China’s got talent: Thực lực hay thủ đoạn?
Một chương trình gần “nguội lạnh” tại Anh-Mỹ, ngay trong lần đầu tổ chức tại Trung Quốc đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, đằng sau hào quang đó là những câu chuyện bi hài mà không phải ai cũng biết đến.
Sau ồn ào của cuộc thi Supper Girl năm 2008, khán giả Trung Quốc ngày càng khắt khe khi lựa chọn một tiết mục tạp kỹ truyền hình. Tuy nhiên, đầu năm 2010, đông đảo quần chúng đã bị “hớp hồn” bởi một chương trình mang tên Tìm kiếm tài năng ( China’s got talent). Mặc dù đã gần “nguội” ở Anh, Mỹ nhưng ngay trong lần đầu xuất hiện tại Trung Quốc, nó đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Bên cạnh tính giải trí nhẹ nhàng, series truyền hình này đã mang đến cho người xem nhiều ấn tượng sâu sắc từ tiết mục biểu diễn cho đến câu chuyện cảm động của các thí sinh. Tuy nhiên, cũng chính vì sự nổi bật “khác thường” và thành công nhanh chóng này, China’s got talent đã gặp phải không ít sóng gió thị phi.
Tìm kiếm tài năng hay Tìm kiếm tình thương?
Sự phong phú trong các tiết mục của China”s got talent
Trên sân khấu China’s got talent, bạn không chỉ được thưởng thức những giọng ca vàng, màn vũ đạo điêu luyện mà còn được chứng kiến phần trình diễn phối hợp nhiều kỹ năng, loại hình phong phú. Đó có thể là chàng trai 16 tuổi làm hiệu ứng tia chớp, sấm sét biểu diễn ngay trên sân khấu, dàn robot biết nói tiếng người và diễn xiếc hay cô gái chơi loại nhạc cụ dân gian đặt trong… cổ họng. Ngoài ra, vận dụng nét văn hóa đặc sắc của người dân Trung Hoa, các thí sinh còn mang đến cuộc thi nhiều tiết mục mạo hiểm, phối hợp võ thuật cổ truyền siêu đẳng. Tất cả những ưu thế nổi trội này đã làm nên nét đặc sắc vô cùng cuốn hút cho China’s got talent.
Video đang HOT
Các thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt luôn được ưu ái hơn trong cuộc thi này
Tuy nhiên, tiết mục dù hay đến mấy nhưng với số lượng quá nhiều và tần suất phát sóng dầy đặc thì khán giả cũng không thể nhớ hết và ấn tượng với tất cả thí sinh. Xuất phát từ suy nghĩ thực tế trên, hầu hết người chơi có mặt tại cuộc thi đã chuẩn bị sẵn cho mình một hành trang chu đáo. Đó không phải là một tiết mục đầu tư công phu mà là một câu chuyện thật cảm động về cuộc sống riêng tư hoặc lý do đưa họ tới chương trình. Như một lẽ tự nhiên, người nghèo, yếu đuối hoặc tàn tật luôn nhận được tình thương, sự quan tâm và bảo vệ của mọi người. Không tốn kinh phí, không mất thời gian lăng xê và cũng không cần người kiểm chứng, những câu chuyện này ngày một “mọc” lên nhiều như nấm sau cơn mưa. Đó là anh chàng chim công, vợ chồng bán cổ ngan, đại gia vỡ nợ… với vô vàn vị đắng của cuộc sống.
Vẫn biết tính nhân văn là yếu tố không thể thiếu trong 1 cuộc thi nhưng nếu lạm dụng thái quá thì chương trình Tìm kiếm tài năng sẽ bị “biến chất” thành Tìm kiếm tình thương
Có nhiều người nói rằng, China’s got talent là một sân chơi quần chúng, giúp tầng lớp lao động hoặc một bộ phận hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tìm thấy sự tự tin, giành được sự khẳng định của xã hội. Chính vì thế, thành công của cuộc thi này không nằm ở hai chữ “tài năng” mà phụ thuộc lớn vào “con người”. Tuy nhiên, điều này này lại hoàn toàn mâu thuẫn với mục đích ban đầu của chương trình là tìm kiếm tài năng, năng lực đặc biệt – khác thường hoặc hơn người. Trước thực trạng trên, khán giả Trung Quốc đã đề nghị ban tổ chức đổi tên cuộc thi Tìm kiếm tài năng thành Tìm kiếm tình thương cho phù hợp với những gì mà đó đã thể hiện.
China’s got talent: Thành công nhờ thủ đoạn?
Trong suốt 2 năm diễn ra vòng loại cho tới chung kết, cuộc thi China”s got talent đã để lại không ít dấu ấn tốt đẹp với khán giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó dư luận cũng nhận thấy không ít tiêu cực từ khâu sản xuất cho tới dàn dựng và phát sóng chương trình. Nổi bật nhất phải kể tới 2 scandal ồn ào: nam thí sinh bị nữ đạo diễn gạ tình và vụ hát nhép của cậu bé người Nội Mông.
Thí sinh Tiêu Tiêu biểu diễn trên sân khấu China”s got talent
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào thời điểm vòng loại thứ 2 vừa kết thúc, thí sinh Tiêu Tiêu đã tiết lộ thông tin gây sốc trên mạng internet rằng mình đã bị nữ đạo diễn của chương trình Tìm kiếm tài năng “gạ gẫm”. Chàng trai này thậm chí còn công bố một đoạn ghi âm cuộc điện thoại giữa hai người và tuyên bố đang nắm giữ loạt “ảnh nóng” của đối phương.
Trước lời buộc tội đầy thuyết phục trên, giám chế sản xuất chương trình China’s got talent – ông Lục Vỹ đã lên tiếng cho biết: “Tiêu Tiêu là một ca sỹ nổi danh trên các diễn đàn, mạng xã hội. Anh ta theo đuổi nữ đạo diễn bất thành nên đã cài bẫy, chụp lén để trả thù. Chúng tôi sẽ không để đối tượng xấu này nhân cơ hội lăng xê tên tuổi”.
Giọng hát thiên thần của Uudam bị nghi ngờ “làm giả”
Scandal thứ 2 liên quan đến nghi vấn hát nhép của thí sinh 12 tuổi Uudam đến từ Nội Mông. Bằng chứng được đưa ra là video clip được cho là ghi hình trực tiếp tại hiện trường đã có hiệu quả khác hẳn với giọng hát được phát sóng trên truyền hình. Những người tung tin thậm chí còn khẳng định ban tổ chức đã tráo giọng của danh ca nhí Ba Đặc Nhĩ cho Uudam.
Trước nghi vấn trên, đại diện nhà sản xuất đã khẳng định: “Uudam chắc chắn là hát thật… Đây là âm mưu hãm hại của một đối tượng nào đó. Những video buộc tội đang xuất hiện trên các trang web đều có xử lý hậu kỳ, dấu vết làm giả quá nhiều và dễ nhận thấy”.
Mặc dù tính chất sự việc khác nhau nhưng cả 2 vụ việc trên đều được ban tổ chức China’s got talent và đài truyền hình Đông Phương Thượng Hải (đơn vị phát sóng độc quyền cuộc thi này tại Trung Quốc) được đưa tới cơ quan chức năng điều tra và giải quyết. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là cho tới nay vẫn chưa thấy “tăm hơi” kết quả.
Có thể nhận thấy một điều rất rõ rằng tại cuộc thi này, tài năng không phải là quan trọng nhất, nỗ lực cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ cho… thủ đoạn. Nếu phán xét về cái được và chưa được, bạn sẽ dễ dàng đưa ra ý kiến từ những câu chuyện phong phú trên đây. Tuy nhiên, nếu yêu cầu chấm điểm cho phiên bản Tìm kiếm tài năng tại Trung Quốc, bạn chắc chắn sẽ rất lúng túng vì chưa biết nên dùng tiêu chuẩn nào để định lượng và cân nhắc.
Theo VNN
Mặt trái không ngờ tới của chương trình Tìm kiếm tài năng Got Talent
Điều mà ai cũng nghĩ tới, rằng các tài năng có thể sẽ lụi tàn chóng vánh sau khi đăng quang, chỉ là một trong rất nhiều mặt trái của kiểu gameshow Got Talent đang thịnh hành trên gần 50 quốc gia khắp thế giới.
Các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình đang nở rộ và xuất hiện nhan nhản trên các kênh truyền hình giải trí khắp thế giới. Từ chương trình UK X factor của tay phù thủy Simon Cowell đến Britan's Got Talent, America's Got Talent rồi lan ra khắp gần 50 quốc gia trong đó có Việt Nam. Khó phủ nhận những chương trình Tìm kiếm tài năng đang góp sứ mệnh vào việc thay đổi bộ mặt của truyền hình đại chúng, thế nhưng việc sử dụng các "tài năng" để mang lại lợi nhuận cho các chương trình có nhiều mặt trái khó lường.
Hào quang quá "chói" với những "tài năng" bước ra từ Got Talent?
Các chương trình Tìm kiếm tài năng như X Factor hay Got Talent đưa người thắng cuộc đến một cánh cửa mở tới nền công nghiệp giải trí và cơ hội để được công chúng và truyền thông thừa nhận một cách chính thức, đường hoàng. Tuy nhiên, không ít người lên tiếng phản đối các chương trình tìm kiếm tài năng (trong đó có huyền thoại Elton John) vẫn đang tranh cãi về cách tạo nên một ngôi sao từ "bệ phóng" Got Talent này.
Thông thường, các nghệ sĩ bắt đầu từ con số 0 và họ phải lao động cật lực, miệt mài hàng ngày hàng giờ liền với niềm đam mê và nỗ lực phi thường, bù lại, họ chỉ nhận lại các phần thưởng vô cùng khiêm tốn. Tất nhiên, cũng có nghệ sĩ đạt đến đỉnh cao danh vọng bằng sự may mắn, nhưng hầu hết các thành công trong lĩnh vực giải trí đều được "công nghiệp" một cách chuyên nghiệp.
Người chiến thắng từ các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình thường có ít kinh nghiệm "đấu trường" và bản lĩnh trước công chúng, vì thực tế họ không va vấp nhiều như các nghệ sĩ thực thụ. Ngay cả với người thực tế và tỉnh táo nhất thì cuộc "tiếp đất" hoàn toàn không dễ dàng bởi sự thay đổi đối với họ là quá lớn và đột ngột. Việc tự dưng một chốc lên mây khiến cho việc "hạ cánh" có thể là một cú sốc đối với người thắng cuộc.
Đa phần các gương mặt thành công từ cuộc thi tài năng tỏ ra lúng túng không biết bắt đầu từ đâu trong con đường sự nghiệp tiếp sau cuộc thi. Trong khi đó, các nghệ sĩ thực thụ đã có kinh nghiệm và họ biết chống đỡ trước chú ý hay những cú va đập của truyền thông, khán giả.
Ví như nàng "vịt xấu xí" Susan Boyle từ chương trình Britan's Got Talent 2009 đã khiến những ai coi Susan Boyle hát đêm chung kết đều phải nín thở khi người phụ nữ 47 tuổi này cất giọng hát cao vút của thiên thần. Vậy nhưng, dù được ca ngợi hết lời, thì một nhóm nhảy khác vẫn giành chiến thắng trước Susan Boyle. Trước đó, Boyle từng được biết là có học lực kém cũng như nhận thức không được nhạy bén khi còn đi học. Bà còn bị trấn thương vùng não bộ khi mới chào đời. Sau khi chinh phục giấc mơ tại Got talent, Boyle thấy bối rối, choáng ngợp với thành công ngoài sức tưởng tượng mà bản thân đạt được.
Các chương trình bị biên tập khi lên sóng
Một yếu tố cần được bàn đến là việc biên tập lại các chương trình truyền hình thực tế - đương nhiên, chương trình Got talent không là ngoại lệ. Chương trình khi được lên sóng, người xem chỉ được thấy một phần nhỏ những gì mà các thí sinh thể hiện thực sự ở trên sân khấu.
Theo ý kiến các thí sinh trực tiếp tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng trên truyền hình, thì không phải tất cả họ đều hài lòng về những khung hình được phát sóng về phần thi của họ. Lý do những người này đưa ra là, phần thi đã bị biên tập và chỉnh sửa theo ý đồ nhà sản xuất, với mục đích là làm nổi bật những điểm tiêu cực hay "dìm hàng" thí sinh.
Hoặc những đoạn phát sóng trên truyền hình chỉ là một đoạn ngắn chứ không phải toàn bộ phần biểu diễn của thí sinh. Quá trình biên tập của nhà sản xuất cũng cực kỳ khéo léo nhằm chủ đích là lôi kéo đám đông theo cái nhìn của họ, hướng người xem đến một suy nghĩ duy nhất về thí sinh đó là tốt hay hoặc không hay.
Giống như ở China"s Got Talent 2011 phần thi của cậu bé Mông Cổ 12 tuổi Uudam đã bị nhà sản xuất chương trình cắt ghép một cách "tinh vi" từ giọng ca của một em bé khác cùng câu chuyện xúc động của Uudam khiến hàng triệu trái tim thổn thức khi nghe giọng ca "nhái" của cậu bé cùng câu chuyện cảm động về người mẹ của em.
Cậu bé 12 tuổi người Mông Cổ Uudam với phần thi bị cắt ghép
khiến hàng triệu khán giả phải rơi lệ.
Ngay như Tìm kiếm tài năng Việt Nam cũng có không ít những lùm xùm liên quan việc nhà đài biên tập lại phần thi của thí sinh. Đỉnh điểm là trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh phản ứng gay gắt trước việc "cắt cúp" phần thi của cô.
Vụ lùm xùm về biên tập phần thi của thí sinh Quỳnh Anh tại Tìm kiếm tài năng
Việt Nam 2012 với việc mẹ của cô bé phải nhảy bổ lên sân khấu để thanh minh.
Ngoài ra, các chương trình Tìm kiếm tài năng luôn biết khéo léo lồng clip về đời sống cá nhân của thí sinh nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục mà nhà sản xuất hướng khán giả đến. Nếu một thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, hoặc là người khuyết tật, họ đang mang một căn bệnh nào đó, là người có số phận hẩm hiu hay gặp trở ngại trong cuộc sống cần phải vượt qua... thì tất nhiên nhà sản xuất sẽ hướng người xem đến một tâm lý chung là sự thương cảm của khán giả dành cho những người này hơn là nhìn nhận tài năng mà họ có.
Đơn giản, bởi ai cũng nghĩ về câu chuyện "vượt khó" và điều này làm những trái tim cảm thấy rung động, đồng cảm. Khi những thí sinh không may mắn chiến thắng, số đông người cho rằng, kết quả đó có phần "kém thú vị", đồng thợi họ liên tưởng đến việc chiến thắng nhờ sự cảm thông.
Nhạo báng và chỉ trích
Chương trình tìm kiếm tài năng có thể tàn nhẫn khi đánh giá về phần thi của một thí sinh quá những phần nhận xét, đánh giá được cho là kém trong cách ứng xử, phát ngôn thiếu suy nghĩ, hoặc là hời hợt, hoặc gượng gạo...Chương trình Tìm kiếm tài năng mang tính giải trí cao, nhưng lời bình hay nhận xét của các giám khảo có ảnh hưởng rất lớn đến người trực tiếp tham gia là các thí sinh - cũng như đến khán giả đang theo dõi trên truyền hình.
Ba vị giám khảo của Vietnam"s Got Talent 2012.
Có người dạn dĩ và quen với nhận xét mang tính phê phán, nhưng lại có người lại cảm thấy sốc và tổn thương khi bị những lời nhận xét nặng nề ném thẳng vào mặt như muốn đá văng họ ra khỏi sân khấu. Đôi khi, lời phê bình hoặc lời khuyên không chỉ đơn giản như người ta vẫn nghĩ, mà thực tế, nó có thể để lại hậu quả khôn lường cho người tiếp nhận lời nói đó, khiến họ mang trong mình cảm giác tự ti, thua thiệt, thất vọng về bản thân. Trên thực tế nhiều thí sinh trở về từ chương trình Got talent tin rằng họ là người kém cỏi, thất bại như những gì giám khảo nhận xét.
Sự thật có thể khiến người khác đau và những gì các thí sinh phải trải nghiệm qua cuộc thi Got Talent là không hề nhỏ. Họ có thể chỉ xuất hiện trên màn hình trong một vài tích tắc để thể hiện sự tự tin nhưng sẽ phải mất nhiều năm để có thể hiểu rằng thành công phải có một quá trình và nó không đến dễ dàng.
Những bình luận của khán giả, nhận xét của ban giám khảo hay comment vô tư lự được viết ra một cách "chẳng chết ai ấy" của cư dân mạng có thể không đập tan hi vọng, hoài bão, có điều người phải hứng chịu những lời bình đó sẽ phải vật vã để có thể vượt qua các lời lẽ không hay về mình.
Theo GDVN
Xôn xao vụ "hát nhép" của cậu bé người Hoa Cậu bé 12 tuổi gây chấn động China"s Got Talent 2011 hiện đang trở thành đề tài gây "sốt" tại Trung Quốc nói riêng và khu vực Châu Á nói chung bởi những tranh cãi trái chiều. Giọng ca thiên thần bị tố "hát nhép" Sau scandal làm giả thân phận của cặp song ca bán hàng vỉa hè, cuộc thi China's Got...