Chìm trong rượu, co ro trong rét
Cái lạnh đã tạm giảm bớt khi ánh nắng chói chang chiếu xuống Sa Pa, nâng dần nền nhiệt độ. Phong cảnh kỳ thú tan chảy, lộ dần cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn đang co ro vì lạnh.
Ở Nậm Sài, nơi cách thị trấn không xa, người dân vẫn phải trốn rét bên bếp lửa. Đồng bào người Phù Lá ở đây vốn hay uống rượu, cái lạnh se sắt càng đẩy họ đến với chén rượu nhiều hơn.
Bản Nậm Sang với vài chục ngôi nhà làm bằng phên vầu ọp ẹp là nơi che trú của 55 hộ dân người dân tộc Phù Lá. Quá nửa số dân thường xuyên thiếu gạo ăn lúc giáp hạt.
Một ngôi nhà đặc trưng của người Phù Lá ở bản Nậm Kéng, một tộc người ít nhất của huyện Sa Pa.
Vách nhà làm bằng phên vầu không hở hoác quây lấy ngôi nhà trống trơn chẳng có thứ đồ đạc nào giá trị.
Trong đợt rét vừa rồi, người Phù Lá lại càng co cụm lại bên chén rượu, tạm quên đi những cơn gió ào ạt như táp vào ngôi nhà trống trải.
Video đang HOT
Đàn ông trong bản đang tụ tập bên bếp lửa khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp. Người Phù Lá trước đây vốn quen với lối sống du canh du cư, bản năng sinh tồn liên tục được thử thách đã giúp họ quen dần với khắc nghiệt của thiên nhiên.
Một đôi vợ chồng đang ngồi sưởi bên bếp lửa. Người chồng đã “xỉn” rượu khi anh ta uống từ lúc ngủ dậy. Người Phù Lá ở đây uống rượu nhiều, cho dù thiếu gạo ăn lúc giáp hạt nhưng rượu vẫn có.
Một phụ nữ đã say rượu nằm ngủ ngoài đường trong cái rét tím tái ở bản Nậm Sang.
Xã Nậm Sài là một trong những nơi nghèo nhất của huyện Sa Pa, vì thế nơi đây thu hút khá nhiều các tổ chức mang quà từ thiện đến giúp người dân. Trong ảnh là chị Xèn Thị Lai thôn Nậm Sài vừa được nhận một chiếc vô tuyến, là món quà của một tổ chức tặng trong đợt giá lạnh vừa qua.
Một phụ nữ nựng đứa cháu đang khóc ngặt đòi mẹ, trước đó bà đang ngồi trong cuộc uống rượu với những người cùng bản.
Người Phù Lá cũng có khá nhiều nghề thủ công như thêu thùa, đan lát nhưng nó đang mai một vì cho thu nhập không cao, họ chỉ làm khi thật rảnh rỗi công việc đồng áng.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Xưởng giày đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân phong
Ở nơi tận cùng của Tổ quốc có một xưởng giày đặc biệt khi được sản xuất ra chỉ để... cho không. Từ khi thành lập đến nay, xưởng giày này đã giúp cho những người bị bệnh phong đi lại dễ dàng.
Xưởng giày đặc biệt nói trên thuộc Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội (TT PC CBXH) tỉnh Cà Mau.
Theo thống kê của ngành Y tế tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh Cà Mau có trên 400 bệnh nhân phong cần được chăm sóc bảo vệ. Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn- Phó trưởng Khoa Da liễu (TT PC CBXH) nói: "Điểm dễ thương tổn nhất của bệnh nhân phong là ở bàn chân, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại của người bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa, ẩm ướt sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị lở loét. Việc lựa chọn cho người khuyết tật này một đôi giày phù hợp là rất quan trọng".
Cũng theo bác sĩ Sơn, trước đây khoảng10 năm, số lượng giày, dép cung cấp cho bệnh nhân phong ở Cà Mau chủ yếu là do tuyến trên cung cấp nên rất khó khăn trong khâu vận chuyển, phát tặng, kích cỡ không chính xác và thiếu số lượng. Từ khi xưởng giày này thành lập, bệnh nhân phong rất mừng và rất đồng tình với chính sách đặc thù này.
Kỹ thuật viên đang thao tác làm một đôi giày.
Có thể nói, sự ra đời của xưởng giày đặc biệt dành cho người khuyết tật do bệnh phong ở Cà Mau là một dấu ấn quan trọng vì bất cứ thời điểm nào, hễ bệnh nhân có nhu cầu về giày, dép đều được đáp ứng. Đặc biệt, bệnh nhân có thể đến tận xưởng lựa chọn hay đăng ký đặt cho mình một đôi giày hoặc đôi dép có mẫu mã ưng ý mà không phải tốn bất cứ chi phí nào.
Anh N.T.T. (một người khuyết bị mất 2/3 bàn chân ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) tâm sự: "Do căn bệnh hoành hành làm mất hơn nửa đôi bàn chân, không thể lao động nặng được nên tôi chọn nghề bán vé số làm kế sinh nhai. Tuy nhiên, việc đi lại hết sức khó khăn do đường giao thông nông thôn hầu như làm toàn bằng nhựa hoặc bê tông hóa nên bàn chân dễ bị tổn thương, nhờ có giày của xưởng giày dép tại TT PC CBXH ở Cà Mau nên tôi có thể thản nhiên đi lại mà không sợ gì cả".
Khi mới thành lập, xưởng giày này hoạt động hết sức khó khăn bởi vào thời điểm này, đại đa số bệnh nhân phong trong tỉnh không hề hay biết sự ra đời của xưởng giày đặc biệt. Các cán bộ của TT PC CBXH tích cực đến tận nơi của bệnh nhân để lấy số đo, tiến hành làm giày, sau đó gửi về cho người bệnh sử dụng. Từ đó hoạt động của xưởng giày ngày càng mang lại hiệu quả tích cực. Chứng minh cho hiệu quả đó là khoảng 5 năm trở lại đây, các cán bộ tại xưởng giày này không còn xuống tận nơi lấy số đo nữa mà người bệnh đã chủ động đến tự đặt lấy.
Những đôi giày nhân ái dành cho bệnh nhân phong
Anh Lê Hoàng Thám (người hơn 10 năm làm kỹ thuật viên tại xưởng giày) cho biết, giày chuyên dụng cho bệnh nhân phong gồm có 3 loại: phòng ngừa cho bàn chân mất cảm giác, tổn thương nhẹ; giày Latex với chức năng giảm áp cho bàn chân của bệnh nhân và giày khuôn bột dành cho những bàn chân đã bị biến dạng.
"Hằng năm, xưởng giày của trung tâm sản xuất khoảng 100 đôi giày phục vụ bệnh nhân trong tỉnh. Nếu tính công, vật liệu thì tổng giá trị mỗi đôi giày, dép lên đến hơn 400 ngàn đồng/đôi. Về kiểu dáng, chất liệu, mẫu mã cũng không có sự khác biệt nhiều giữa giày của người bệnh và người bình thường. Điều này hạn chế mặc cảm của người bệnh khi sử dụng", Phó trưởng Khoa Da liễu- Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn chia sẻ.
Nhiều bệnh nhân phong đã chủ động đến trung tâm để chọn và đặt làm đôi giầy phù hợp.
Theo Dantri
Đêm cuối năm trên đỉnh Tây Côn Lĩnh Hàng năm, cứ vào độ chớm đông, khi mưa phùn giăng mắc khắp các nẻo đường miền Bắc cũng là lúc năm hết Tết đến. Đã bao giờ, bạn được đón những ngày đầu tiên của năm mới trên đỉnh Tây Côn Lĩnh, trong ngôi nhà của một gia đình người Mông? Dẫu cho ngôi nhà đó có ở chốn thâm sơn cùng...