Chính biến Sudan: Tổng thống bị lật đổ Bashir chuyển sang nơi giam giữ mới
Hôm nay, Tổng thông bị lật đổ Omar al-Bashir của Sudan đã bị chuyển vào nhà tù Kober ở Khartoum do sức ép của những người biểu tình lên quân đội.
Người biểu tình Sudan phát động các cuộc biểu tình chống chính phủ vào tháng 12 và đã nhiều ngày cắm trại trước trụ sở quân đội ở Khartoum
Hôm nay, các lãnh đạo quân sự của Sudan đã chuyển Tổng thống bị lật đổ Omar al-Bashir vào tù khi những người biểu tình tiếp tục ngồi ngoài trụ sở quân đội tại Khartoum gây áp lực đòi quân đội nhanh chóng chuyển giao việc lãnh đạo đất nước cho chính phủ dân sự.
Sau khi kết thúc sự cai trị của ông Bashir trong ba thập kỷ vào tuần trước, quân đội đã chuyển ông Bashir đến nhà tù Kober ở Khartoum.
Theo các nhân chứng gần nhà tù ở phía bắc Khartoum cho biết, có một đội quân được trang bị vũ khí và các thành viên của một nhóm bán quân sự bảo vệ phía bên ngoài nhà tù.
Từ khi tiếp quản chính phủ hôm thứ Năm tuần trước, những người cầm quyền mới của đất nước nói rằng ông Bashir đang bị giam giữ “ở một nơi an toàn” nhưng không cho biết cụ thể là ở đâu.
Omar al-Bashir cai trị Sudan trong 30 năm cho đến khi bị quân đội lật đổ vào tuần trước
Video đang HOT
Việc giam giữ ông Bashir đã không thể chấm dứt các cuộc biểu tình ở nước này. Những người phát động các cuộc biểu tình chống chính phủ vào tháng 12 và đã cắm trại nhiều ngày trước trụ sở quân đội ở Khartoum.
Các nhà lãnh đạo quân sự của Sudan đã đưa ra một số nhượng bộ đối với người biểu tình, bao gồm cả việc sa thải hôm thứ ba tổng công tố viên Omer Ahmed Mohamed, nhưng những người biểu tình vẫn lo ngại cuộc nổi dậy của họ có thể bị đàn áp.
“Chúng tôi phải đối mặt với hơi cay, nhiều người trong số chúng tôi đã bị bỏ tù. Chúng tôi đã bị bắn và nhiều người đã chết. Tất cả điều này là vì chúng tôi đã nói những gì chúng tôi muốn”, một người biểu tình nói với AFP.
Các quan chức cho biết ít nhất 65 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực liên quan đến biểu tình kể từ tháng 12, với một số người bị giết đã được vẽ chân dung lên một bức tranh tường ở Khartoum.
Mặc dù đã có những cảnh ăn mừng – với những người biểu tình hát và vẫy cờ quốc gia của họ – những nơi biểu tình đã trở nên căng thẳng hơn vì những lo ngại quân đội sẽ cố gắng giải tán cuộc biểu tình.
“Bây giờ chúng tôi sợ rằng cuộc cách mạng của chúng tôi có thể không đạt được mục đích chính, đó là lý do tại sao chúng tôi đang giữ vững vị trí của mình ở đây. Chúng tôi đang ở đây cho đến khi nhu cầu của chúng tôi được đáp ứng”, một người biểu tình nói.
Đầu tuần này, các nhân chứng cho biết một số xe quân đội đã bao vây khu vực và quân đội đang gỡ bỏ các chướng ngại vật mà người biểu tình đã dựng lên như là một biên pháp bảo vệ sự an toàn cho họ.
Khi lên nắm quyền hôm thứ Năm, quân đội cho biết một hội đồng quân sự sẽ điều hành đất nước trong hai năm, gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức từ các nhà lãnh đạo các cuộc biểu tình, những người đã đưa ra một loạt các yêu cầu.
Các cường quốc phương Tây trước đây kêu gọi Bashir chú ý đến yêu cầu của người biểu tình đã tiếp tục ủng hộ những người biểu tình, thúc đẩy một chính quyền dân sự trong các cuộc đàm phán với các nhà cai trị quân sự.
Chỉ một ngày sau, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Awad Ibn Ouf tuyên bố sẽ thôi giữ chức chủ tịch hội đồng, gây ra sự hân hoan trên đường phố Khartoum.
Người kế nhiệm của ông, Tướng Abdel Fattah al-Burhan giám sát các cuộc đàm phán cuối tuần với các đảng chính trị, đã không thành công. Ngoại trưởng Sudan đã nói Burhan “cam kết sẽ có một chính phủ dân sự hoàn chỉnh” và kêu gọi các quốc gia khác ủng hộ hội đồng.
Các nhà lãnh đạo quân sự đã phái một phái viên đến trụ sở của Liên minh châu Phi tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, nhưng khối khu vực này đe dọa sẽ đình chỉ Sudan về cuộc đảo chính.
Liên minh gồm 55 thành viên đã cho hội đồng quân sự 15 ngày để trao quyền cai trị dân sự, trong khi Liên hợp quốc đã chỉ định một đặc phái viên mới làm việc với Liên minh châu Phi về việc hòa giải cuộc khủng hoảng.
Các cường quốc phương Tây trước đây kêu gọi ông Bashir chú ý đến yêu cầu của người biểu tình đã tiếp tục ủng hộ những người biểu tình, thúc đẩy một chính quyền dân sự trong các cuộc đàm phán với các nhà cai trị quân sự.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo Congly
Tướng Nga trổ tài thi bắn súng với tùy viên quân sự các nước
Tùy viên quân sự của một số nước, trong đó có Mỹ, đã được mời tới tham gia thi bắn súng với các tướng lĩnh và đô đốc Nga.
Ảnh minh họa.
Theo hãng tin Sputnik, cuộc thi được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Tình nguyện Hợp tác với Quân đội, Hàng không và Hải quân Nga (DOSAAF).
Cuộc thi dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay (14/3) tại thủ đô Moscow của Nga.
"Những người tham gia cuộc thi là thành viên Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo quân sự của Nga do Tướng Anatoly Kulikov dẫn đầu và các tùy viên quân sự thuộc đại sứ quán Mỹ, Trung Quốc, Đức, Pháp, Slovenia, Serbia, Hàn Quốc và Chile", DOSAAF cho biết.
Cuộc thi được tổ chức với súng ngắn Makarov và Glock-17 cùng các loại vũ khí cá nhân.
Về phía Nga, theo thông tin từ ban tổ chức, trong số những người dự định tham gia sự kiện thể thao này có Đô đốc Hạm đội Vladimir Masorin - cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Ivan Vasilyev - cựu Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Valuyev - cựu Tư lệnh Hạm đội Baltic, Phó Đô đốc Alexander Balyber, Đại tá Viktor Barynkin, cựu giám đốc truyền thông Lực lượng Vũ trang Nga Yuri Zalogin và nhiều người khác.
Hà Dung
Theo PLVN
Sudan bắt giữ hơn 800 người biểu tình phản đối chính phủ Theo AFP, ngày 7/1, Bộ trưởng Nội vụ Sudan Ahmed Bilal Osman cho biết, hơn 800 người biểu tình đã bị bắt giữ khi tham gia hàng trăm cuộc biểu tình phản đối chính phủ được tổ chức trên khắp đất nước kể từ hồi tháng 12/2018. Người biểu tình Sudan hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình phản đối chính phủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dự trữ vàng của Nga lập kỷ lục mới

Thuế quan của Mỹ: Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, trên 78.500 người ở Haiti phải di dời

Quyền lợi và rủi ro của thị thực du học giữa làn sóng siết chặt nhập cư thời Tổng thống Trump

Sức mạnh của ASEAN nằm ở sự bền bỉ và được thử thách qua thời gian

Mexico không loại trừ khả năng áp thuế đối ứng

Tổng thống Mỹ công bố lịch khám sức khỏe định kỳ

Mỹ: Ít nhất 23 người thiệt mạng do lũ lụt và lốc xoáy

Hàn Quốc phản đối tuyên bố của Nhật Bản về quần đảo tranh chấp

Châu Âu trải qua tháng 3 nóng nhất lịch sử

Công suất năng lượng tái tạo năm 2024 cao kỷ lục

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 08/04: Song Tử nóng vội, Bảo Bình may mắn
Trắc nghiệm
18:13:39 08/04/2025
Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió
Ẩm thực
17:08:29 08/04/2025
Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền
Lạ vui
17:03:47 08/04/2025
Báo chí Hàn Quốc chỉ trích Garo Sero: Bịa đặt, xâm phạm đời tư nghệ sĩ
Sao châu á
17:03:25 08/04/2025
Sao Việt 8/4: NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc hồi tưởng hành trình 30 năm gắn bó
Sao việt
17:01:13 08/04/2025
Andre Onana: 'MU đang ngày một tốt lên'
Sao thể thao
16:59:33 08/04/2025
Thuế quan của Hoa Kỳ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood
Hậu trường phim
15:23:19 08/04/2025
Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV
Tv show
15:20:52 08/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà
Phim việt
15:14:31 08/04/2025