Chính biến Ukraina: Chưa thể nói ai thắng

Theo dõi VGT trên

Nói rằng châu Âu đã chiến thắng trong cuộc chiến địa chính trị với Nga là quá sớm và khiên cưỡng.

Câu chuyện lỡ lời của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Victoria Nuland cách đây vài tuần từng gây ầm ĩ trên các mặt báo châu Âu. Khi điện đàm mật với Đại sứ Mỹ tại Ukraina, bàn về cách ứng phó chậm chạp của châu Âu với những diễn biến khó lường tại Maidan, bà Nuland nói với người đồng nghiệp một câu khiến các quan chức EU giận tím mặt: “and you know, f**k the EU”.

Nếu gạt sang một bên cách nói không được lịch sự, thì bà Nuland đã… nói đúng. Liên hiệp châu Âu gần như đã không có một động tác đáng chú ý nào trong phần lớn thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tại Ukraina, dù việc đổ vỡ liên kết với EU chính là nguyên nhân trực tiếp khiến khủng hoảng bùng phát.

Hành động lớn đầu tiên của EU cũng gần như là hành động cuối cùng là vào vài ngày trước. Đó là các Ngoại trưởng EU họp gấp để ra một quyết sách chung giữa lúc các cuộc đụng độ ở Maidan đã đi kèm với con số thương vong gây choáng váng.

Nhưng kể cả khi đó, EU vẫn hành động như một thực thể rời rạc. Catherine Ashton, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU, đi như con thoi giữa Kiev và Brussels mà chẳng đạt được điều gì.

Chỉ khi “tam giác Weimar” gồm Đức Pháp – Ba Lan vào cuộc, cộng thêm sức ép lớn từ số người chế.t do các cuộc đụng độ tại Maidan, bế tắc mới được giải tỏa. Vì thế, nói rằng châu Âu đã chiến thắng trong cuộc chiến địa chính trị với Nga là quá sớm và khiên cưỡng, khi chính bản thân người được coi là “chiến thắng” lại đang bối rối trước chiến tích mà mình đạt được.

Chính biến Ukraina: Chưa thể nói ai thắng - Hình 1

Ảnh: Getty Images

Hình mẫu Tahrir

Cuộc chính biến ở Ukraina không phải là mô hình khủng hoảng mà châu Âu quen ứng phó. Đó là cuộc chính biến theo “hình mẫu Tahrir” giống như ở Ai Cập, khi xung đột gây ra thương vong lớn và tiê.u diệ.t tính chính danh của bộ máy lãnh đạo. Từ sau cuộc chiến Kosovo, chưa có thời điểm nào châu Âu phải đối phó với một cuộc chính biến có màu sắc bạo lực ở cửa ngõ lục địa.

Còn nhớ, khi các cuộc bạo động ở Istanbul có nguy cơ tạo nên biến động chính trị lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn các nước châu Âu phản ứng một cách thận trọng, dè dặt theo hướng đẩy vấn đề ra khỏi mình càng xa càng tốt. Mà đấy là Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên có tiềm năng gia nhập EU còn lớn hơn Ukraina và cũng có vai trò địa chính trị quan trọng trong các quyết sách tương lai của Liên minh châu Âu.

Sự rụt rè của châu Âu một phần đến từ cuộc khủng hoảng nội bộ trong khối, khi hầu hết các nước đều đang cạn kiệt nguồn lực để can thiệp. Nhưng mặt khác, nó cũng phản ánh một thực tế tồn tại lâu nay, đó là châu Âu chỉ là một thực thể rời rạc về chính trị và an ninh.

Catherine Ashton và Manuel Barroso, những quan chức EU lớn tiếng nhất đòi trừng phạt ông Yanukovych từ vài tháng qua, thực ra chẳng có trọng lượng gì đối với các toan tính của Paris hay Berlin. Hai thành viên cốt cán này của châu Âu có các ưu tiên và lợi ích riêng trong quan hệ với phần phía Đông châu Âu và cũng có nguồn lực giới hạn để có thể can thiệp.

Vì thế, châu Âu phải nhờ đến các hành động đơn lẻ để giải quyết một mối lo chung. Hành động đó ở đây là “tam giác Weimar”, một mô hình hợp tác và kiềm chế quyền lực được Đức – Pháp đưa vào sử dụng từ gần 2 thập kỷ qua. Nhưng rõ ràng là ngay cả “tam giác Weimar” cũng không thể đảm bảo được tương lai cho một châu Âu nhất thể về đối ngoại và an ninh.

Video đang HOT

Châu Âu bối rối

Việc Euromaidan vẫn sục sôi sau thỏa thuận ngày 22/2 ký giữa ông Yanukovych với phe đối lập, qua trung gian của 3 Bộ trưởng Pháp, Đức, Ba Lan, là điều nằm ngoài dự tính của chính EU. Tất cả đã diễn ra quá nhanh, từ lúc ông Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev cho đến khi Rada – Quốc hội Ukraina phế truất Tổng thống và bầu ra bộ máy lâm thời.

Đây không phải là một cuộc cách mạng kiểu Ba Lan, khi tầng lớp tinh hoa nắm thế chủ động và cách mạng diễn ra một cách có tổ chức. Chính biến ở Ukraina do một nhóm người dũng cảm nhưng thiếu kiểm soát lật đổ chính quyền sau các xung đột đẫm má.u và ở đó, không có bóng dáng một thủ lĩnh đáng tin cậy.

Bà Yulia Tymoshenko không phải là Lech Walesa và cũng không phải Vaclav Havel, trong khi ở hàng ngũ của những người nổi dậy lại có sự hiện diện của cả những đảng cực hữu như Svoboda hay Praviy Sektor.

Dù biện hộ cách nào, châu Âu cũng khó ăn khó nói nếu công khai ủng hộ các đảng mang tư tưởng phát-xít này, nhất là trong bối cảnh chính các nước như Pháp, Áo hay Hà Lan cũng đang phải đau đầu vì sự lớn mạnh của các đảng cực hữu trong nước.

Nhưng, nghĩa vụ chính trị và đạo đức lại buộc EU phải hành động nhanh chóng và kịp thời. Không chỉ người dân Ukraina mà gần như toàn bộ Đông Âu sẽ nhìn xem EU xử sự ra sao với bài toán Ukraina hậu Yanukovych, khi đất nước này vì muốn theo đuổi dân chủ và thịnh vượng EU đã chấp nhận đổ má.u để làm nên chính biến.

Trước mắt, có 2 bài toán mà EU phải giải đáp: giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina và cứu nước này thoát khỏi bờ vực phá sản trong cận kề.

Không thể gạt Nga ra

Ngăn cho Ukraina không bị chia cắt thực ra không nằm trong tầm kiểm soát của châu Âu hay kể cả Mỹ. Nước Mỹ, dù có can dự vào Ukraina, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy họ luôn muốn EU bước lên đầu chiến tuyến để gánh vác trọng trách.

EU vẫn cần sự hợp tác chặt chẽ với Nga trong bài toán Ukraina hậu Yanukovych bởi miền Đông Ukraina vẫn nằm trọn trong vùng ảnh hưởng của Moscow. Một kịch bản chia đôi Ukraina thành hai miền Đông – Tây là điều mà cả châu Âu lẫn Nga đều không mong muốn, bởi nó không khác gì việc khởi động lại một cuộc “Chiến tranh lạnh” của thế kỷ 21.

Ngay cả về khía cạnh kinh tế, EU cũng không đủ sức một mình cứu vớt Ukraina khỏi con tàu đắm. Chính phủ lâm thời ở Kiev đã ước tính họ cần tới 35 tỷ USD từ giờ cho đến hết 2015 để tránh khỏi bờ vực sụp đổ. Ngay trong năm nay, Ukraina cần tới 13 tỷ USD chỉ để trả nợ.

Thật khó hình dung làm thế nào một châu Âu đang đắm chìm trong khủng hoảng từ 5 năm qua có thể huy động một nguồn lực lớn đến thế để trợ giúp Ukraina. Thực tế thì cũng chỉ có một con số được đưa ra, là 610 triệu euro. Còn lại thì chỉ là hứa hẹn, kể cả con số 20 tỷ USD mà một quan chức EU vừa tuyên bố.

Bản chất nằm ở chỗ, dù có sự thay đổi quyền lực ở Kiev, và thậm chí là thay đổi cả mô hình phát triển trong tương lai theo con đường EU, thì nền kinh tế Ukraina vẫn đang phụ thuộc quá lớn vào nước Nga, từ tiề.n nợ khí đốt cho đến thị trường xuất khẩu.

Vì thế, sự ổn định và phát triển của Ukraina trong tương lai gần vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Moscow. Trong một cuộc chơi địa chính trị phức tạp, khó lường, Ukraina mới chỉ đi được một bước nhỏ trên con đường dân chủ, độc lập và tự cường.

Về lâu dài, những giá trị châu Âu về dân chủ, thị trường tự do và quản trị tiên tiến có thể tạo nên nền tảng để Ukraina phát triển, nhưng để đi đến đó là cả một hành trình dài. Và hành trình đó cho đến lúc này không thể nói rằng ai đã thắng hay ai đã thua.

Bùi Nguyễn (từ Paris)

Xem bài cùng tác giả Chống Mỹ chỉ là cái cớ gây bất ổn Giáo sư Mỹ Steven Ekovich của trường Đại học Mỹ tại Paris (America University of Paris) nhận định về làn sóng bạo lực chống Mỹ xuất phát từ bộ phim báng bổ đạo Hồi. Hội nghị Paris: Điều gì thực sự xảy ra 40 năm trước? Giữ chức Vụ trưởng Vụ châu Á- châu Đại dương Bộ Ngoại giao Pháp từ 1969-1975, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trung gian giữa các bên đàm phán Hiệp định Paris, nhà ngoại giao Pháp Henri Froment-Meurice nhìn lại những gì thực sự xảy ra từ hơn 40 năm trước.

Theo_VietNamNet

Tàu ngầm Đông Nam Á: Là cuộc đua hay buộc phải có?

Các nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á đang tìm cách tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Liệu đó là một cuộc chạy đua vũ khí trong khu vực, hay là thứ vũ khí cần phải có trong lực lượng quân sự mỗi quốc gia?

Tàu ngầm Đông Nam Á: Là cuộc đua hay buộc phải có? - Hình 1

Đầu năm 2014, Việt Nam chính thức gia nhập "câu lạc bộ tàu ngầm" của các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) với chiếc tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất dưới cái tên Hà Nội đã cập cảng trong nước. Cách đây không lâu, Jakarta bày tỏ sự quan tâm đối với một số mẫu tàu ngầm của Nga và tàu thuyền của Hàn Quốc. Trong tháng 11/2013, Singapore đã ký hợp đồng đóng tàu với tập đoàn ThyssenKrupp của Đức nhằm phát triển thế hệ tàu Type - 218SG, hai chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đưa vào phục vụ năm 2020.

Nhiều nước ASEAN khác tỏ ra quan tâm tới việc tăng cường khả năng tham chiến trên biển, tuy nhiên bị hạn chế về ngân sách. Như Thái Lan, dù chưa có tàu ngầm, quốc gia này vẫn đang tiến hành xây dựng các căn cứ hỗ trợ tàu ngầm và các cơ sở đào tạo chuẩn bị cho tương lai.

Hải quân Philippines hiện nay cũng đã nhắm đến tàu ngầm, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp, hiện lực lượng này tập trung tăng cường cho lục quân và hải-không quân với khả năng tác chiến chống ngầm để thay thế cho năng lực tàu ngầm.

Đông Nam Á đang "đua tàu ngầm"?

Hàng loạt các vụ mua tàu ngầm đang và dự kiến được tiến hành đều tiến tới nỗ lực hiện đại hóa hải quân Đông Nam Á hiện nay có thể khiến giới quan sát nghĩ ngay đến sự hồi sinh của một "cuộc đua tàu ngầm" trong khu vực. Các báo cáo của các nhà hoạch định quốc phòng và hải quân của khu vực dường như đều ám chỉ đến điều này.

Tàu ngầm Đông Nam Á: Là cuộc đua hay buộc phải có? - Hình 2

Tàu ngầm Type - 218SG của Đức được cho là đang trong tầm ngắm của Singapore

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã đưa ra báo cáo nhận xét rằng việc mua tàu ngầm là một tín hiệu cam kết của Jakarta nhằm "theo kịp với các thành viên ASEAN khác". Bangkok cũng đề cập đến chương trình tàu ngầm của các lực lượng hải quân Đông Nam Á láng giềng khi nhấn mạnh tầm quan trọng của các tàu ngầm trong lực lượng hải quân của nước này.

Tuy nhiên, các chỉ dẫn kỹ thuật và vấn đề địa chính trị đã chỉ ra rằng không có "cuộc đua tàu ngầm" nào tồn tại, thậm chí là cả những tín hiệu về hiện tượng như vậy có thể xảy ra trong tương lai gần cũng không có. Bất kỳ tác động tiêu cực của việc phát triển tàu ngầm ở Đông Nam Á xuất hiện đều được hiểu chỉ là đối trọng của xu hướng gia tăng hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm ở khu vực.

Khả năng tàu ngầm là nền tảng quan trọng

Rõ ràng các nhà khai thác tàu ngầm trong khu vực đang cố gắng tạo ra một lực lượng hiệu quả, bền vững để bảo vệ quốc gia của họ và việc phát triển khả năng tàu ngầm là một tiêu chí quan trọng. Tuy vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy sự mở rộng nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm.

Năm 2016, Việt Nam mới bổ sung được 6 chiếc tàu ngầm, Indonesia có 3 chiếc trong thời gian tương tự trong khi hai chiếc tàu ngầm Type-209 có thể được cho ngừng hoạt động do lão hóa. Singapore cũng cho nghỉ hưu những chiếc lớp Challenger đã có trước đây và sẽ sắm hai chiếc lớp Archer "dùng tạm" trước khi những chiếc Type 218SG đầu tiên ra mắt.

Trong ngắn hạn, số lượng tàu ngầm ở Đông Nam Á sẽ vẫn ổn định với việc các tàu mới sẽ thay thế các tàu cũ già cỗi chứ không có nhiều hợp đồng mua bán tàu ngầm mới số lượng lớn, chủ yếu là phụ thuộc vào sức khỏe của các nền kinh tế hiện nay chưa cho phép sắm sửa tràn lan.

Cũng không có dấu hiệu nào về một cuộc đua cải tiến chất lượng tàu ngầm. Hầu hết các tàu thế hệ mới được phát triển đều cung cấp tên lửa chống ngầm như là một phần tùy chọn của toàn bộ gói sản phẩm. Đây là một xu hướng quốc tế trong phổ biến vũ khí hiện đại của công nghệ tàu ngầm và không dành riêng cho bất kỳ khu vực nào.

Tuy nhiên, tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm (SLCM) cho các mục đích tấ.n côn.g mặt đất lại là một trò chơi mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây là loại vũ khí có khả năng gây bất ổn, đặc biệt được phóng từ một bệ phóng tàng hình như tàu ngầm và có khả năng tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ các quốc gia khác. Hiện nay, dù nhiều quốc gia đã mua sắm SLCM, nhưng chưa có lực lượng hải quân nào ở Đông Nam Á xem xét nghiêm túc khả năng này. Cũng chưa có quốc gia ASEAN nào sở hữu các tên lửa công nghệ điều khiển hiện đại có tải trọng 500kg và phạm vi tối thiểu 300km.

Nền tảng địa chính trị

Quan trọng hơn cả trong một "cuộc đua tàu ngầm" chính là cái cớ. Hiện tại, khó có một khoảng trống chính trị - thường dẫn đến cuộc đua vũ khí như là hậu quả của những căng thẳng chính trị xoắn ốc cổ điển - xảy ra. Môi trường địa chính trị ở Đông Nam Á luôn căng thẳng trong nhiều thập kỷ trước đây với các cuộc tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, từ những năm 2000, các nước trong khu vực đã giải quyết một cách hữu nghị hầu hết các tranh chấp hàng hải thông qua thủ tục tố tụng pháp luật quốc tế. Các vấn đề biên giới biển cũng được giải quyết song phương, ví dụ các thỏa thuận đạt được trong năm 2011 giữa Indonesia và Việt Nam đã cùng nhau xác định hành lang đán.h cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn (EEZ).

Với những cố gắng hết mình, ASEAN đã cùng nhau cam kết hướng tới một cộng đồng, một cấu trúc địa chính trị ổn định, tránh khỏi sự đ.e dọ.a hoặc việc sử dụng vũ lực trong việc giải quyết tranh chấp. ASEAN cũng phấn đấu để duy trì vị thế điều khiển cấu trúc an ninh của khu vực.

Tàu ngầm Đông Nam Á: Là cuộc đua hay buộc phải có? - Hình 3

Indonesia cũng đang rất mong muốn củng cố hạm đội tàu ngầm của mình.

Các nước Đông Nam Á hiện đang tăng cường hợp tác giữa các lực lượng hải quân. Indonesia và Singapore thiết lập một đội cứu hộ tàu ngầm và thỏa thuận hợp tác trở lại trong năm 2012, theo sau là một hiệp ước tương tự giữa Singapore và Việt Nam vào năm 2013. Các nỗ lực song phương dần đang trở thành hợp tác đa phương trong khu vực, chẳng hạn như cuộc tập trận Pacific Reach - một cuộc tập trận cứu hộ tàu ngầm đa quốc gia từ năm 2000 hay Hội nghị tàu ngầm châu Á - Thái Bình Dương (APSC) từ năm 2001.

Đây được xem như là một nền tảng được thiết kế để thúc đẩy hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa những quốc gia khai thác tàu ngầm, tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy sự tham gia đa phương rộng lớn hơn và thỏa thuận hợp tác được thể chế hóa trong tương lai, mô hình trên tương tự với Nhóm công tác cứu hộ và giải cứu tàu ngầm NATO (SMERWG).

Mối quan tâm đến tàu ngầm sẽ vẫn còn tiếp tục gia tăng trong tương lai, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sản xuất nhằm bù đắp sự thiếu hụt công suất dự kiến. Mô hình phổ biến vũ khí này sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Tuy vậy, hẵng còn xa để nói về một "cuộc đua tàu ngầm" ở Đông Nam Á.

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
Căng thẳng Trung Đông đ.e dọ.a kinh tế toàn cầu
07:13:52 04/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
FBI buộ.c tộ.i 5 người Trung Quốc che giấu việc đến khu quân sự Mỹ
09:09:59 04/10/2024
FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp
22:04:04 04/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024

Tin đang nóng

Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Negav hại HURRYKNG lộ quá khứ đen tối, Quang Hùng MasterD "bận rộn", fan phẫn nộ
10:04:14 05/10/2024
Ronaldo gây tranh cãi: B.ị t.ố mượn tên Messi để câu tương tác, cố tính "dìm" các huyền thoại bóng đá
11:04:42 05/10/2024
Team Quang Linh bị giành kiot, đối thủ chơi xấu, Lindo lo cho số phận nhà hàng
09:00:39 05/10/2024
Yêu qua mạng 4 năm, cặp đôi Nghệ An vừa gặp mặt đã làm lễ dạm ngõ
11:28:29 05/10/2024
Cặp đôi đóng chị em trên phim nhưng yêu nhau ngoài đời, nhà gái là ngọc nữ màn ảnh hack tuổ.i cực đỉnh
13:31:35 05/10/2024
Thùy Dương 'cô dâu' của Chải, chạm ngõ màn ảnh với nét đẹp quyến rũ
10:59:51 05/10/2024
Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng
10:55:40 05/10/2024

Tin mới nhất

EU bỏ phiếu ủng hộ áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc

13:42:11 05/10/2024
Phản ứng trước quyết định của EU, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh kêu gọi EC quay trở lại giải quyết xung đột thương mại thông qua tham vấn.

Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người

11:10:53 05/10/2024
Theo cảnh sát tỉnh Pathum Thani, người điều hành đồng thời là chủ sở hữu chiếc xe buýt, Panissara, bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người. Các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy rò rỉ khí gas có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga Ukraine

11:07:17 05/10/2024
Về phần mình, Nga có vẻ sẵn sàng xem xét sáng kiến này. Theo các tuyên bố gần đây của đại diện Nga, Moskva có thể sẽ tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến hòa bình nếu các điều khoản của hội nghị được làm rõ.

Hướng tới 'Sáng tạo, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp'

11:00:52 05/10/2024
Theo ước tính của OIF, đến năm 2050 con số này có thể lên tới hơn 715 triệu người, tương đương 8% dân số thế giới. Và vào năm 2060, thế giới dự kiến có 760 triệu người nói tiếng Pháp.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?

06:21:11 05/10/2024
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.

Nơi giữ gìn cội nguồn và bản sắc dân tộc

06:18:21 05/10/2024
Không chỉ là ngôi trường dạy tiếng Việt, những người thành lập trường Việt ngữ Cây Tre còn hướng đến mục tiêu đưa nơi này trở thành một địa điểm văn hóa của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Nhân viên bảo trì đường sắt ở Italy bị tàu đâ.m t.ử von.g

06:15:36 05/10/2024
Công ty đường sắt Rete Ferroviaria Italiana (RFI) cho biết kết nối đường sắt giữa các thành phố Bologna và Venice ở phía Bắc Italy bị dừng vào lúc 4h30 (giờ địa phương) sau khi một nhân viên đường sắt bị tàu đâ.m ngay ở phía Bắc Bologna.

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội

05:58:08 05/10/2024
Về phòng chống thảm họa thiên tai, Thủ tướng Ishiba tiếp tục nhấn mạnh cam kết thành lập Cục Phòng chống Thiên tai, một trong những chính sách chủ chốt của ông nhằm đối phó kịp thời với các thiên tai như lũ lụt và bảo vệ tính mạng người...

Căng thẳng tại Trung Đông: Cắt đứt tuyến đường cho người sơ tán từ Liban vào Syria

05:54:56 05/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban.

Phát hiện các mỏ khí đốt lớn tại Colombia

05:52:17 05/10/2024
Petrobras hiện nắm giữ 44,4% cổ phần trong một tập đoàn thăm dò khí đốt ở vùng Caribe của Colombia, trong khi công ty nhà nước Ecopetrol (Colombia) nắm giữ 55,6% còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Xúc động thầy giáo nhận nuôi 22 bé làng Nủ còn sống sau trận lũ quét kinh hoàng

Netizen

14:50:40 05/10/2024
Sau trận lũ quét kinh hoàng vừa qua, Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang đã quyết định nhận nuôi tất cả tr.ẻ e.m, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tới năm 18 tuổ...

HYBE 'tra khảo' kín fan NewJeans, bị tòa án 'dí' một thứ, Min Hee Jin đắc ý

Sao châu á

14:37:48 05/10/2024
NewJeans đã châm ngòi cuộc chiến với công ty chủ quản với mong muốn tìm lại công bằng. Bước đầu, fan suy đoán nhóm nhạc nữ sẽ thua đau , nhưng tình thế hiện tại dường như đảo ngược khi HYBE phải đối mặt với nhiều cáo buộc lớn.

Ca sĩ Uyên Trang ra sao sau biến cố sức khỏe?

Nhạc việt

14:26:27 05/10/2024
Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, ca sĩ Uyên Trang phải tạm dừng hoạt động nghệ thuật để trị bệnh. Tuy tiếc nuối vì sự nghiệp gián đoạn nhưng Uyên Trang hạnh phúc vì khán giả vẫn nhớ tới mình.

'Ngày xưa có một chuyện tình' ra rạp tháng 11

Hậu trường phim

14:24:05 05/10/2024
2 phim Việt Ngày xưa có một chuyện tình (đạo diễn: Trịnh Đình Lê Minh) và Cu li không bao giờ khóc (đạo diễn: Phạm Ngọc Lân) sẽ cùng ra rạp vào tháng 11 tới.

Negav lộ gia thế khủng, cỡ nào mà tự tin bỏ học, phát ngôn ngổ ngáo phải xin lỗi

Sao việt

14:23:35 05/10/2024
Ngập tràn mạng xã hội hiện tại chính là những chủ đề liên quan đến loạt phốt của Negav. Sau phát ngôn bỏ học gây bức xúc thì khủng hoảng còn lan rộng khi loạt bình luận thô tục trong quá khứ của Negav bị phơi bày.

Rapper Eminem chia sẻ niềm vui lên chức ông ngoại

Nhạc quốc tế

14:20:21 05/10/2024
MV ghi lại những thước phim đầy cảm động về quá trình trưởng thành từ nhỏ đến lớn của cô con gái Hailie và niềm vui của Eminem khi lên chức ông ngoại.

'Vũ khí' tỏa sáng của quý cô công sở gọi tên áo sơ mi

Thời trang

14:12:34 05/10/2024
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sang trọng của áo sơ mi chính là chất liệu. Sơ mi lụa, cotton cao cấp, voan hay satin đều mang đến cảm giác mềm mại, thoáng mát và dễ chịu khi mặc.

'Dương gió tai' ông trùm troll vợ, mỗi ngày 1 outfit gây ám ảnh MXH là ai?

Trẻ

14:11:12 05/10/2024
Tung hoành khắp cõi mạng gần đây chắc chắn phải kể đến vợ chồng Dương và Em Thảo Bán Xôi. Theo đó, cặp đôi chủ yếu ghi lại cảnh đi bán xôi vỉa hè, chồng phụ giúp vợ nhưng lại thu hút cả mấy triệu lượt xem vì loạt khoảnh khắc bất ngờ, hà...

Game thủ Tốc Chiến ngỡ ngàng trước lối chơi dị của trợ thủ Nami

Mọt game

13:16:06 05/10/2024
Đã lâu, Tốc Chiến chưa có thêm nhiều lối chơi dị, đi ngược quy chuẩn mà vẫn mang lại hiệu quả ấn tượng. Đặc biệt, sau khoảng thời gian dài bị thống trị bởi trào lưu Feed to win

Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa

Tin nổi bật

12:48:14 05/10/2024
Lúc này biển động mạnh, thấy người bị nạn kêu cứu, nhiều người hô hoán. Cách đó khoảng 2 km, một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổ.i cũng chới với khi bị sóng cuốn xa bờ.

Cosplay Eve, gái xinh háo hức chờ ngày trình làng của game "bom tấn"

Cosplay

12:46:34 05/10/2024
Thời gian qua, đặc biệt là những ngày cận kề lịch ra mắt này, từ khóa Stellar Blade càng trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Điều đó đồng nghĩa với sự quan tâm và sức hút của game đối với cộng đồng game thủ.