Chín bỏ làm mười…
Trong cuộc sống hôn nhân, ít nhiều sẽ có những lúc ‘cơm không lành, canh không ngọt’. Nếu một bên có ý xét nét, không chịu nhượng bộ, nguy cơ rạn nứt rất cao. Nhưng nếu lùi lại một bước, nhìn sự việc bằng ánh mắt bao dung, tấm lòng thông cảm thì mọi phiền toái có thể được hóa giải dễ dàng. Vợ, chồng biết nhường nhịn, hy sinh thì sẽ ấm êm, hạnh phúc.
Trong cuộc sống gia đình cần lắm sự cảm thông, nhường nhịn, chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc.
Chị Mai Hiên ở quận Ninh Kiều lấy chồng được 17 năm, có con trai 15 tuổi và con gái 10 tuổi. Chồng chị Hiên kinh doanh nên giờ giấc thất thường và gần như ngày nào anh cũng nhậu nhẹt, về khuya. Chị Hiên vừa đi làm lại phải chăm con, đảm đương chuyện nhà nên thường xuyên quá tải. Chị Hiên kể: “Tôi cũng góp phần lo kinh tế gia đình nhưng sao cực quá. Tôi đòi phân chia công việc cho công bằng thì vợ chồng lục đục, bởi ảnh không thể sắp xếp đưa đón tụi nhỏ theo lịch học, đi đâu cũng chỉ mấy mẹ con với nhau. Có lúc giận quá tôi định ở riêng nhưng má chồng khuyên giải, tôi chọn cách giải quyết khác”.
Tìm hiểu công việc của chồng, chị Hiên thấy anh kiếm tiền rất vất vả chứ không sung sướng “tối ngày tiệc tùng ăn món ngon vật lạ” như chị nghĩ. Phần lớn thu nhập anh đưa chị giữ, anh đi sớm về trễ cũng là để lo cuộc sống vợ con thêm đủ đầy. Ngẫm nghĩ, chị thấy thương chồng nhiều hơn. Chị không cằn nhằn nữa mà ngược lại, chăm lo sức khỏe cho chồng, rồi tìm người giúp việc giảm bớt gánh nặng cho mình. Thấy vợ cảm thông, chồng chị Hiên rất vui, yêu quý vợ con hơn.
Chồng chị Thu Cúc ở quận Cái Răng có nhiều tài: giỏi làm vườn, buôn bán, khéo giao tiếp, nấu ăn ngon, nhưng lại vướng tật đi đâu cũng thích… tán gái. Vợ góp ý thì anh cho rằng chỉ nói chuyện đùa vui, không gây hậu quả. Nhưng chơi dao có ngày đứt tay, anh đùa cho vui rồi vướng lưới tình của một cô tiếp viên quán nhậu. Nhờ bạn bè hỗ trợ, chị Cúc đến tận phòng trọ cô này, bắt hai người làm cam kết phải chấm dứt. Sau sự cố, biết lỗi, chồng chị tìm cách bù đắp. Chị Cúc tâm sự: “Buồn lắm nhưng vợ chồng chung sống gần 20 năm, không tình cũng nghĩa, đâu dễ buông tay. Tôi không cho các con biết chuyện, sợ ảnh hưởng tình cảm cha con. Sau một thời gian trăn trở, cuối cùng tôi quyết định bỏ qua để ảnh sửa đổi mà mình cũng thấy nhẹ lòng”.
Nhờ sự bao dung, thương vợ con, quý trọng gia đình nên anh Hoài Phương ở quận Ninh Kiều, mới giữ được hạnh phúc như hôm nay. Vợ anh có tật ham mua sắm, tiêu xài không có kế hoạch, anh nhiều lần nhắc nhở nhưng không nghe. Cách đây 2 năm, vợ anh hùn vốn với bạn mua bán hàng online, bị lừa số tiền khá lớn, phải vay mượn trả nợ. Chuyện vỡ lở, dù rất giận nhưng thấy vợ thật tâm xin lỗi vì chỉ muốn có thêm thu nhập lo cho con, anh Phương không nỡ trách móc. Thấy vợ học nấu ăn, nhận việc làm thêm, anh ủng hộ, phụ giúp, không nhắc chuyện cũ. Bây giờ vợ anh hoàn toàn thay đổi, vun vén trong ngoài, chăm sóc chồng con chu đáo. Nếu khi xưa anh Phương làm lớn chuyện, thì chắc kết thúc không có hậu.
Chị Lê Thị Trường, gia đình văn hóa tiêu biểu ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, chia sẻ: “Ông bà xưa thường dạy, vợ chồng không nên chấp nhặt, thương nhau thì chín bỏ làm mười để yên ấm. Con người không ai hoàn hảo nên trong cư xử, cần sự châm chước cho vui cửa nhà, những lúc khó khăn lại cần tựa vào nhau để vượt qua. Tôi rất nóng tính nhưng mau quên, ngược lại chồng hiền lành, ít nói. Nhiều khi có bất đồng, ảnh luôn là người nhẫn nhịn. Thấy vậy nên tôi tự điều chỉnh mình, không làm chồng buồn lòng. Hai người cùng bù đắp cho nhau, hóa giải từ từ những khác biệt trong lối sống, cố gắng gìn giữ nếp nhà”. Suốt 35 năm chung sống, trải qua nhiều sóng gió, vợ chồng chị Trường đã nỗ lực nuôi các con học hành, có nghề nghiệp ổn định.
Video đang HOT
Nhường nhịn, cảm thông…, lý thuyết thì đơn giản nhưng không phải dễ thực hiện. Có những chị, chồng ham chơi, khuyên giải không được, đã trả đũa bằng cách gọi điện cho bạn chồng hoặc đến tận nơi trách móc, chửi bới khiến chồng mất mặt. Có người quan niệm, gia đình là của chung nên ai cũng phải có trách nhiệm mới công bằng, một người phá thì một người buông luôn cho hả giận… Ai cũng muốn hơn, không chịu thua và những cuộc cãi vã, xung đột do mâu thuẫn kéo dài từ việc nhỏ khiến không ít gia đình đổ vỡ.
Trò chuyện với nhiều đôi vợ chồng hạnh phúc, bí quyết chung của người trong cuộc là biết kiềm chế, nhượng bộ nhau. Bỏ qua ở đây không phải là sao cũng được, chuyện gì cũng có thể cho qua mà là lựa chọn cách cư xử sao cho vấn đề được giải quyết ổn thỏa nhất và vẫn giữ được hòa khí. Khi xảy ra mâu thuẫn, đừng bao giờ tuyên bố với đối phương “ở không được thì chia tay” vì điều đó sẽ tạo những vết rạn nứt không hay. Hãy biết lắng nghe, tránh xoi mói, dằn vặt những điểm bất đồng của nhau, rồi so sánh với người khác khiến bạn đời tổn thương. Mỗi người hãy nghĩ đến những điều chưa được của mình và những điều được của bạn đời mà vun vén cho nhau. Khi đã có tình yêu thương thì việc “chín bỏ làm mười” sẽ là chất keo gắn tình nghĩa vợ chồng thêm bền chặt.
Gửi cho bố mẹ ruột 1 triệu mỗi tháng mà chồng đã gào lên "phận gái theo chồng lo bên nội", tôi bối rối nhận ra bộ mặt thật của anh
Khi nghe chồng nói câu ấy, tôi nhận ra bộ mặt thật của người vẫn đầu gối tay ấp.
Tôi là con cả trong một gia đình nghèo ở quê. Hồi đỗ đại học, tôi đã định không đi nhưng mẹ thuyết phục mãi cuối cùng cũng đành nghe. Nhưng trong khi các bạn cùng trang lứa chỉ phải lo chuyện học hành, ăn ngủ, tôi lao vào kiếm tiền để trang trải chi phí sinh hoạt, học phí cũng như cố dành dụm 1 chút cho các em.
Quãng thời gian cơ cực ấy cũng giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Ra trường được 2 năm, tôi mua cho bố mẹ một số vật dụng cơ bản, tạo một cuốn sổ tiết kiệm với số tiền nho nhỏ cho mấy đứa em.
Rồi tôi kết hôn với Kiên. Anh cũng không giàu có gì, nhưng rõ là rất hợp với tôi cả về tính cách, chí hướng cũng như gia cảnh. Bố mẹ anh không giàu, có chăng hơn nhà tôi 1 chút xíu.
Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nơi thành phố lớn khá chật vật, tuy thế hai vợ chồng vẫn cố gắng tích cóp với hy vọng sẽ mua được 1 căn chung cư sau 2-3 năm nữa.
Thế nhưng đời nào như mơ, không lâu sau đám cưới của tôi thì mẹ ruột tôi bị liệt vì một tai nạn. Thành ra, bà chẳng làm được gì, chỉ di chuyển bằng xe lăn từ nhà ra ngõ.
Cuộc sống càng thêm khó khăn hơn khi bố tôi, trụ cột chính trong gia đình cũng bị xe đâm. Ông bị khá nặng, may mắn qua khỏi nhưng trở về nhà cũng chẳng làm được gì.
Thương bố mẹ không có thu nhập, 3 cô em vẫn còn đang mài mông trên giảng đường đại học, tôi xin chồng mỗi tháng cho bố mẹ thêm 2 triệu để ông bà lo ăn uống.
Kiên không từ chối, nhưng tôi nhận ra sự khó chịu của anh:
- 2 triệu, vợ chồng mình lương có bao nhiêu đâu. Tiền viện phí cho bố mẹ cũng hết sạch cả sổ tiết kiệm rồi đấy.
- Nhưng tình hình hiện giờ khó khăn quá, em là con sao có thể bỏ mặc bố mẹ được. 3 em thì còn nhỏ, chúng đi làm thêm chỉ đủ ăn, đủ lo học là may lắm rồi.
- Bố mẹ anh nghèo thật đấy, nhưng chẳng bao giờ xin 1 đồng của con cái. Thế nặng gánh cho con lắm.
Nghe câu ấy xong, tôi chỉ muốn bật khóc. Hóa ra, bố mẹ tôi lúc nào trở thành gánh nặng cho Kiên? Tôi nghẹn ngào hỏi, anh mới xua tay bảo:
- Thôi, 1 triệu cũng đủ ăn ở quê rồi. Mình còn bao nhiêu việc phải lo.
Anh cũng đã nhượng bộ, tôi chẳng biết nói gì thêm. Từ đó mỗi tháng tôi trích 1 triệu từ lương của mình cho bố mẹ. Mỗi lần về quê cũng giấu chồng mua cho bố mẹ ít hoa quả, thịt thà bỏ tủ lạnh...
Nhưng rõ là chồng tôi đã không thích và coi bố mẹ vợ như gánh nặng, thì sớm muộn gì anh cũng sẽ bùng phát. Buổi tối hôm ấy, tôi bê mâm cơm khá đạm bạc ra và cứ nghĩ sẽ được chồng khen. Bởi Kiên lúc nào cũng muốn tôi tiết kiệm mà. Nay vừa hôm tôi mệt lại đúng lúc cuối tháng, thôi thì "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".
Nào ngờ đâu nhìn thấy cái Kiên lập tức gào lên:
- Cơm canh thế này thì ai mà ăn được?
- Cũng có canh, có thịt mà anh. Nay em mệt, nấu đơn giản 1 chút. Hơn nữa cũng lúc cuối tháng hết tiền...
- Hết tiền? Để chồng ăn kham ăn khổ, còn tiền thì đem về cho ngoại. Nói thật, em là phận gái theo chồng rồi, đừng có lúc nào cũng chăm chăm mang tiền về nữa, lo cho bên nhà chồng đi. Chả thóc đâu mà đãi gà rừng. Em giàu có không nói, đằng này cũng nghèo rách chứ gì.
Nghe tới đó, tôi nghẹn ngào. Hai vợ chồng cãi nhau một hồi rồi cũng chẳng đi đến đâu. Đúng là, hai vợ chồng tôi còn khó khăn, bên nội thì không cần chúng tôi chu cấp gì, chỉ có bố mẹ tôi cần. Nhưng tôi nghĩ, 1 triệu, 2 triệu/tháng không khiến chúng tôi giàu hơn cũng chẳng nghèo đi, cớ gì chồng tôi tính toán thế. Hơn nữa, bố mẹ tôi bệnh tật, không còn khả năng lao động mới phải nhờ tới tôi chứ.
Tôi rối lắm, giờ chẳng biết nên cắt luôn khoản này của bố mẹ để chiều chồng hay cãi lời anh rồi tiền ai nấy giữ? Nhưng như thế hôn nhân sao mà bền lâu được?
Đêm nào con cũng khóc ré vì nóng bức nhưng chồng lại kiên quyết không lắp điều hòa vì lý do khiến tôi tức nghẹn Tôi liên tục than thở, thậm chí ép chồng lắp điều hòa nhưng vẫn không ăn thua. Tôi lấy chồng xa, đến nay cũng gần 2 năm rồi. Hồi yêu, bố mẹ tôi cũng phản đối dữ lắm vì sợ tôi xa nhà, xa quê rồi tủi nhục, uất ức lại không biết bày tỏ với ai. Hơn nữa, ông bà chỉ có...