Chìm thuyền đạp vịt, 3 người thoát chết
Hồi 10 giờ ngày 29/1, tại Khu Du lịch Sinh thái hồ Tơ Nưng (Biển Hồ – TP Pleiku) đã xảy ra vụ chìm thuyền đạp vịt.
Theo người dân xung quanh kể lại, có 3 người đi trên con thuyền số 12 đã cũ kỹ. Khi chiếc thuyền cách bờ khoảng 20 mét thì bị chìm do phao của thuyền bị vào nước.
Anh Trần Thanh Phúc – người đã cứu nạn nhân.
Trên thuyền có một người biết bơi và kéo theo được một người vào bờ, người còn lại được anh Trần Thanh Phúc (27 tuổi, ngụ tại tổ 9, phường Yên Thế, TP Pleiku) cứu.
Anh Phúc kể lại: “Khi tôi đang đạp vịt cùng bạn thì bỗng thấy chiếc thuyền số 12 chìm, mọi người la hét kêu cứu. Tôi bèn cởi áo lao xuống bơi ra cứu được đứa bé chừng mười tuổi”.
Được biết, số thuyền đạp vịt trên thuộc quản lý của Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Tàn phá rừng nguyên sinh ở Kon Plông
Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - nơi được ví như Đà Lạt thứ hai ở miền đất Tây Nguyên, đang bị đe doạ nghiêm trọng vì một số cánh rừng nguyên sinh đang bị người dân ngang nhiên chặt phá rừng làm rẫy, những khoảnh rừng nguyên sinh đang bị "cạo trọc" để nhường đất cho càphê, cây mì...
Tuyến quốc lộ 24 - tuyến đường huyết mạch nối liền tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi - len lỏi giữa rừng thông bạt ngàn giống như tấm lụa đen vắt ngang sườn núi. Từ thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy dọc theo hướng Kon Rẫy - Kon Plông, cách huyện Kon Plông khoảng 5km là khu du lịch sinh thái Măng Đen, khí hậu mát lạnh. Thế nhưng đáng tiếc, ngay trên tuyến đường đi vào thủ phủ khu du lịch sinh thái Măng Đen, một khoảnh rừng nguyên sinh rộng vài trăm mét vuông đã bị một số người dân chặt phá, cây rừng nằm la liệt, bốc khói nghi ngút, chẳng thấy cơ quan chức năng nào can ngăn.
Hàng trăm gốc cây rừng nằm la liệt bị cháy sém. Ảnh: M.T
Tuyến tỉnh lộ 676, tuyến đường từ xã Măng Cành đi vào các xã phía đông Trường Sơn như Măng Bút, Đăk Tăng..., nhiều vạt rừng nguyên sinh cũng đang bị người dân triệt hạ không thương tiếc. Ngay sát nách trụ sở UBND xã Măng Cành, một khoảnh rừng bị người dân chặt hạ, cây gỗ nằm la liệt, cháy sém đen. Một gia đình khoảng 14 người đang đốt những cây gỗ vừa bị chặt hạ, dùng cưa cắt từng đoạn gỗ nhỏ dùng làm củi, thật xót xa cho những cánh rừng nguyên sinh. Khi hỏi tại sao canh tác nương rẫy nơi này?
Ông A Phổ - trú tại làng Kon Chênh, xã Măng Cành - nói tỉnh bơ: Rừng này là rừng của ông bà mình để lại, mình tranh thủ phát đốt để trồng mì, trồng lúa rẫy nơi này không mọc, rồi sau này mình trồng càphê.
Cháu của ông A Phổ là A Ly đang cầm máy cưa cắt những cây gỗ dài suôn đuột cả chục mét, thấy chúng tôi bỗng dừng tay. A Lý - Bí thư Chi đoàn làng Kon Chênh - cho biết: Mình đi làm cho A Phổ, mình cưa những khúc gỗ này dùng làm củi, dọn dẹp những khúc cây chưa cháy hết để lấy đất trồng mì. Tôi biết tên ông A Phổ qua một người đang trồng mì, người này nói, A Phổ đang công tác tại huyện Kon Plông.
Cách thôn Kon Chênh khoảng vài trăm mét, cũng trên tuyến đường độc đạo vào xã Măng Cành, ngay tại làng Kon Kum, một số người dân đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang chặt phá rừng để lấy đất làm rẫy. Đứng đằng sau họ có thể là một số đầu nậu khác, bởi vì theo quan sát của chúng tôi, có một số người nai nịt, áo bỏ trong quần đang chỉ trỏ, hướng dẫn họ chặt phá cây rừng trông rất "hoành tráng".
Ông U S Long - công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Kon Plông, vừa kiểm lâm viên phụ trách xã Măng Cành - cho biết: Hạt Kiểm lâm huyện Kon Plông đang phối hợp cùng địa chính xã tiến hành đo đếm số lượng cây bị chặt hạ và diện tích rừng bị phá. Khi tôi hỏi: "Diện tích rừng bị phá bao nhiêu hécta?". Ông U S Long trả lời ậm ừ: Nhiều khoảnh, có thể mỗi khoảnh là 1.000m2, diện tích rừng này thuộc TK 478 nên một phần giao cho xã quản lý, một phần giao cho Lâm trường Măng Cành 1 quản lý, nhưng khi xác minh tại cơ sở thì chưa người dân nào nhận cả.
Ông Phan Ngọc Vinh - tân Chủ tịch UBND xã Măng Cành - cho biết thêm: "Tôi thấy người dân phát rừng làm nương rẫy nóng ruột lắm. Mình đi kiểm tra thì họ không làm, họ tranh thủ lúc ngày nghỉ để phát nương làm rẫy, lâm tặc phá rừng một, người dân phá rừng làm nương rẫy gấp 2-3 lần".
Một khoảnh rừng nguyên sinh trên tuyến quốc lộ 24 (vào khu du lịch sinh thái Măng Đen) bị đốt khói đang bốc nghi ngút.
Theo số liệu tổng hợp mới nhất từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, tính từ đầu năm đến nay, mới khoảng 3 tháng, trên địa bàn huyện Kon Plông đã xảy ra 29 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép, với diện tích thiệt hại là 9,35ha. Song con số này đã đến hồi báo động, vì cả năm 2009 mới xảy ra 37 vụ, với diện tích thiệt hại 12,6ha...
Không những ở xã Măng Cành xảy ra tình trạng phá rừng làm nương rẫy trái phép, men theo tuyến quốc lộ 24, bằng mắt thường ai cũng phát hiện dọc bên đường nhiều diện tích rừng tự nhiên tại xã Hiếu, Pờ Ê... cũng bị chặt hạ không thương tiếc. Trao đổi qua điện thoại, một cán bộ kiểm lâm viên huyện Kon Plông cho biết: Tại xã Hiếu chỉ xảy ra một số vụ phá rừng làm nương rẫy, diện tích thiệt hại khoảng 5ha, kiểm lâm địa bàn đang phối hợp với chính quyền địa phương xử lý.
Ông Phan Ngọc Vinh lý giải nguyên nhân gần đây trên địa bàn xã gia tăng phá rừng làm nương rẫy vì: "Theo Nghị quyết 30 A của Chính phủ giao rừng từ lâm trường về xã quản lý, nhưng đang tiến hành giao cho xã thì người dân tranh thủ chặt phá. Hơn nữa, theo nghị quyết này, người dân được hỗ trợ tiền công khai hơn, giá mì tăng cao nên người dân phá rừng càng nhiều hơn".
Ông Phan Ngọc Vinh đề nghị: "Các ngành chức năng sớm quy hoạch vùng canh tác nương rẫy để cấp đất sản xuất cho người dân; đẩy nhanh tiến độ giao đất khoán rừng về cho xã để xã giao cho người dân quản lý; tiền hỗ trợ khai hoang theo Nghị quyết 30A thì hỗ trợ người dân kiên cố diện tích đất canh tác nương rẫy... Đồng thời, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để người dân thâm canh tăng năng suất...".
Phải chăng, phá rừng nguyên sinh làm nương rẫy là chuyện thường ngày ở huyện hay sao mà ngành chức năng không nóng ruột(!?). Chính quyền các cấp cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa mới hy vọng giữ gìn được những cánh rừng nguyên sinh còn lại ở Kon Plông, để Kon Plông không hổ thẹn là "Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên"!
Theo Lao Động
10 không gian xanh vẫy gọi dịp nghỉ tết Nếu không có điều kiện đi chơi xa trong dịp Tết dương lịch, nhưng muốn trải nghiệm không khí trong lành của gió biển, cây xanh, sông nước, hãy ghé vào các khu du lịch xanh của TP HCM. 1. Biển Cần Giờ 2. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát Có rất nhiều điểm tham quan cùng trò chơi thú vị khi...