉ niệm con không thể nào quên.
Vì nhà chật bố mẹ phải ngủ chung, chứ không như nhà mới bố mẹ ngủ riêng ra, mẹ ngủ ở phòng, bố ngủ ở ghế. Trước đây, bố hay giúp mẹ việc nhà, giúp đỡ bọn con học hành, nhưng bây giờ thì không.
Bố dành thời gian ngoài kiếm tiền, ít quan tâm gia đình như trước. Con nhớ những kỳ nghỉ Tết và nghỉ hè, cả gia đình đi chơi cùng nhau, con thấy rất vui!
Nhưng bây giờ, 3 mẹ con đi chơi riêng, 3 bố con đi chơi riêng, làm con cúa thấy thiếu điều gì đó! Giá mà bây giờ gia đình mình như vậy thì tốt quá, nhưng không, mọi thứ tabn vỡ rồi!
Bố mẹ sẽ chia tay nhau, bọn con sẽ không còn gặp bố nữa! Bố ơi, con biết chuyện này xảy ra. Vì nảy sinh bất đồng với mẹ, bố không thể tập trung làm việc, đem tiền về cho gia đình.
Con mong bố dành thời gian với gia đình, giúp đỡ mẹ việc nhà, thường xuyên hỏi han việc học hành của bọn con…Như vậy, mẹ mới tin tưởng bố và yêu thương bố nhiều hơn!
Còn mẹ, con biết mẹ rất vất vả vì nuôi 2 con. Nhưng mẹ vẫn cố yêu thương gia đình mình! Mẹ à, con mong mẹ yêu thương bố nhiều hơn, như vậy bố mới tập trung làm việc, mang tiền nhiều về cho gia đình…”.
Chứng kiến cha mẹ cãi nhau mỗi ngày, cô bé 7 tuổi với giọng điệu đầy chán nản
“Trời ơi! Gia đình tôi có hạnh phúc gì đâu mà tôi viết? Tôi biết viết cái gì đây trời?”Giờ Tập làm văn (lớp 2), cô giáo ra đề: “Hãy kể về gia đình của em”. Vừa đọc đề xong, cô giáo bất ngờ nghe giọng nói đầy não nề, chán nản phía cuối lớp:
Nói rồi, với giọng điệu tưng tửng đầy thản nhiên, cô bé Thư nói tiếp: “Ổng (ba cô bé) đi làm về quăng cho bả (mẹ cô bé) cục tiền. Bả đếm xong ổng xin lại mấy chục đi uống rượu.
Bả tức giận chửi ổng suốt ngày rượu chè và ném cục tiền lại. Thế là ổng bả chửi nhau rồi ổng bỏ đi uống rượu luôn. Bả ngồi ở nhà vừa khóc, vừa chửi.
Giờ ra chơi, cô giáo gọi cô bé lên hỏi chuyện. Cô bé nói rằng chuyện cha mẹ mình chửi nhau ngày một: “Có lần con can, con đứng giữa nhưng cả ba và mẹ vẫn cứ chửi nhau rồi ba con tát mẹ…”.
Nói rồi cô bé ước gia đình mình sống hạnh phúc như nhiều gia đình khác, ước ba mẹ không chửi nhau mỗi ngày.
Nghe cô bé nói chuyện, nghe con gọi ba, mẹ là ổng và bả chúng ta có thể hình dung được tính cách của cô bé thế nào. Với bạn bè cũng thường xuyên lớn tiếng nạt nộ, thường dùng những ngôn từ, lời nói kiểu “chợ búa” dù giáo viên thường xuyên nhắc nhở.
Đừng nghĩ con còn nhỏ chưa biết gì để những người lớn cứ mặc nhiên hành xử thiếu văn minh với nhau.
Độ tuổi của các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, vì thế trách các em học tập những điều chưa đẹp, tránh cho trẻ suy sụp khi gia đình tan vỡ thì cả cha và mẹ hãy cẩn thận trong cách hành xử trước mặt các con.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Chỉ có "đàn bà xây tổ ấm"?
Có đoạn văn của một học sinh tiểu học viết về bố lan truyền trên mạng cách đây không lâu, khiến nhiều người cám cảnh: "Hàng ngày, bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Bố là người duy nhất không làm việc nhà...". Hình ảnh ấy, có lẽ chẳng hiếm trong các gia đình Việt.
Vừa tan sở, chị Nguyễn Phương Thảo (ngụ quận 9, TPHCM) vội vã lấy xe phóng ra khỏi cơ quan. Trăm ngày như một, công việc sau giờ tan sở của chị mới thực sự tất bật, bởi mọi sinh hoạt trong gia đình đều một tay chị quán xuyến.
"Mỗi ngày, tôi dậy sớm lo làm đồ ăn sáng cho chồng, con, đưa con đi học rồi đi làm luôn. Chiều đến thì rước con về, đi chợ, nấu cơm, cho con ăn, tắm rửa cho con, xong xuôi đâu đấy thì hai vợ chồng ăn cơm, dọn dẹp, giặt giũ, ủi đồ, nằm xuống giường thì cũng 10 giờ khuya. Ban đầu nghĩ đến chừng ấy việc, cảm giác mình đúng là... siêu nhân, sau làm nhiều cũng quen", chị Thảo kể như muốn hụt hơi theo những đầu việc chị phải làm cuối ngày. Khi hỏi không thấy bóng dáng chồng chị trong những công việc gia đình, chị Thảo bảo: "Ổng đi làm về đúng giờ đã là mừng, trông chờ gì ổng phụ cho".
Anh Khải (chồng chị Thảo) là đặc trưng của tuýp đàn ông mặc định phận nam nhi chỉ làm việc lớn. Không ít lần anh nói thẳng với vợ rằng "ba cái việc nhỏ nhặt đừng nhắc đến tôi, nếu không vun vén được việc nhà thì nghỉ làm", mỗi khi chị Thảo nhờ chồng giúp việc gì đó.
Thấy chồng nói vậy, chị Thảo lại tự nhủ, thôi thì ráng một chút cho xong, bởi có nhờ cũng chẳng được, vợ chồng lại bất hòa. Trong số bạn bè của anh Khải, hầu hết đều cùng quan điểm, chỉ cần chia sẻ tài chính với vợ đã là hoàn thành nghĩa vụ với gia đình, còn chuyện vun vén ra sao là của người phụ nữ. Có lẽ vì thế mà các anh vô tư la cà quán xá sau giờ tan sở, mặc vợ con "bơi" trong hàng tá công việc không tên của gia đình.
Hạnh phúc gia đình phải đến từ sự cảm thông và chia sẻ (Ảnh minh hoạ). Ảnh: HOÀNG HÙNG
Nói đến chuyện phụ vợ, anh Phạm Hữu Sự (ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) khẳng định: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Người xưa đã đúc kết rồi, chăm lo cho chồng con, vun vén nhà cửa là nhiệm vụ bất di bất dịch của người phụ nữ, ở đâu cũng vậy, cứ thế mà làm".
Khi được hỏi, như thế nào là "xây nhà" trong thời đại hiện nay, anh Sự cho rằng, đó là những công việc lớn ở bên ngoài xã hội chứ không phải là những việc phía sau cây chổi, cánh cửa bếp. Song, thực tế so với chồng, sự nghiệp của chị Đặng Minh Nga (vợ anh Sự) nổi trội hơn, cũng bởi vậy mà anh càng tự ti, càng tỏ vẻ là "người chỉ huy" trong gia đình, vợ con làm gì cũng phải lựa theo nét mặt của anh. Tính nết anh như vậy nên dù bận thế nào thì khi chồng về tới nhà, chị Nga đều phải chuẩn bị canh nóng, cơm dẻo đợi sẵn.
Bình đẳng cả trong suy nghĩ
"Trong xã hội hiện đại, phụ nữ cũng ra ngoài, cũng làm việc với những đòi hỏi về trình độ, chuyên môn và có những vị trí không thua kém đàn ông. Những năm gần đây, chúng ta hay nghe cụm từ "nam - nữ bình đẳng" nhưng thực tế trong cuộc sống gia đình, sự bình đẳng giữa chồng - vợ hầu như chỉ xuất hiện trong một bộ phận nhỏ thuộc giới trí thức và không phải người phụ nữ nào cũng được hưởng", chuyên gia tâm lý Vũ Hồng Nhung cho biết.
Minh chứng là sau giờ tan sở, trong khi người phụ nữ tranh thủ từng phút để có đủ thời gian chu toàn việc nhà thì liệu có bao nhiêu ông chồng tất tả về đón con, lo cơm nước thay vợ hoặc chí ít là về để chia sẻ việc nhà với vợ? Hay trong những quán nhậu, các anh vô tư cụng ly bàn chuyện nhân tình thế thái đến khuya mới khật khưỡng về nhà.
Phân tích nguyên nhân sự bình đẳng vẫn hiếm hoi ở các gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên (ngụ quận 11, TPHCM) cho rằng, cũng bởi nhiều người vợ cảm thấy "không vừa mắt" khi chồng nấu cơm, rửa chén một cách vụng về. Cũng từ đây, người đàn ông có lý do để lười, để không tham gia vào việc nhà. Song, đáng ngạc nhiên hơn khi nhiều người phụ nữ cũng không thoát ra được suy nghĩ phải phục vụ chồng, thậm chí họ cho đó là hạnh phúc.
Chị Hoàng Thị Thủy (ngụ quận 8, TPHCM) cho biết, trước đây chị cũng từng ấm ức khi ba không phụ mẹ việc nhà, cũng từng hờn giận khi mẹ âm thầm gánh hết trăm việc không tên của gia đình 5 người. Chỉ đến khi có chồng, chị mới hiểu, bản năng của phụ nữ là dù cực một chút nhưng thấy chồng con ăn ngon, vui khỏe, vậy là hạnh phúc.
"Những suy nghĩ ấy không đơn thuần của riêng chị Thủy, mà là đặc tính chung của phụ nữ Việt từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, nếu không đòi hỏi sự sẻ chia của chồng thì vô tình người phụ nữ tước đi quyền bình đẳng của bản thân, lâu dần sẽ hình thành thói quen chỉ biết hưởng thụ mà thiếu sẻ chia, gánh vác của người đàn ông trong gia đình", chuyên gia tâm lý Vũ Hồng Nhung khuyên.
THANH LY
Theo sggp.org.vn
Nguyên tắc 3 KHÔNG khi vợ chồng cãi nhau cấm phạm phải Khi vợ chồng cãi nhau, muốn không tan nhà nát cửa thì hãy tuân thủ nguyên tắc 3 không này để bảo vệ cuộc hôn nhân của mình trước bờ vực thẳm. Dù mâu thuẫn lớn đến mấy, vợ chồng hãy giữ cái đầu lạnh để không phạm phải những điều này khiến hôn nhân đổ vỡ, gia đình chia ly. Vợ chồng...