Chìm trong biển lũ: Dân phố cổ Hội An ‘bơi thuyền’ làm du lịch
Nước lũ từ các thủy điện thượng nguồn đổ về khiến cho phố cổ Hội An (Quảng Nam) bắt đầu ngập trong nước từ khuya 2.10.
Người dân dùng thuyền để đi lại trên tuyến đường Bach Đằng (Hội An)
Đến 13 giờ ngày 3.10, nhiều tuyến đường tại Hội An vẫn ngập sâu trong nước từ 0,5 – 1 m. Trong đó, tuyến đường Bạch Đằng (ven sông Hoài) bị tê liệt hoàn toàn. Người dân phải dùng thuyền để đi lại.
Các tuyến đường như: Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Tiểu La… cũng bị ngập cục bộ.
Nhiều hàng quán tại những tuyến đường này đã đóng cửa để tránh lũ.
Do không thể lưu thông trên các tuyến phố nên nhiều người dân tranh thủ dùng ghe thuyền chở du khách để kiếm tiền.
Mỗi chuyến “tham quan” phố cổ trong nước lũ bằng thuyền trong vòng 30 phút người dân lấy giá 50.000 đồng.
Hiện nước lũ tại Hội An đang xuống nhưng rất chậm. Mực nước lũ của sông Vu Gia tại Ái Nghĩa vào sáng 3.10 là 8,47 m (dưới báo động 3 là 0,53 m).
Đến khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày mực nước sông đã xuống báo động 2.
Phóng viên Thanh Niên Online ghi lại những hình ảnh đặc biệt tại Hội An vào sáng nay 3.10:
Các tuyến đường ven sông Hoài ngập sâu trong nước
Video đang HOT
Biển chỉ dẫn cho du khách bị ngập hơn phân nửa
Người dân tranh thủ chèo thuyền chở khách du lịch kiếm tiền
Ghế công cộng ngắm cảnh ven sông Hoài chìm nghỉm trong nước lũ
“Bến đò” trên một tuyến phố cổ
Du khách ngồi thuyền ngắm cảnh nước lũ
Rất đông ghe, thuyền sẵn sàng chở du khách vào mùa lũ
Bữa ăn vội vàng của những người chèo đò
Cầu An Hội nước lũ đã lên mấp mé
Đường phố đến 13 giờ ngày 3.10 vẫn ngập nước
Những con tàu lớn neo đậu cạnh đường Bạch Đằng
Nước lũ đang xuống nhưng rất chậm
Hội An mùa lũ cũng có một vẻ đẹp riêng của nó
Một quán cóc bên đường chìm trong nước dù đã đặt trên vỉa hè
Theo TNO
Thủy điện xả lũ, dân tưởng vỡ đập
Hàng loạt thủy điện ở tỉnh Quảng Nam xả lũ nên xuất hiện tin đồn vỡ đập hồ chứa nước thủy điện ở thượng nguồn, gây hoang mang trong người dân.
Trong ngày 2/10, một số thủy điện ở tỉnh Quảng Nam đã đồng loạt xả lũ khiến mực nước các sông dâng cao đột ngột. Cụ thể, lúc 9 giờ, thủy điện Đắk Mi 4 xả tràn 1.100-1.800 m3/s, đến 12 giờ xả tràn 2.744 m3/s và 14 giờ 30 phút thì xả tràn 1. 043 m3/s. Thủy điện A Vương xả lũ với mức từ 50-150 m3/s, thủy điện Sông Bung 4A xả lũ từ 1.000-1.700 m3/s.
Do các thủy điện xả lũ, từ trưa đến chiều tối cùng ngày, nước ở hạ lưu các sông Thu Bồn, Vu Gia, Ái Nghĩa đoạn qua các huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên dâng đột ngột.
Có mặt tại huyện Đại Lộc, chúng tôi chứng kiến hàng chục người dân đổ xô xem nước ở các sông. Bà Nguyễn Thị Lựu (ngụ xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc) cho rằng nước sông lên nhanh khi trời không mưa chứng tỏ có đập thủy điện bị vỡ. "Có lẽ 2 đập thủy điện Đắk Mi 4 và Sông Bung bị vỡ rồi" - một người dân nói.
Tại huyện Nông Sơn, nước sông Thu Bồn cũng dâng cao đột ngột gây cô lập các xã trong huyện. Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết trên địa bàn các xã nằm dọc sông Vu Gia đã xuất hiện tin đồn vỡ đập hồ chứa nước thủy điện ở thượng nguồn làm người dân hoang mang, thậm chí có nơi người dân tự sơ tán.
Người dân xem nước dâng cao đột ngột tại sông Ái Nghĩa, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Bích Vân)
Trong khi đó, Ban Phòng chống lụt bão huyện Đại Lộc khẳng định các hồ chứa nước thủy điện vẫn trong tình trạng bình thường, không có hiện tượng vỡ đập. "Chúng tôi đã chỉ đạo các xã tuyên truyền trên hệ thống truyền thông cho người dân biết để trấn an" - ông Tính nói.
Tại huyện Bắc Trà My, mưa lớn đã làm ngập cục bộ, giao thông tê liệt và 1 người chết. Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Chính (21 tuổi, ngụ thôn Định Yên, xã Trà Đông), bị lũ cuốn trong khi băng qua khu vực giao thủy của Sông Trạm.
Theo ông Vũ Đức Toàn, Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh, nước đổ về lòng hồ thủy điện đã tăng đột biến, bình quân trên 2.200 m3/s. Công ty huy động phát tối đa 2 tổ máy nhưng lưu lượng nước thoát qua các tổ máy khoảng 220 m3/s nên lượng nước tích hồ chứa đã tăng dần. Đến đầu giờ chiều 2/10, nước tích lòng hồ lên trên mực nước chết 5 m (mực nước chết cao trình 140 m), công ty phải mở sẵn 6 cửa xả tràn tại đập chính để nước lũ tự băng qua khi vượt đến ngưỡng xả tràn (cao trình 161 m) .
Vỡ bờ kè, nhiều nhà chìm trong nước Rạng sáng 2/10, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, lượng mưa lớn đã làm nước từ mỏ sắt Thạch Khê và các mỏ đá thuộc xã Thạch Hải tràn đầy, đổ dồn về vùng thấp trũng, gây vỡ bờ kè Chung Dân và Trung Miệu (xã Thạch Bàn). Vụ việc đã làm hơn 300 hộ dân bị ngập sâu trong nước, nhiều nơi ngập trên 1,5 m. Đến 10 giờ, cơ quan chức năng đã di chuyển được hơn 200 hộ dân tới nơi tạm trú an toàn. Hiện lực lượng cứu hộ đang dùng thuyền tiếp cận những nơi bị ngập sâu để hỗ trợ người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Theo ghi nhận của chúng tôi tại 2 xã Đức Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, mực nước trên sông Gianh đã lên rất cao. Ông Lê Nam Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, đã đến kiểm tra việc xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô có cổng xả tại xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa. "Thủy điện đã mở hết 3 cổng xả nước về hạ du" - ông Giang cho biết. Theo ông Giang, huyện Tuyên Hóa đã khẩn trương di dời 60 hộ dân xã Hương Hóa vì sợ vỡ đập. N.Phan - Q.Nhật
Theo Bích Vân - Lan Anh - Thúy Phương (Người lao động)
Hà Nội: 1/3 dân phố cổ được chuyển tới khu đô thị Việt Hưng Đề án giãn dân Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội được thực hiện từ 2013. Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội với những con ngõ dài tới gần 100m Đề án giãn dân Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội được thực hiện từ 2013 nhằm tạo điều kiện tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu phố...