China Daily: Philippines nên từ bỏ ảo tưởng về sức mạnh Mỹ
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông, chính phủ Philippines đang thúc đẩy các hoạt động chung với quân đội Hoa Kỳnhằm tăng cường an ninh và nhận thức về lĩnh vực hàng hải.
Mỹ và Philippines có các cuộc tập trận hàng năm trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, phòng chống và cứu trợ thiên tai.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino, Chủ tịch hội đồng đàm phán Hiệp định khung về sự tăng cường hiện diện luân phiên cho quân đội Mỹ (IRP) cho biết, đó là những điều nằm trong “lĩnh vực chính” mà Philippines muốn tập trung trong các cuộc đàm phán.
“Sẽ có các mục tiêu chính, các cuộc tập trận, các hoạt động có giá trị cao sẽ tập trung vào an ninh hàng hải, nhận thức về lĩnh vực hàng hải và các thảm họa hàng năm”, ông nhấn mạnh.
Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ chính quyền của Tổng thống Philippines Benigno Aquino vì đã tham gia vào cuộc đàm phán IRP với Mỹ và cho rằng điều đó “có thể đẩy những thách thức vào môi trường thuận lợi cho hòa bình trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương”.
Trong một bài báo trích dẫn lời của nhiều chuyên gia khác nhau ở Trung Quốc, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc, cho biết sự phát triển của IRP cũng có thể “gây tổn hại cho lợi ích của Washington”.
Video đang HOT
“Philippines nên từ bỏ hy vọng hão huyền của mình rằng Hoa Kỳ sẽ cho phép bất cứ điều gì mà Manila muốn để bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông, mặc dù Washington luôn cố gắng để giữ cho căng thẳng trong khu vực ở một mức độ nhất định”, tờ báo cho biết.
“Sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ, một sức mạnh ở ngoài khu vực, sẽ mang lại những bất ổn lớn hơn trong Biển Đông và gây tổn hại cho lợi ích kinh tế của Washington trong khu vực”, tờ báo dẫn lời Wang Fan, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, “Mỹ sẽ không cho phép Philippines làm bất cứ điều gì mà nước này muốn làm với các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đánh đổi sự ổn định chung trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
“Mỹ sẵn sàng giữ cho căng thẳng trên Biển Đông ở một mức độ nhất định”, ông Li Guoqiang, Phó Giám đốc Trung tâm Lịch sử và Địa lý biên giới Trung Quốc tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết trên tờ China Daily.
“Sự căng thẳng tạo ra một cái cớ tốt cho Washington triển khai lực lượng quân sự nhiều hơn đến khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong chiến lược tái cân bằng châu Á, cho rằng một số nước trong khu vực có thể yêu cầu Mỹ giúp đỡ để đối phó với các tranh chấp lãnh thổ”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Batino đã loại trừ bất kỳ lý do nào cho rằng các cuộc tập trận chung giữa Philippines và Mỹ có liên quan đến tranh chấp nội bộ ở Biển Đông. Ông nói rằng, Tòa án Tối cao Philippines đã làm rõ vai trò của lực lượng quân sự Mỹ là không thể tham gia vào hoạt động này: “Tòa án Tối cao đã đặt ra những hạn chế trong hoạt động của Mỹ ở Philippines và chúng tôi nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ đề ra trong trường hợp đó”.
Theo ông Batino, trong khi cả hai bên vẫn chưa thông qua được về các hoạt động của Mỹ sẽ được phép thực hiện ở Philippines, Bộ Quốc phòng nước này muốn có một thỏa thuận có thể giúp tăng cường khả năng xây dựng sức mạnh quân đội trong an ninh hàng hải, phòng chống thiên tai và cứu trợ nhân đạo.
Cuối cùng, vào thứ Tư (21/8), Manila và Washington bắt đầu thảo luận về các chi tiết của thỏa thuận sẽ cho phép quân đội Mỹ và các thiết bị bảo vệ truy cập tạm thời đến các trại quân đội ở Philippines – một sự sắp xếp sẽ giúp nước này đạt được một sức mạnh quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu trong bối cảnh các mối đe dọa lãnh thổ và yêu cầu hiện đại hóa các lực lượng vũ trang.
Theo VTC
Trung Quốc đưa tranh chấp trên Hoa Đông ra Liên Hợp Quốc
Trung Quốc mới đây đã đệ trình tuyên bố chủ quyền của mình lên một ủy ban của Liên Hợp Quốc, khẳng định thềm lục địa tự nhiên của mình mở rộng tới khu vực Máng Okinawa trên biển Hoa Đông, một hành động có thể khiến cả Nhật và Hàn Quốc giận dữ.
Khu Máng Okinawa với đường màu xanh là tuyên bố chủ quyền của Nhật và đường đứt đoạn màu đỏ là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
Hiện cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền của khu vực Máng Okinawa, với một phần tuyên bố chủ quyền của Seoul nằm chồng lấn trên các vùng hai nước còn lại tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên trong khi Seoul và Bắc Kinh có những sự đồng thuận nhất định về việc xác định các ranh giới, thì cả hai nước này đều chưa thống nhất được với Nhật Bản, các quan chức Hàn Quốc chia sẻ với hãng tin Yonhap.
Trung Quốc hôm thứ Năm "đã lần đầu tiên đệ trình quan điểm của mình lên một Ủy ban Liên Hợp Quốc về sự phân định ranh giới đối với phần ngoài của thềm lục địa trên biển Hoa Đông", tờ China Daily cho biết, liên hệ tới Ủy ban Liên Hợp Quốc về Ranh giới thềm lục địa (CLCS).
Chen Lianzeng, phó giám đốc Cơ quan hải giám nhà nước Trung Quốc khẳng định với tờ báo trên rằng việc đệ trình này đã đưa ra những bằng chứng khoa học rằng thềm lục địa của biển Hoa Đông mở rộng về hướng Đông tới Máng Okinawa.
Một quan chức Trung Quốc khác cũng khẳng định việc đã đưa ra các bằng chứng khoa học. "Chúng tôi đã đệ trình quan điểm của Trung Quốc cùng các bằng chứng khoa học và củng cố hơn nữa thực tế rằng thềm lục địa của biển Hoa Đông mở rộng một cách tự nhiên", China Daily dẫn lời ông Li Jiabiao, phó giám đốc Viện hải dương học số 2.
Hồi đầu năm nay, Hàn Quốc cũng đã gửi một bức thư ngoại giao tới Ủy ban trên để phản bác sự phản đối của Nhật Bản đối với tuyên bố của nước này rằng, thềm lục địa của Hàn Quốc mở rộng tự nhiên tới máng Okinawa.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, các quốc gia ven biển có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển nước mình. Trong EEZ, một quốc gia có toàn quyền thăm dò và sử dụng các nguồn tài nguyên biển.
Thềm lục địa tại Hoa Đông được cho là rất giàu khí tự nhiên và dầu mỏ.
Theo Dantri
Trung Quốc "sôi sục" với tàu chiến lớn nhất của Nhật Báo chí Trung Quốc đồng loạt ra lời cảnh báo về "sự tái vũ trang" của Nhật sau khi ngày 6/8 Tokyo ra mắt tàu sân bay trực thăng và cũng là tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến II. Trung Quốc cho rằng tàu Izumo của Nhật thực chất là một tàu sân bay trá hình. Tàu Izumo...