Chìm tàu ở biển Kê Gà: Hãi hùng 18 giờ vật lộn với sóng dữ
“Gặp phải cơn giông gây mưa lớn, chưa đến 5 phút thuyền đã bị lật úp và chìm hẳn. Mấy anh em thuyền viên chỉ kịp nhảy xuống biển để tránh bị đè, may thay có mấy cây tre dài nổi lên để bám vào rồi bị sóng biển đánh trôi dạt trên biển đến trưa 9/7 mới được cứu”, thuyền trưởng Bùi Văn Toàn bàng hoàng kể sau vụ chìm tàu tại Bình Thuận.
Đến 10 giờ sáng 10/7, ngoài 13 người đã được cứu sống, lực lượng cứu hộ đã vớt thêm được thi thể thuyền viên Ngô Minh Tuấn (SN 1972, ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận). Hiện vẫn còn 5 người mất tích.
Nằm trên giường bệnh thuyền trưởng tàu Bùi Văn Tàu vẫn cố dò lại danh sách thuyền viên
Ngồi thẫn thờ, đôi mắt đỏ hoe vì nước biển, anh Bùi Văn Toàn (SN 1972), thuyền trưởng tàu cá BTh 96984 TS, kể về giây phút kinh hoàng khi con tàu gặp nạn. Trưa 8/7, tàu đang trên đường ra ngư trường Trường Sa, để đánh bắt cá ở bãi Tư Chính – Phúc Nguyên. Khi cách mũi Kê Gà khoảng 26 hải lí bất ngờ xảy ra cơn giông gây mưa lớn và sóng cao, đánh tạt nước vào một bên làm nghiêng tàu rồi nhanh chóng chúi mũi xuống chìm hẳn.
“Tàu chìm nhanh quá, chỉ chưa đầy 5 phút là lật úp rồi chìm hẳn, mấy anh em chỉ kịp nhảy xuống biển để tránh bị thuyền đè, rồi mỗi người bị sóng đánh trôi dạt một nơi”- anh Toàn nhớ lại.
Đôi mắt thẫn thờ sau khi thoát nạn trở về của thuyền viên Nguyễn Thành Thủy
Anh Nguyễn Thanh Lương (SN 1976) cho hay: “Trên thuyền lúc đó chở khoảng 7-8 khối tre và lá chà. May thay lúc thuyền lật thì tre, nứa và chà trên tàu bung ra trôi nổi trên biển, mỗi thành viên bơi tới túm lấy, mỗi nhóm một cây tre rồi mặc kệ cho sóng gió đánh trôi dạt khắp nơi”.
“Tôi cùng 5 người nữa bám vào một cây tre dài, rồi sóng biển cứ đánh trôi dạt trên biển cách chỗ chìm gần 12 hải lý. Lúc đầu tôi còn thấy mấy nhóm kia, nhưng về đêm trời tối, sóng đánh mạnh nên không thấy gì nữa. Đến 8 giờ 30 sáng 9/7, nhóm của tôi được thuyền của ông Dũng vớt được”- anh Toàn nói.
Video đang HOT
Thuyền viên Nguyễn Thành Lâm cố gắng đeo bám nên bị trầy xước nặng, 3 người trong nhóm của ông bị đuối sức, đã buông tay.
Do cố gắng bám vào thân tre, bị sóng đánh lên đánh xuống nên tay và cằm anh Nguyễn Thành Lâm (SN 1976) bị trầy xước khá nặng. Nằm trên giường bệnh, đôi mắt nhìn như vô hồn, giọng khản đi anh Lâm kể: Nhóm của anh, gồm 6 người, bám lấy cây tre, mặc cho bị sóng cuốn đẩy đi. Đêm ngâm mình giữa biển, đói, lạnh, chân tay co rút mà ay nấy đều cố gắng ôm ghì lấy thân tre. Khi bị nạn, anh có thấy khá nhiều ghe thuyền chạy qua nhưng mọi cố gắng gào thét, vẫy gọi đều vô ích bởi mưa lớn và sóng biển vùi dập nên các thuyền kia không thấy.
Anh Lâm tiếp tục với giọng ngậm ngùi: “Phần vì sóng đánh mạnh, phần vì ngâm trong nước biển nên bị lạnh, tê cóng chân tay, đến 2 giờ sáng 9/7, anh Tý (thuyền viên Nguyễn Văn Tý) không giữ được cây tre nữa nói: “Tôi sống hết nổi rồi” sau đó thì buông tay và chìm dần xuống biển. Chúng tôi trôi tiếp đến 6 giờ sáng thì thằng Đen (thuyền viên Ngô Minh Tuấn – PV) không đủ sức nữa cũng buông tay. Đến 8 giờ 30 phút anh Hai (thuyền viên Nguyễn Văn Hai- PV) buông tay và bị sóng biển cuốn trôi”.
Đến 10 giờ 9/7, nhóm anh chỉ còn 3 người, trôi cách chỗ tàu chìm chừng 12 hải lí thì có ghe của ngư dân tới cứu.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cùng các ngư dân đang tích cực mở rộng phạm vi tìm kiếm 5 ngư dân mất tích, trôi dạt trên biển. Tuy nhiên, do thời tiết trên biển rất xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế, ảnh hưởng đến tốc độ tìm kiếm. Chiếc tàu cá BTh 96984 Ts bị chìm hiện đang được hai tàu cá của ngư dân kéo vào bờ để tiến hành trục vớt. Dự kiến sẽ về đến Phan Thiết vào đầu giờ chiều 10/7.
Gánh nặng từ đây sẽ oằn trên đôi vai chị Hoàng Thị Dung sau khi chồng chị là anh Ngô Minh Tuấn ra đi mãi mãi.
Ngồi thẫn thờ bên bàn thờ chồng, chị Hoàng Thị Dung (SN 1982, trú TP Phan Thiết, vợ thuyền viên thuyền viên Ngô Minh Tuấn) nức nở: “Anh Tuấn đang bị ho cảm, tôi nói anh nghỉ ở nhà, hết bệnh hãy đi. Anh vẫn nhất quyết đi và bảo “mình làm thuê, thuyền chủ đi thì mình phải đi thôi”. Ai ngờ anh đi mãi …”.
Vợ chồng anh chị có 2 con trai, con lớn 7 tuổi, bé nhỏ mới 22 tháng tuổi. Hằng ngày, chị Dung mua cá đem ra chợ bán, anh Tuấn đi bạn. Dù cố gắng làm lụng nhưng hoàn cảnh cũng không khá giả gì. Nghĩ đến việc trong nhà vắng bóng người đàn ông trụ cột của gia đình và cảnh một mình chị nuôi hai đứa nhỏ, nghĩ đến cảnh đó ai cũng chạnh lòng, bùi ngùi.
Gia đình tổ chức lo tang lễ cho thuyền viên Ngô Minh Tuấn
Cách nhà chị chừng 10m, người nhà của thuyền viên Nguyễn Văn Hai, Nguyễn Văn Tý cũng than khóc vật vã, nhiều người đã chuẩn bị mọi công việc để để đón thi thể người thân. Một không khí tang thương bao trùm cả khu phố.
Trong sáng 10/7, có 9 thuyền viên sức khỏe đã ổn định nên được cho xuất viện. Riêng ngư dân Nguyễn Thành Lâm và Nguyễn Thành Thủy bị va đập ở chân, tay và ngực đang được giữ lại để theo dõi thêm.
Theo Bạch Long (Người Lao Động)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần: Hàng ngàn giọt nước mắt xót xa
Sau khi thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được phát đi, sự kiện gây gây chấn động toàn cầu này đã tràn ngập các mặt báo trong nước và quốc tế.
Chiều tối qua, thông tin vào hồi 18h ngày 04/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam - đã từ trần tại Bệnh viện 108, hưởng thọ 103 tuổi đã khiến những người con Việt Nam nói riêng và toàn bộ những người yêu quý vị tướng tài ba nói chung đều vô cùng đau xót.
Và ngay lập tức, thông tin gây chấn động toàn cầu này đã tràn ngập các mặt báo trong nước và quốc tế. Mỗi tờ báo, mỗi trang tin đều thể hiện những chung bậc khác nhau nhưng quy tụ chung, nó là niềm đau xót xa, nghẹn ngào vô bờ trước sự ra đi của người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị tướng huyền thoại mà cả nhân loại đều kính nể: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngay khi thông tin vừa được phát đi, hàng loạt các tờ báo, trang tin điện tử đã đồng loạt đưa những loạt bài hay, cảm động về chân dung vị tướng già lỗi lạc. Chia sẻ với báo Trí Thức Trẻ,Đại tá, Nhà báo Trần Hồng - người chuyên chụp ảnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ngậm ngùi nói: "Tối nay, phòng của Đại tướng nằm đã không sáng như mọi ngày mà chỉ có ánh đèn màu đỏ hồng", rồi ông im lặng.
Với vị Đại tá cả đời chụp ảnh cho Đại tướng, dù khoảng cách giữa ông và Đại tướng lúc đó chỉ khoảng 20 mét nhưng dường như nó đã trở nên dài vô tận khi nay đã là âm dương xa cách.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Trần Hồng)
Xuất hiện trang trọng trên trang chủ của VTC News, bài viết:: "Người thương binh già bên ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp" khiến bạn đọc không cầm được nước mắt trước hình ảnh một cựu chiến binh ngoài 80 tuổi, khoác trên mình bộ quân phục sờn màu theo năm tháng cuộc đời, hai tay chống nạng với đôi mắt đỏ hoe, lặng lẽ nhìn ngắm vị anh hùng dân tộc.
Cự chiến binh Đinh Xuân Hiếu lặng ngắm hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhưng có lẽ đau xót nhất là khi thấy tâm hồn trống rỗng và sụp đổ khi một hình tượng đáng tôn thờ của cả dân tộc đã ra đi mãi mãi. "Giới trẻ không muốn tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không còn" được đăng tải trên Infonet là lời tiếc thương vô hạn của bạn trẻ trước "tin sét đánh" này cùng với đó là sự hờn dỗi, trách móc: "Đại tướng đi thật rồi sao, người phải trường tồn cùng dân tộc chứ".
"Hoa và nến lúc 0h trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp" như một lời tri ân các bạn trẻ tại Hà Nội bày tỏ sự tiếc thương vô bờ với người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị tướng huyền thoại mà cả nhân loại đều kính nể. Xót xa lắm, đau lòng lắm chứ. Hỏi rằng những người yêu mến Đại tướng có ai cầm được nước mắt khi nghe tin đau lòng này?
Không chỉ những trang báo chính thống, mà rất nhiều các trang tin, những trang mạng xã hội cũng ngập đầy nước mắt, nhuộm đầy bằng hình ảnh bình dị, hùng dũng, hiên ngang của một người con đất Việt đã dành cả đời mình cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của dân tộc cùng niềm tiếc thương vô hạn trước anh linh vị Đại tướng già lỗi lạc.
Tờ BBC bằng Tiếng Việt dùng từ "khẩn cấp" khi nói đến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như mất đi một cái gì đó quý báu lắm, thiêng liêng lắm, vĩnh hằng lắm.
Dù biết rằng tất cả là lẽ sinh tồn, là quy luật của tự nhiên, không có gì là vĩnh hằng nhưng sự ra đi của Đại tướng đã để lại sự xót thương vô hạn trong lòng con dân Việt. Còn gì đau xót hơn khi từ nay chúng ta không được nhìn thấy con người đáng kính này. Còn gì đau đáu hơn khi ước vọng, khát khao của hàng nghìn người con luôn thèm khát được gặp người anh hùng dân tộc chỉ một lần mà vẫn chưa thực hiện được.
Bác đã ra đi mãi mãi, trở về với đất mẹ thân yên nhưng những hình ảnh của v ị Đại tướng tài ba, lỗi lạc, người anh hùng của dân tộc sẽ mãi mãi trong trái tim của mỗi chúng ta. Và dù thời gian có là phai nhòa quá khứ nhưng tên tuổi của Người vẫn mãi mãi sống và trường tồn cùng núi sông Việt Nam ta. Nghiêng đầu kính cẩn trước vong linh của Người.
Theo soha
Tướng Giáp và những khoảnh khắc đặc biệt trên báo nước ngoài Nụ cười, ánh mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhiều khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời ông được các nhà báo nước ngoài ghi lại. Bức ảnh chụp tại Hà Nội ngày 29/5/1969, ghi lại khoảnh khắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp giơ nắm đấm quyết thắng. Ảnh: Corbis Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng Đại tướng Võ...