Chìm tàu, hơn 20 lao động tử nạn: Đau xót sang TQ nhận thi thể con
Những ngày này, dải đất nghèo miền Trung nắng gió lại phải gánh chịu nỗi đau xé lòng khi nhận tin dữ: hơn 20 lao động Việt Nam đi lao động “chui” trên đường sang vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) không may bị chìm tàu, chết và mất tích.
Con anh Đào Sỹ Hùng bên di ảnh của cha. (Ảnh: P.V)
Chìm trong tang tóc
Sau hơn 3 tháng bị tử vong bên xứ người, thi thể của anh Đào Sỹ Hùng (SN 1987) ở xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) – một trong số hơn 20 người gặp nạn tại eo biển Đài Loan (Trung Quốc) mới được đưa về quê nhà.
Anh Trần Đình Minh – người nhà nạn nhân cho biết: Theo thông tin ban đầu, có hơn 20 người ở các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Quảng Trị tham gia chuyến xuất khẩu lao động “chui” nói trên.
Theo đó, tháng 2. 2017, nhóm người này đã liên lạc với nhau rồi cùng tập trung ra Hà Nội. Tại đây sau khi bàn bạc, mỗi người đã đóng một khoản tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng cho một người (chưa rõ tên tuổi) ở Bắc Giang để được đưa sang Trung Quốc.
Đến chiều ngày 31.3.2017, tất cả mua một chiếc thuyền cũ để di chuyển qua lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) thì đột ngột mất tích giữa đường. Trao đổi với ông Trần Ngọc Bá, người nhà của lao động tử nạn Lưu Xuân Hoàng (SN 1990), ông Bá chia sẻ: Sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo cho một số gia đình nạn nhân để làm thủ tục đưa thi thể người nhà về nước. Số còn lại hiện đang phải chờ để xác minh thông tin, xét nghiệm ADN và làm thủ tục nhận dạng.
Video đang HOT
Người dân đến chia sẻ cùng gia đình nạn nhân lao động tử nạn là Lưu Xuân Hoàng (SN 1990). (Ảnh: P.V)
Nhắc đến nỗi đau có con tử nạn là Đào Sỹ Hùng (30 tuổi) khi đi lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc, ông Đào Hữu Thiện (SN 1964), trú tại thôn Tân Phong, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nước mắt lưng tròng. Đến bây giờ ông vẫn không thể tin con trai mình đã ra đi mãi mãi.
“Ngày 26.2.2017, con tôi đi nước ngoài làm thuê. Trước lúc đi cháu cũng không nói là đi theo hình thức nào, chỉ thấy liên lạc với một người tên Minh ở Lục Ngạn, Bắc Giang, nói sang Trung Quốc làm việc. Ngày 31.3.2017, thấy con gọi điện về nói chuẩn bị lên thuyền sang Đài Loan (Trung Quốc), sau đó thì mất liên lạc hẳn. Ở nhà hơn 1 tháng không thấy cháu gọi về chúng tôi cũng lo lắm, cố gắng hỏi thăm người này, người kia chứ ai biết sự thể lại đau đớn thế này”, ông Thiện xót xa.
“Ngày anh ấy đi, anh nói tôi chịu khó ở nhà bảo ban con học hành, anh đi kiếm tiền về lo cho hai mẹ con. Trước đó, anh cũng có đi xuất khẩu Đài Loan nên cũng có được một ít vốn về xây nhà, chuyến này đi với hi vọng kiếm thêm ít vốn chứ ai ngờ sự thể thế này. Anh đi bỏ lại mẹ con với ba mẹ. Sau này mẹ con tôi phải sống sao đây?” – vợ anh Hùng nghẹn ngào gọi chồng.
Mới vớt được 16 người?
Ông Đào Hữu Thiện mong cơ quan chức năng làm rõ đường dây đưa lao động chui này.
Trao đổi với PV, ông Đào Hữu Thiện (cha anh Đào Sỹ Hùng) cho biết thêm: Khi chuẩn bị lên tàu sang Đài Loan (Trung Quốc), con tôi có gọi về nói là đi cùng cháu trên chuyến tàu đó có hơn 20 người sống rải rác ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hải Phòng…
“Ngay khi nhận được tin báo con tử nạn trên đường biển sang Đài Loan (Trung Quốc), tôi đã ra Hà Nội liên hệ với Bộ Ngoại giao để tìm con. Họ hướng dẫn tôi làm một số thủ tục. Vì sự cố chìm tàu xảy ra lâu nên phải kiểm tra ADN để xác minh. Khi sang Trung Quốc, tôi mới biết cơ quan chức năng mới chỉ vớt được 16 người, trong đó có 6 người xác định được nhân thân”, bố nạn nhân xấu số kể lại.
Ông Thiện nén nỗi đau nói tiếp: “Đây là nỗi đau quá lớn mà gia đình tôi phải gánh chịu, cũng là bài học đắt giá với những người làm cha làm mẹ để con đi lao động chui”.
“Nhưng thú thực bố mẹ cũng không nắm được hết mọi sự tình, thấy con nói có anh Minh ở ngoài Bắc Giang đưa đi nên không hỏi nhiều. Nếu đây là đường dây đưa lao động đi trái phép, rất mong cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời để không còn tái diễn cảnh đau lòng như gia đình tôi đang phải gánh chịu” – ông Thiện đề nghị.
Vào cuối tháng 2.2017, một nhóm lao động gồm hơn 20 người ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Giang, Hải Phòng liên lạc với nhau rồi tập trung gặp nhau tại Hà Nội. Sau đó, mỗi người đóng một khoản tiền từ 40 đến 50 triệu đồng cho một người ở Bắc Giang để đưa sang Trung Quốc. Sau khi sang Trung Quốc nhóm người này bàn nhau mua một con tàu biển cũ để đi sang vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên khi ra giữa eo biển ở Chu Hải không may tàu gặp nạn và bị chìm.
Theo Danviet
Thu hồi thẻ 2 thanh tra giao thông nhận hối lộ
Bộ GTVT vừa yêu cầu Tổng cục đường bộ lập biên bản thu hồi thẻ của hai thanh tra giao thông trong vụ án nhận hối lộ xảy ra ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Theo đó, 2 thanh tra bị thu hồi thẻ là ông Võ Văn Tự (SN 1966, trú huyện Can Lộc) và Hồ Văn Thiết (SN 1981, trú thị xã Hồng Lĩnh). Hai người này là cán bộ Chi cục Quản lý giao thông đường bộ II.3 trụ sở đóng tại phường Đức Thuận, TX. Hồng Lĩnh (thuộc Cục Quản lý đường bộ II).
Cơ quan nơi làm việc của hai cán bộ thanh tra nhận tiền hối lộ
Như tin đã đưa, vào khoảng 16h ngày 24/8, ông Võ Văn Tự và Hồ Văn Thiết đang làm việc tại quốc lộ 12C (phường Kỳ Thịnh) thì phát hiện 2 xe tải BKS 38LD - 001.09 và 38LD - 001.11 chở vật liệu cho công ty Khải Hoàn (đóng tại TX. Kỳ Anh) có dấu hiệu vi phạm về tải trọng. Tại đây, tài xế Trần Đình Hùng (30 tuổi) đã không xuất trình được giấy tờ cần thiết để chứng minh xe chở đúng trọng tải.
Vài chục phút sau, một người tên Thuận (đại diện cho công ty có 2 xe tải nói trên) đến xuất trình giấy tờ. Tuy nhiên, hai thanh tra giao thông giữ giấy tờ song không lập biên bản vi phạm.
Anh Thuận xin được bỏ qua và hứa sẽ có tiền bồi dưỡng cho 2 cán bộ thanh tra.
Thỏa thuận xong, Thuận và Hùng đến trình báo sự việc với cảnh sát. Khoảng 16h cùng ngày, Hùng đến quốc lộ 12C, nơi 2 thanh tra giao thông đang làm việc để đưa tiền "bồi dưỡng", lấy lại giấy tờ xe.
Phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh phối hợp với Công an TX. Kỳ Anh đã ập tới bắt quả tang. Kiểm tra cặp của thanh tra Tự, cảnh sát phát hiện một phong bì đựng 5 triệu đồng.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ngày 25/8, Cục Quản lý đường bộ II, Tổng Cục đường bộ Việt Nam ký quyết định đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ nói trên. Và đến ngày 27/8, công an tỉnh ký quyết định khởi tố vụ án.
Thiện Lương
Theo_VietNamNet
Chết trong "cơn lốc tiền" Formosa Đại dự án Formosa có những chuyện giờ mới thấy thấm, không chỉ việc gây ô nhiễm môi trường và những hệ lụy khác. Chuyện về đồng tiền là chiêm nghiệm sâu sắc nhất cho cả "quan" và dân không chỉ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Một khu tái định cư dự án Formosa. Bia miệng Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch...