Chín tác hại khi trẻ thiếu ngủ
Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài học ở trường hoặc tập trung vào nhiệm vụ của mình thường bị hiểu sai là do mắc rối loạn tăng động và rối loạn sự tập trung (ADHD).
Trẻ thiếu ngủ gây mất tập trung ảnh hưởng tới việc học tập. Ảnh minh họa.
Nhưng thực sự nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy nhiều trẻ khó tập trung do thiếu thời gian nghỉ ngơi hoặc ngủ. Các bậc cha mẹ thường không nhận ra điều này.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến cả gia đình. Trẻ em ở tuổi đi học cần ngủ ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày. Bài tập ở nhà, hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động sau giờ học, xem TV, máy tính, trò chơi video và sự bận rộn của cha mẹ có thể góp phần khiến trẻ thiếu ngủ.
Video đang HOT
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tác động của việc trẻ thiếu ngủ có thể khiến chúng dễ dàng mệt mỏi vào ban ngày, khó khăn trong việc tập trung, dễ nổi cáu và thất vọng, và khó điều chỉnh cảm xúc. Và sau đây là một loạt các hậu quả gây ra cho trẻ do việc thiếu ngủ:
1. Ngủ trong lớp. Đây là một phản ứng tự nhiên là nếu một đứa trẻ ngủ ít vào ban đêm, hệ quả là sẽ ngủ trong lớp học ngày hôm sau. Điều này khiến trẻ bị thiếu thông tin bài học do giáo viên đưa ra. Trẻ em sẽ không tỉnh táo và đủ năng lượng trong cả ngày.
2. Thiếu tập trung. Thiếu ngủ sẽ gây ra mệt mỏi ở trẻ em và trẻ không thể tập trung tốt vào bài học quan trọng.
3. Gắt gỏng. Thiếu ngủ có thể gây khó chịu hoặc hành vi của trẻ em có xu hướng hiếu động, gây khó khăn cho việc học ở trường.
4. Giảm chỉ số IQ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng người bị mất ngủ thì trí thông minh bị giảm sút. Họ cũng có thể có điểm số điểm thấp hơn ở trường học và có thể không thể phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Các chuyên gia cho rằng giấc ngủ có thể bảo vệ bộ nhớ khỏi chứng rối loạn bộ nhớ. Trẻ càng ngủ nhanh sau khi học thi, càng có nhiều khả năng nhớ bài khi đi thi.
5. Vấn đề cảm xúc. Thiếu ngủ có thể làm tăng các hormone cortisol gây căng thẳng. Kết quả có thể xảy ra các vấn đề liên quan đến trầm cảm và lo âu. Điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy buồn, giận dữ, mệt mỏi, lo lắng và thậm chí sinh bệnh. Bởi vì chỉ là một đứa trẻ, nên rất khó để trẻ có thể biết làm thế nào để xử lý các cảm xúc tiêu cực. Trẻ em chỉ có thể khóc, mất hy vọng và sự tự tin.
6. Vấn đề cân nặng. Một nghiên cứu của Trường Y tế Johns Hopkins Bloomberg phát hiện ra rằng thiếu ngủ có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em. Được biết, cứ mỗi giờ ngủ thêm ở trẻ em, nguy cơ thừa trọng lượng giảm 9%. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 92% trẻ em thiếu ngủ nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành hơn những người ngủ đủ giấc.
7. Khó suy nghĩ một cách logic. Thiếu ngủ dẫn đến kiệt sức và có thể giết chết khả năng suy nghĩ một cách hợp lý. Suy nghĩ tích cực rất quan trọng đối với một đứa trẻ có thể suy nghĩ một cách logic. Tất cả những bài học trẻ em học ở trường có thể bị lãng quên do thiếu ngủ.
8. Mầm mống gây ADHD. Một nghiên cứu được Đại học Michigan tiến hành được công bố trên tạp chí Nhi khoa phát hiện ra rằng ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ và rối loạn giấc ngủ góp phần gây chứng ADHD ở trẻ em. Phụ huynh của trẻ em bị chứng này thường đánh giá của con em họ yếu và hay có cảm giác bồn chồn trong giấc ngủ. Thậm chí trong một số trường hợp, những trẻ em này thường xuyên thức dậy vào ban đêm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
9. Bệnh tiểu đường. Đây là một tác động bất lợi của tình trạng thiếu ngủ ở trẻ em. Mất ngủ ở trẻ em ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, ngủ thiếu hai giờ mỗi đêm trong một tuần có thể tăng khả năng kháng insulin, do đó tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Nguy cơ béo phì do thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 sau này.
Theo PNO
Bà bầu ăn nhiều, con kém thông minh
Người phụ nữ khi mang thai thường lo lắng về ăn uống sao cho đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng nếu cố ăn vì nghĩ rằng "một người ăn cho hai người", thì sau 3 tháng có người đã bị béo phì, tăng cân quá nhiều. Điều đó gây những rủi ro cho đứa con tương lai.
Các nghiên cứu cho thấy rằng những rủi ro do ăn nhiều khi mang thai, dẫn đến trẻ em không chỉ trong năm đầu, mà cả những năm sau có nhiều khả năng bị rối loạn sự chú ý, chỉ số IQ dưới trung bình, rối loạn tiêu hoá và rối loạn tâm thần.
Bà bầu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ. Ảnh minh hoạ.
BMI là chỉ số xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa cân, béo phì hay gầy quá (BMI đo bằng trọng lượng chia cho bình phương chiều cao. Nếu nhỏ hơn 18,5 là gầy; từ 18,5 - 25 là chuẩn; lớn hơn 30 là béo; lớn hơn 40 là rất béo).
Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy trẻ em sinh ra từ các bà mẹ thừa cân có nhiều khả năng bị tình trạng thiếu chú ý. Trong khi những phát hiện từ Nhật Bản tìm thấy mỗi điểm chỉ số BMI tăng thêm trong kỳ đầu mang thai tăng nguy cơ bị tâm thần phân liệt khi trưởng thành lên tới 24%.
Một nghiên cứu khác tại Úc cho thấy nguy cơ rối loạn tiêu hoá ở trẻ tăng 11% cho mỗi điểm chỉ số BMI tăng thêm của các bà mẹ trong thời tian mang thai.
Nguyên nhân của những hiện tượng đó còn chưa rõ ràng, nhưng có thể là do các thay đổi trong hệ tim mạch và nội tiết tốổư người phụ nữ có bầu khi trọng lượng dư thừa.
Nói chung.người ta thấy khi mang thai, người mẹ chỉ cần ăn hơn 200 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối cùng là đủ.
Theo Dân Trí
Thúc đẩy IQ của trẻ từ trong bụng mẹ Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình ra đời có sự khởi đầu tốt nhất với trí thông minh vượt trội. Vậy họ đã làm gì để tăng chỉ số IQ của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ? Trên thực tế, để con cái được thông minh, các mẹ bầu thường cho con nghe nhạc cổ điển,...