Chìm trong bạo động
Quốc gia nửa Á nửa Âu Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm trong cuộc bạo động tồi tệ nhất nhiều thập kỷ qua để phản đối chính phủ và đòi Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan từ chức.
Biểu tình chống chính phủ biến thành bạo động trên quảng trường Taksim
Làn sóng biểu tình, bạo động ở Thổ Nhĩ Kỳ lại trỗi dậy khi hàng nghìn người biểu tình tiếp tục đổ về Quảng trường Taksim ở thành phố Istanbul lớn nhất nước. Trong khi đó, tại Thủ đô Ankara và nhiều thành phố khác, cũng tái diễn những đoàn người biểu tình mang theo nhiều cờ, biểu ngữ… và hô vang khẩu hiệu đòi Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan từ chức.
Nhằm tránh làn sóng biểu tình leo thang, ngày 5-6, các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán các đám đông hàng nghìn người đang đổ về trước văn phòng thủ tướng tại cả 2 thành phố Istanbul và Ankara. Kênh truyền hình tư nhân NTV cho biết, 2 cảnh sát và 3 người biểu tình đã bị thương trong cuộc đụng độ mới nhất tại thành phố Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Tình trạng tồi tệ hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu bằng cuộc biểu tình ngày 31-5 vừa qua của người dân thành phố Istanbul để phản đối kế hoạch phá một công viên ở dọc quảng trường Taksim để xây dựng khu trung tâm thương mại. Thay vì đối thoại để giải quyết, chính quyền lại dùng vũ lực giải tán khiến ít nhất 100 người bị thương và 63 người bị bắt giữ.
Hành động mạnh tay của lực lượng an ninh tại Istanbul đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình ở nhiều thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Làn sóng biểu tình không chỉ lan rộng tới 67 tỉnh, thành của Thổ Nhĩ Kỳ mà còn biến thành bạo động nghiêm trọng với việc người biểu tình tấn công trở lại lực lượng an ninh, đốt phá…
Tình trạng bạo loạn kéo dài và gia tăng đã đặt ra thách thức lớn nhất đối với Thủ tướng Erdogan kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2002, đặc biệt trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào tình cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Trong khi đó, ông Erdogan được cho là đang muốn tham gia cuộc vận động tranh cử Tổng thống vào năm 2014.
Không những thế, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ lo ngại về làn sóng bạo lực tồi tệ nhất trong vài thập kỷ qua diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ làm ít nhất 2 người chết và hơn 4.000 người bị thương, cũng như chỉ trích về hành động trấn áp người biểu tình. Mỹ, Anh, Pháp hối thúc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế, “xoa dịu tình hình” và chấm dứt bạo lực.
Trong động thái nhằm “tháo ngòi nổ” bạo loạn, một tòa án ở Istanbul đã ra phán quyết tạm ngừng xây dựng khu buôn bán cạnh quảng trường Taksim. Chính phủ cũng đã lên tiếng xin lỗi và kêu gọi chấm dứt các hoạt động biểu tình. Phó Thủ tướng Bulent Arinc tìm cách trấn an người biểu tình bằng tuyên bố “chính phủ đã rút ra bài học” và kêu gọi các công dân có trách nhiệm nhanh chóng chấm dứt hoạt động biểu tình.
Song làn sóng biểu tình lại lập tức trỗi dậy khi Thủ tướng Erdogan khẳng định chính quyền sẽ tiếp tục xúc tiến dự án xây dựng khu buôn bán cạnh quảng trường Taksim. Tình hình Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm căng thẳng khi Liên hiệp công đoàn các viên chức Thổ Nhĩ Kỳ (KESK) với 240.000 thành viên và Tổ chức công đoàn DISK có 420.000 thành viên cùng tuyên bố tiến hành bãi công và biểu tình để ủng hộ những người biểu tình trên toàn quốc.
Theo ANTD
Kinh hoàng 5 bé gái khuyết tật bị cưỡng hiếp dã man
Khi làn sóng phẫn nộ, phản đối các vụ cưỡng hiếp phụ nữ dã man ở Ấn Độ chưa kịp lắng dịu thì đã lại tiếp tục bùng nổ sau vụ 5 bé gái khuyết tật tại một trường học do một tổ chức phi chính phủ ở tỉnh Jaipur, thủ phủ của bang miền tây Rajasthan quản lý bị tấn công và cưỡng hiếp.
5 bé gái khiếm thị và khiếm thính này bị 2 tên yêu râu xanh, chính là nhân viên của tổ chức trên cưỡng hiếp.
Cảnh sát đã bắt hai kẻ thủ ác và hai người khác, trong đó có giám đốc Quỹ Awaaz, cơ quan quản lý ngôi trường trên sau khi cảnh sát địa phương nhận được một đơn tố cáo.
Làn sóng biểu tình bùng nổ sau hàng loạt vụ cưỡng hiếp xảy ra ở Ấn Độ
Một quan chức cảnh sát cấp cao của tỉnh Jaipur - ông Shweta Dhankar nói với truyền thông địa phương rằng: "Cảnh sát nhận đơn tố cáo vào tối 17/5. Theo đó, hai nhân viên Ashok và Suresh tại trung tâm đào tạo kỹ năng của Quỹ Awaaz đã lạm dụng tình dục các bé gái khiếm thính và khiếm thị, tuổi từ 15 đến 17, trong suốt thời gian các em học tại đây".
Quan chức trên cho biết, các bé gái đã nhiều lần bị cưỡng hiếp và đánh đập, nhưng dù các em báo việc này thì lãnh đạo Quỹ Awaaz vẫn lờ đi. Vụ việc chỉ được trình báo sau khi các em trở về trại trẻ khuyết tật do nhà nước quản lý.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, sau vụ 6 tên "yêu râu xanh" tấn công tình dục man rợ đối với một nữ sinh y khoa 23 tuổi trong một chuyến xe buýt ở thủ đô Ấn Độ, khiến cô thiệt mạng, hàng loạt vụ cưỡng hiếp tiếp tục bị phanh phui, khiến người dân nước này vô cùng phẫn nộ. Làn sóng biểu tình phản đối được tổ chức khắp nơi trên đất nước Ấn Độ, tuy nhiên những vụ án tương tự vẫn diễn ra, thậm chí còn với mật độ dày đặc và hành vi dã man hơn.
Theo vietbao
Anh: Sốc với đề xuất "khử" người khuyết tật Ông Colin Brewer. Ảnh: BBC Ủy viên hội đồng một thành phố ở Anh đang đối mặt với làn sóng kêu gọi từ chức sau khi đề xuất "tặng những cái chết nhẹ nhàng" cho người khuyết tật để "đỡ tốn kém"! Ông Colin Brewer, một ủy viên độc lập ở Wadebridge East nói với một nhân viên xã hội của Tổ chức...