Chính biến Ukraine: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev lên tiếng
Trên trang facebook của mình, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bày tỏ những suy nghĩ về Ukraine sau chính biến lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych.
Thủ tướng Nga khẳng định Tổng thống Yanukovych vẫn là người đứng đầu hợp hiến ở Ukraine
“Nga sẵn sàng phát triển quan hệ với Ukraine, nhưng không phải với một nhóm người nắm quyền vi phạm hiến pháp và các pháp luật khác của nhà nước”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói.
Ông nhấn mạnh rằng mặc dù “uy tín của Viktor Yanukovych gần như không còn đáng kể”, nhưng ông vẫn là Tổng thống hợp pháp. Hơn nữa, phần Đông Nam của Ukraina từ chối công nhận chính phủ mới, tại khu vực đó hôm qua đã diễn ra các cuộc biểu tình quần chúng. Và số người quân nhân Ukraine thề trung thành với nhân dân Crimea sau một ngày đêm đã vượt quá 5000 người.
Trong khi đó, miền Đông Ukraine vốn lâu nay ủng hộ Nga lại diễn ra biểu tình tỏ ý không công nhận chính phủ tạm thời khi hàng ngàn người biểu tình vẫy cờ Nga tại Odessa.
Video đang HOT
Người biểu tình miền Đông Ukraine vẫy cờ Nga, hành động tỏ ý không nghe lệnh từ Kiev
Tại thành phố Donetsk, chính quyền địa phương đã ra tuyên bố khẳng định tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức của nơi này. Động thái cho thấy chính phủ của Tổng thống tạm quyền Aleksandr Turchinov vẫn chưa thể kiểm soát miền Đông.
Bán đảo Crưm, nơi Nga tuyên bố sẽ có ‘hành động quân sự’ để bảo vệ ‘lợi ích Nga và những người nói tiếng Nga’ sau khi khẳng định sẽ không tuân lệnh Kiev thì nay lại tuyên bố sẽ trưng cầu dân ý để thành nhà nước độc lập.
Quân nhân trên đảo gồm hải quân và bộ binh bỏ vị trí, tuyên thệ trung thành với chính phủ của Thủ tướng Sergiy Aksyonov.
Bán đảo Crưm có vị trí chiến lược cả về chính trị và địa lý khi Hạm đội Biển Đen Nga đang đóng quân tại đây theo hợp đồng cho thuê đến năm 2042.
Các cựu tổng thống Ukraine hôm 3/3 lên tiếng kêu gọi nước này hủy hợp đồng cho thuê với Nga, nhưng Kiev chưa có phản ứng chính thức.
Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng quân ở đảo Crưm
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi về diễn biến trên bán đảo Crưm, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an cho biết: “Hơn 60% cư dân Crưm là người Nga và nói tiếng Nga, từ xa xưa đã có quan hệ chặt chẽ với Nga về cả ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. Trong số đó, nhiều người muốn Crưm tách khỏi Ukraine và thân Nga hơn, thậm chí là trở lại với Nga như trước năm 1954″.
Năm 1954, Khrushchyov, một người gốc Ukraine nắm giữ chức vụ Tổng bí thư Liên Xô – quyền lực tối cao, ông đã chuyển Crưm từ Liên Xô về Ukraine.
Theo Xahoi
Nga bác tin ra tối hậu thư cho hải quân Ukraine
Hạm đội Biển Đen của Nga hôm qua bác bỏ thông tin cho rằng họ ra tối hậu thư cho quân đội Ukraine ở Crimea, trong khi Mỹ lên án 1 hành động như vậy là vô cùng nguy hiểm.
Nga ra bác tin ra tối hậu thư cho hải quân Ukraine - Các quân nhân Ukraine bên trong cổng doanh trại ở Perevalnoye, cách thủ phủ Simferopol 15 km, sáng nay. Ảnh: NYT
Trước đó thông tin trên báo chí phương Tây cho hay Nga đang đưa lực lượng vào Crimea và ra tối hậu thư cho căn cứ quân sự của Ukraine, hoặc ra hàng hoặc sẽ bị tấn công. Tuy nhiên Interfax bác bỏ.
Theo Reuters, tổng thống lâm thời của Ukraine cho biết sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea ngày càng tăng. Kiev nói rằng phía Nga đang tập trung binh lực thiết giáp tại thành phố gần eo biển Kerch, ngăn cách giữa lãnh thổ Nga và Crimea. Các nhân viên biên phòng Ukraine mô tả rằng quân đội Nga được đưa lên các phà và tiến vào đất của Crimea, chiếm lĩnh các đồn biên phòng. Các hành động này diễn ra mà không hề có tiếng súng hay đổ máu.
Giới chức Nga không xác nhận bất cứ thông tin nào về các hành động trên.
Tại doanh trại quân đội Ukraine ở làng Perevalnoye, cách Simferopol khoảng 15 km, hàng trăm binh sĩ với áo giáp chống đạn và xe quân sự vẫn đang phong toả. Họ không mang phù hiệu của quốc gia nào. Binh sĩ Ukraine án binh bất động bên trong doanh trại và không đồng ý đầu hàng.
Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố "Nag đứng về phía sai lầm của lịch sử"trong vấn đề Ukraine. Tổng thư ký NATO kêu gọi liên minh họp khẩn. Các đại diện ngoại giao của Nga và Đức bắt đầu họp bàn về sáng kiến lập nhóm giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra giữa đại sứ Nga và Mỹ tại Liên hợp quốc, trong cuộc họp khẩn của Hội đồng bảo an. Đại sứ Nga Churkin đọc thư của tổng thống bị phế truất Yanukovych trong đó yêu cầu Nga giúp lập lại trật tự ở Ukraine. Đại sứ Mỹ Power gay gắt đòi hỏi Nga nhất trí với việc đưa đoàn quan sát quốc tế vào giám sát tình hình ở Ukraine.
Theo Xahoi
Phản đòn từ Mátxcơva Phương Tây đang "đứng ngồi không yên" trước tin Nga đã cử quân đội, xe tăng và tàu ngầm tới Ukraine. Mặc dù phạm vi điều quân, nếu có, cũng chỉ xảy ra ở Cộng hòa tự trị Crimea, song nó cũng khiến phương Tây phải giật mình trước phản đòn mạnh mẽ của Mátxcơva. Sau sự kiện Georgia năm 2008, tốt nhất...