Chính biến cung đình
Úc đang ở trên con đường thẳng nhất hướng tới truyền thống chính trị mà cho tới nay mới chỉ thấy có ở những nước như Nhật Bản, Ý hay Hy Lạp là thay đổi chính phủ và thủ tướng quá thường xuyên. Trong 2 năm qua, ở nước này đã có tới 3 thủ tướng, do tổng tuyển cử và bởi đảo chính trong nội bộ đảng cầm quyền.
Cựu Thủ tướng Tony Abbott trong bài phát biểu trước truyền thông sau khi mất chức – Ảnh: Reuters
Mới đây nhất, ông Tony Abbott đã bị phế truất chức vụ Chủ tịch đảng Tự do cầm quyền trong một cuộc thách thức quyền lực bất ngờ và vì thế bị mất luôn cả cương vị thủ tướng. Tân chủ tịch của đảng này và tân thủ tướng của Úc là cựu Bộ trưởng Truyền thông Malcolm Turnbull.
Năm 2009, chính ông Abbott đã làm chính biến cung đình lật đổ cương vị chủ tịch đảng của ông Turnbull. Ông Turnbull có được cuộc rửa hận hoàn hảo nhờ tranh thủ được cả thiên thời, địa lợi lẫn nhân hòa ở Úc cũng như trong nội bộ đảng. Ông Abbott bị suy giảm uy tín cá nhân nặng nề bởi một số chính sách lớn không được lòng dân và bởi phong cách cầm quyền độc đoán gây bất bình trong nội bộ đảng. Thêm vào đó, ông Turnbull đã khôn khéo khuấy động nguy cơ đảng cầm quyền bị mất quyền vào tay Công đảng trong lần tổng tuyển cử tới.
Theo những phát biểu đầu tiên của ông Turnbull sau khi tuyên thệ nhậm chức thì cả định hướng chính sách lẫn phong cách cầm quyền tới đây sẽ khác biệt cơ bản so với thời trước, trừ chính sách về bảo vệ khí hậu trái đất. Ưu tiên chính sách và hành động hàng đầu của vị thủ tướng mới là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tranh thủ cử tri và thực hành dân chủ hóa trong nội bộ đảng, ngầm kỳ vọng rằng nhờ thế mà truyền thống đảo chính nội bộ sẽ không tiếp tục lặp lại với chính mình.
Thảo Nguyên
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Những vụ lùm xùm nổi tiếng của cựu thủ tướng Úc
Ông Tony Abbott đã mất ghế Thủ tướng vào tay ông Malcolm Turnbull sau cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo của đảng Tự do tối 14.9. Đó là kết quả từ sự mất lòng tin của những người ủng hộ.
Những phát ngôn và quyết định gây sốc là nguyên nhân không nhỏ khiến ông Abbott (trái) mất ghế lãnh đạo đảng Tự do vào tay ông Turnbull - Ảnh: AFP
Việc ông Abbott bị lật đổ không phải chuyện quá ngạc nhiên. Yếu tố chính trị là điểm quan trọng nhất dẫn đến biến cố này. Nhưng trước hết, bản thân ông cũng tự khiến hình ảnh của mình trở nên "xấu xí" khi xuất hiện khá nhiều trong các vụ lùm xùm không đáng có. Sau đây là những phát ngôn và hành động bi hài của ông Tony Abbott.
Phong tước cho Hoàng thân Anh
Hồi tháng 1.2015, ông Abbott đã hứng sự chỉ trích nặng nề từ người Úc sau đề nghị phong tước Hiệp sĩ cho Hoàng thân Anh.
Báo The Sydney Morning Herald tổ chức cuộc khảo sát sau đó và 93% độc giả nói rằng việc phong tước cho Hoàng thân Phillip, tức phu quân của Nữ hoàng Elizabeth II, đã "đưa nước Úc trở lại thế kỷ 18". Người Úc phản đối đề nghị này vì cho rằng nó gợi lại những ngày Úc còn là thuộc địa của Anh.
Dùng bản đồ "lạc hậu" chống IS
Hồi tháng 6 qua, ông Abbott cùng Tổng giám đốc Cơ quan tình báo an ninh Úc (ASIO), ông Duncan Lewisc, có cuộc gặp gỡ báo chí và công bố một số thông tin về việc chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, điều này lại khiến phe đối lập được dịp cáo buộc ông Abbott... tiết lộ bí mật quốc gia, khi không giữ kín những tài liệu đối phó IS.
Ngoài ra, đài RT của Nga cũng dẫn các bức ảnh chụp tấm bản đồ nghiên cứu của ông Abbott và chỉ ra rằng nó đã thuộc diện lỗi thời. Một tài liệu từ năm 2014 thì không thể xác định vị trí của IS tại Syria và Iraq vì từ thời gian đó đến nay, tổ chức này đã mở rộng phạm vi kiểm soát, RT cho biết.
Cách dùng từ gây sốc
Tháng 3.2015, ông Tony Abbott tiếp tục vướng vào những chỉ trích xung quanh cách lựa chọn từ ngữ, sau khi cho rằng những người bản địa của Úc đã "lựa chọn lối sống" cho mình bằng cách sống ở vùng sâu, vùng xa!
Ông Abbott nhiều lần bị bắt lỗi vì cách dùng từ, phát ngôn của mình - Ảnh: Reuters
Ý kiến này vấp phải sự phản ứng từ lãnh đạo thổ dân Noel Pearson và cố vấn Thủ tướng về vấn đề bản địa Warren Mundine. Tuy nhiên ông Abbott đã từ chối xin lỗi.
"Tôi trả lời phỏng vấn mỗi ngày và mọi người ai cũng có thể soi mói những từ ngữ đặc biệt mà tôi sử dụng, và nếu người ta muốn nói rằng tôi nên chọn cách bày tỏ quan điểm khác đi, đó là quyền của họ", The Guardian dẫn lời ông Abbott.
"Lựa chọn của người cầm đầu"
Một trong những cụm từ tiếng Anh gắn liền với ông Abbott nhiều nhất có lẽ là "captain's pick" hay "captain's call".
Cụm từ này diễn tả một quyết định gây khó chịu hoặc có hại cho tất cả mọi người, ngoại trừ... người đưa ra quyết định. Và trên cương vị Thủ tướng trước kia, ông Abbott là nhân vật chuyên đưa ra quyết định được liệt vào dạng "captain's pick".
Ngoài đề nghị phong tước cho Hoàng thân Anh kể trên, hàng loạt sai lầm của ông Abbott cũng bị chỉ ra, bao gồm chuyện bổ nhiệm bà Bronwyn Bishop vào vị trí người phát ngôn trước lúc bà này buộc phải thôi chức sau những vụ lùm xùm.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng Úc bất ngờ bị phế truất bởi nghị sĩ cùng đảng Úc chuẩn bị có thủ tướng mới sau khi ông Tony Abbott bị phế truất bởi nghị sĩ đối lập bên trong Đảng Tự do, ông Malcolm Turnbull. Trong một cuộc bỏ phiếu nội bộ đảng, ông Abbott đã thua cựu Bộ trưởng Thông tin Malcolm Turnbull và không còn là người đứng đầu Đảng Tự do. Ông Abbott giành được 44 phiếu...