Chìm tàu hàng, 7 thuyền viên trôi dạt trên biển Hải Phòng trong đêm
Đang trên đường hành trình chở 2.300 tấn xi măng, tàu hàng va phải đá ngầm khiến nước tràn vào khoang bị chìm, 7 thuyền viên trôi dạt trên biển được biên phòng cứu sống.
Chiều 25/10, Đồn Biên phòng Cát Bà (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu nạn 7 thuyền viên bị trôi dạt trên vùng biển Hải Phòng do sự cố chìm tàu.
Trước đó, khoảng 20h ngày 24/10, Đồn Biên phòng Cát Bà nhận được tin báo tàu HD 2046 bắn tín hiệu pháo sáng cứu nạn.
Qua liên lạc, ông Lưu Văn Quân – Thuyền trưởng tàu HD 2046 cho biết, tàu có trọng tải 2.489 tấn thuộc Công ty cổ phần Thương mại vận tải Thái Hà (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đang vận chuyển 2.300 tấn xi măng từ Cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) đi Cảng Vũng Rô (Phú Yên), trên tàu có 9 thuyền viên.
Khoảng 19h50′ ngày 24/10, khi đến khu vực Hòn Bắn, cách đảo Cát Bà khoảng 7 hải lý về hướng Đông Nam, tàu bị va vào đá ngầm, dẫn đến nước tràn vào khoang, gây chìm tàu.
Lực lượng biên phòng Cát Bà kịp thời cứu sống 7 thuyền viên trôi dạt trên biển sau sự cố chìm tàu.
Ngay lập tức, Đồn Biên phòng Cát Bà điều động 2 xuồng máy cùng 10 cán bộ, chiến sĩ, do Đại úy Lương Văn Phong – Trạm trưởng trạm Biên phòng Cát Bà trực tiếp chỉ huy đến khu vực tàu gặp nạn tổ chức cứu nạn.
Video đang HOT
Đến 21h cùng ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tiếp cận khu vực tàu Thái Hà 87 gặp nạn, tổ chức tìm kiếm khu vực tàu bị chìm và cứu được 7 thuyền viên đang trôi dạt trên biển trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, đuối sức do thời tiết lạnh. Hai thuyền viên còn lại đã được một tàu cá cứu.
Các thuyền viên được chăm sóc y tế, sức khỏe đã ổn định.
Khoảng 21h45 cùng ngày, lực lượng cứu nạn đã đưa 7 thuyền viên về đảo Cát Bà an toàn. Đồn Biên phòng Cát Bà đã cử Quân y phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Cát Bà chăm sóc cho các thuyền viên. Hiện tinh thần, sức khỏe các thuyền viên ổn định.
MINH KHANG
Theo VTC
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành: Dấu hỏi về năng lực nhà thầu
Từ tháng 8/2018 đến nay, công trường thi công gần như "án binh bất động" do không được cung cấp xăng dầu, xi măng, sắt thép, đất, đá các loại... Việc thi công của nhà thầu rời rạc, thiếu tập trung và chủ đầu tư không thể kiểm soát được.
Do nhà thầu thi công chậm nên cao tốc Bến Lức - Long Thành khó thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2018. Ảnh: VP
Câu chuyện đáng lo ngại này đã xảy ra tại gói thầu có giá trị hơn 1 ngàn tỷ đồng thuộc Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Xưa tốt, nay xấu?
Tháng 11/2015, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) Gói thầu A4 (Km18 713,5 - Km21 739,5) thuộc Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đây là gói thầu có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi quốc tế. Giá gói thầu được phê duyệt 1.485.685.578.000 đồng. Liên danh Kukdong Engineering & Construction Co., Ltd. (Nhà thầu Kukdong) - Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại - Sản xuất - Xây dựng Đông Mê Kông (Nhà thầu Đông Mê Kông) đã trúng thầu với giá 1.048.676.159.538 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 900 ngày thi công và 730 ngày bảo hành.
Tuyến cao tốc này đi qua địa phận huyện Nhà Bè (TP.HCM), với tổng chiều dài là 3,026km, trong đó bao gồm cả đường, cầu và cầu cạn.
Phát biểu tại lễ ký hợp đồng Gói thầu A4, lãnh đạo VEC cho biết, liên danh nhà thầu trúng thầu là hai đơn vị đã được kiểm chứng về năng lực và kinh nghiệm thi công các dự án cao tốc tại Việt Nam. Để triển khai Gói thầu đảm bảo yêu cầu theo hợp đồng đã ký, lãnh đạo Chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu trúng thầu phải tập trung mọi nguồn lực triển khai thi công nhanh nhất nhằm đưa công trình về đích đúng tiến độ với chất lượng công trình được đảm bảo.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay đã gần 3 năm, tiến độ của Gói thầu A4 đang đặt Chủ đầu tư vào một cục diện khác trong những đánh giá về năng lực của liên danh trúng thầu này. Thông tin về các gói thầu của Dự án, VEC lo ngại do nhiều gói thầu thi công không đạt tiến độ dẫn đến khả năng tổng thể Dự án sẽ không hoàn thành theo kế hoạch. Riêng Gói thầu A4, khối lượng cần thực hiện còn rất nhiều nhưng Nhà thầu chưa huy động đầy đủ thiết bị, nguyên nhân chính do trục trặc về phương án tài chính. Vì vậy, đến nay, Gói thầu A4 được xác định đang bị chậm tiến độ.
Nếu như nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ của các gói thầu khác được VEC cho rằng do nhiều vị trí trên tuyến còn bị vướng giải phóng mặt bằng, trong đó phải kể đến các gói thầu từ A5 đến A7, thì riêng Gói thầu A4 lại có lý do chủ quan từ phía nhà thầu thi công. "Tiến độ Gói thầu A4 do Nhà thầu Kukdong và Nhà thầu Đông Mê Kông thi công quá chậm, do năng lực nhà thầu rất yếu", VEC cho biết.
Cụ thể, sản lượng thi công của Gói thầu A4 chỉ đạt 74,32%/92,56%, chậm 18,24%. Trước đó, VEC đã có thư cảnh cáo Liên danh nhà thầu thi công và Giám đốc Gói thầu A4 do chậm tiến độ, chất lượng và năng lực điều hành của Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu. Gói thầu A4 đã từng bị chậm tiến độ trong 5 tháng liên tiếp trước đó.
Nhiều hệ lụy
Kukdong là một nhà thầu đến từ Hàn Quốc và tại dự án nêu trên, ngoài Gói thầu A4, nhà thầu này còn có tên trong liên danh trúng Gói thầu A2-1 (Km07 900 - Km11 200).
Theo KQCLNT Gói thầu A2-1, nhà thầu trúng thầu là Liên danh Kukdong Engineering & Construction Co., Ltd. - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, với giá trúng thầu là 715.150.287.587 đồng. Giá trị này bao gồm các loại thuế, phí theo quy định và 10% dự phòng phí. Gói thầu Xây lắp A2-1 có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi quốc tế, có sơ tuyển theo quy định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Gói thầu này có giá 1.047.481.184.000 đồng. Hợp đồng được ký cho thấy Gói thầu sẽ được thực hiện trong vòng 1.076 ngày. Nếu như những đánh giá của VEC về năng lực của Nhà thầu Kukdong tại Gói thầu A4 phản ánh đúng thực tế thì gánh nặng việc thi công Gói thầu A2-1 có thể bị trút lên vai thành viên còn lại của Liên danh là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính.
Theo khảo sát dữ liệu của Báo Đấu thầu, từ năm 2015 đến nay, ngoài các gói thầu thuộc dự án nêu trên, Nhà thầu Kukdong chưa trúng thêm gói thầu nào. Nhà thầu Đông Mê Kông cũng chưa được công khai trúng thêm gói thầu thi công xây lắp nào. Nhà thầu Đông Mê Kông đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với vốn điều lệ 800 tỷ đồng, có địa chỉ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Trong lịch sử, Nhà thầu Đông Mê Kông từng bị Sở GTVT TP.HCM lập tới 7 biên bản xử phạt khi thi công ẩu tại Gói thầu xây lắp số 14 thuộc Dự án Cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư. Điều đáng nói, Nhà thầu Đông Mê Kông dù bị phạt nhiều lần nhưng vẫn không hề khắc phục và không lần nào chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.
Dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,7km, được khởi công tháng 7/2014, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng. Dự án được huy động từ vốn vay của ADB, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Với tiến độ và tình trạng thi công của các nhà thầu như vậy, Dự án rất khó đáp ứng tiến độ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2018.
Văn Huyền
Theo baodauthau
Hàng trăm bao xi măng đổ tràn đường, QL51 ùn tắc nghiêm trọng Đang lưu thông trên QL51 xe đầu kéo phanh gấp khiến hàng trăm báo xi măng đổ xuống đường khiến giao thông ùn tắc. Giao thông trên QL51 đoạn qua TP Biên Hòa ùn tắc chiều 25/9. Vào khoảng 14h chiều 25/9, xe đầu kéo mang BKS: 51D-15547 kéo theo rơmoóc mang BS: 51R-18045 chở hàng tấn bao xi măng trên xe lưu...