Chim trời đe dọa an ninh hàng không
Tại “Hội nghị nhóm công tác Hợp tác Hàng không Hoa Kỳ-Việt Nam” diễn ra ngày 20.9 tại TP.HCM, ông James White đến từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết chim trời là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh hàng không.
Mỗi năm, những chú chim trời gây tổn thất cho các hãng hàng không trên thế giới nhiều triệu USD, thậm chí cả tỉ USD.
Ông James White cho biết, số lượng chim trời tại Mỹ tăng mạnh qua từng năm chính là hiểm họa tiềm năng đối với các chuyến bay.
Nếu như năm 1990, tại Mỹ có khoảng 1.700 vụ chim trời va chạm với máy bay, thì trong năm 2011, con số này lên đến hơn 8.000 vụ.
Va chạm giữa máy bay và chim thường xảy ra ở thời điểm cất cánh, hạ cánh – Ảnh: Đình Quân
Theo thống kê của FAA, trong 19 năm qua, có hơn 108.000 trường hợp chim đâm vào máy bay tại Mỹ.
Trong các loại chim trời thì ngỗng Canada là thủ phạm tấn công máy bay nhiều nhất. Theo các nghiên cứu, khi bay trên trời, loài ngỗng này coi máy bay là kẻ thù tiềm năng.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Lại Xuân Thanh – Cục phó Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) – cho biết, số vụ máy bay va chạm với chim trời trong thời gian gần đây tăng cao, tập trung ở sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cần Thơ, khiến nhà chức trách hết sức lo lắng.
Ông Thanh cho biết với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam được coi là môi trường thuận lợi để chim chóc sinh sôi, nảy nở, do đó có trường hợp máy bay va vào những loại chim rất to, nặng gần ký (kg).
Có thời điểm, theo thống kê của Hãng hàng không Jetstar Pacific (JP), trung bình chim trời va đập với máy bay một lần/tháng. Thậm chí, có vụ va đập, chim trời khiến JP tốn một triệu USD để sửa chữa động cơ và các chi phí phát sinh khác.
Còn với Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA), chuyện máy bay va đập với chim trời không phải là hiếm.
Ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi công của VNA, cho hay phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay ở gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh.
Va chạm giữa chim trời và “chim sắt” có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu thân của con chim lớn, bị hút vào động cơ phản lực. Chênh lệch tốc độ giữa máy bay và chim càng lớn thì tác động của vụ va chạm đối với máy bay càng đáng sợ, ông Tuấn cho biết.
Gần đây, tuân thủ quy định an toàn mà Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra, CAAV đã đưa ra nhiều chương trình ngăn chăn máy bay va với chim trời.
Theo đó, nhà chức trách đã tiến hành thu thập số liệu tại sân bay liên quan về chim như số lượng, chủng loài, tầng bay, loại thức ăn, mua di cư để từ đó đưa ra các biện pháp xua đuổi, phòng tránh.
Phát triển đội bay lên 150 chiếc vào năm 2015
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết, thị trường hàng không Việt Nam rất tiềm năng khi tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 15% ở lĩnh vực vận chuyển hành khách, 12% ở lĩnh vực vận chuyển hàng hóa.
Hiện có 46 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác 54 đường bay quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, 5 hãng hàng không trong nước cũng đang mở đường bay quốc tế đến 15 quốc gia khác.
Dự kiến, đến năm 2015, toàn ngành hàng không Việt Nam sẽ phát triển đội bay lên 150 chiếc.
Ông Tiêu cho biết, do có sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy nên việc đào tạo nguồn lực cho ngành hàng không là điều cần thiết, nhất là chú trọng phát triển nhân sự để đảm bảo an ninh hàng không.
Theo TNO
Ham yến sào "đại bổ": Mất trắng tiền tỷ
Yến sào có thật là "đại bổ" cho các chủ nhà yến như lời đồn đại về thu nhập vài trăm triệu đồng/tháng, hay vẫn có những người "ngậm đắng" vì chim trời ?
"Người lạ" nuôi yến
Tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ (TPHCM), người ta tự đặt tên cho những công trình nuôi chim yến là nhà ông Ba, ông Chín, ông Mười... Gọi vậy không phải vì quá thân thiết theo phong cách Nam Bộ, mà bởi vì người dân không biết tên thật, tung tích chủ nhân những căn nhà yến đồ sộ này, một phần cũng vì họ không gọi được những cái tên nước ngoài quá khó gọi.
"Mang tiếng là ở làng yến, nhưng tôi có biết gì về chim yến đâu" -anh Đặng Thanh Tính, ở ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp nói. "Cái nhà yến cả tỷ bạc, dân mình làm sao xây nổi".
Một trong những người được xem là thành công ở xã Tam Thôn Hiệp -ông A Lý -là một Việt kiều người Malaysia. Tính riêng tại đây, ông sở hữu 4 căn đã cho sản phẩm và 1 căn đang xây dở, thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng.
Trên địa bàn huyện Cần Giờ hiện nay có trên 35.000m2 đất công trình nuôi chim yến. Với một nhà nuôi yến có diện tích 5x20m, 3 tầng có tổng vốn khoảng hơn 1 tỷ đồng, bao gồm giá đất, giá thi công, giá kỹ thuật.
Khoản tiền đầu tư ấy là không tưởng với những người dân có thu nhập trung bình và thấp trong vùng. Cũng vì lẽ đó mà đa số người nuôi chim yến là người nước ngoài hay những nhà đầu tư từ Sài Gòn.
"Mười năm trước đây, thấy ông A Lý xây căn nhà nuôi yến đầu tiên ở xã Tam Thôn Hiệp, người ta không hiểu ông xây những căn nhà như "lô cốt" kín bưng đó để làm gì" - bà Tám Gấm, chủ cơ sở yến Thành Đạt, ấp An Lộc, một trong số ít người dân địa phương nuôi yến -hài hước kể. "Mãi rồi vài năm sau, khi ông thu hàng kilôgram tổ yến, người dân mới vỡ lẽ. Dân mình mới học theo, cũng xây nhà cho chim ở lấy phước mà hưởng cái lộc của trời".
Lộc trời khó lấy
Câu chuyện hốt bạc tỉ từ chim trời của nhiều người như một chất kích thích các nhà đầu tư nhà yến tìm về Cần Giờ. Trên đường vào khu nuôi yến 10 căn, người dân vẫn tưởng chúng tôi là những người đi mua đất đầu tư vào nuôi yến.
Vậy mà, chẳng phải ai cũng có thể "làm bạn" với chim yến để cùng kiếm tiền tỷ từ những con chim nhỏ bé này.
Đầu tư vào nuôi yến tại khu 10 căn, ấp An Hòa cách đây gần 4 năm, anh Thành Danh vẫn chưa thu hồi được vốn. Cơ ngơi được anh đầu tư xây dựng cũng không kém những người hàng xóm là bao, cũng hệ thống loa, nhử mùi, điều hòa, phun sương..., nhưng đàn chim về làm tổ không nhiều như anh mong đợi.
"Khi mới bắt đầu, tôi được một kỹ sư người Malaysia tư vấn kỹ thuật và cam kết sau 8 tháng sẽ thu được 5kg mỗi tháng, với chi phí 350USD/m2" - anh Danh kể. "Thực tế, lượng chim yến đến ở không như cam kết và giá cả vào thời điểm đó là quá đắt".
Quyết không bỏ cuộc, anh cho làm lại với kỹ thuật khác hẳn. Hiện nay, nhà nuôi chim yến của anh Danh có khoảng 300 - 400 tổ yến.
Vốn đầu tư lên đến hàng tỉ đồng, chủ yếu và quan trọng nhất ở khâu kỹ thuật. Gọi là "nuôi yến" nhưng trên thực tế, con người chỉ cung cấp nơi ở cho chim yến. Chim yến và người đều sống cộng sinh với nhau. Nguồn giống đều từ tự nhiên, không dẫn dụ được hay yến đến ít coi như thất bại nặng nề chứ không phải chuyện đùa, "làm chơi ăn thật" như người ta vẫn tưởng.
Theo bà Tám Gấm, những người nuôi chim yến đều có những phương pháp riêng được xem là bí quyết, không cho người ngoài biết. Ngoài cơ sở hạ tầng, người nuôi yến phải dày công chăm sóc mới mong thu lại lợi nhuận.
Khi dụ yến đến ở, bên cạnh hệ thống loa, phải xịt thuốc tạo mùi phân yến. Đến khi yến vào ở thì có thuốc tạo bầy đàn, khi đã có bầy thì có thuốc bắt cặp, khi hái yến lại có thuốc làm tổ lại. Vì thế, "dù có công nghệ của nước ngoài hoặc đầu tư hiện đại cũng chưa chắc dẫn dụ được yến. Có những nhà dù chưa xây xong yến đã vào ở, có nhà khác hoàn thành cả tháng hay thậm chí cả năm, dù có nhưng số lượng không nhiều là bao. Vậy nên nghề này cũng hên xui lắm"- bà Tám Gấm nói.
Theo VNN
Sát thủ chim trời Đi săn chim trời là thú vui thư giãn cuối tuần của một số người ở Sài Gòn hiện nay. Những chuyến đi săn chim đều diễn ra trên sông nước và kết quả là hàng trăm chú chim đã lìa đời vì những loạt đạn hoa cải của các tay chơi. Bắn mấy phát cho biết mùi thuốc súng Một nhóm đại...