Chìm tàu hàng 3.000 tấn, 6 thuyền viên mất tích
Tàu Phú Cường 0148 chở 3.000 tấn hàng gặp thời tiết bất lợi đã bị chìm trên biển. 6 thuyền viên trên tàu hiện vẫn đang mất tích.
Theo nguồn tin từ Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1, vào lúc 15h40 ngày 28/8, tại vùng biển Việt Nam cách đảo Hạ Mai 5 hải lý về phía đông nam, gần Bạch Long Vĩ đã xảy ra một vụ chìm tàu nghiêm trọng. Tàu Phú Cường 0148 chở theo 3 nghìn tấn than đã bị chìm trong lúc lưu thông tại vị trí có tọa độ 20-39N – 107-30E. Trên tàu lúc đó có 6 thuyền viên.
Thời điểm tàu bị nạn, thời tiết trên biển rất xấu. Biển động dữ dội và có lốc xoáy, gió giật mạnh.
Thông tin này đã được Hệ thống Đài Thông tin Duyên Hải Việt Nam (TTDHVN) thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, Hệ thống Đài TTDHVN đã triển khai phát quảng bá Thông tin Cấp cứu – Khẩn cấp – An toàn bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng duyên hải yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và hỗ trợ tàu Phú Cường 0148 và 6 thuyền viên.
Hiện TTTKCNHH đã phối hợp với cảng vụ, bộ đội biên phòng Hải Phòng và Quảng Ninh để tổ chức tìm kiếm cứu nạn tàu và thuyền viên. Tàu SAR 273 đã rời đi cứu nạn nhưng trong điều kiện sóng gió giật trên cấp 7, vẫn chưa phát hiện được các nạn nhân.
Video đang HOT
Hiện phao Epirb vẫn đang phát tín hiệu khẩn, trực ban đã liên lạc với các tàu Biển Đông star, Venus 08 và nhiều phương tiện đang hoạt đồng gần đấy nhưng không phát hiện được gì.
Vùng tìm kiếm được tính toán rất rộng, điều kiện thời tiết rất phức tạp. Cơ quan chức năng địa phương đang đề nghị với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ thêm phương tiện để ứng cứu tàu và tìm kiếm 6 thuyền viên mất tích.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ đắm tàu.
Thu Hằng
Theo Dantri
Cấm hạ, cất cánh bay khi thời tiết dưới tiêu chuẩn cho phép
- Qua một số vụ tai nạn xảy ra trên thế giới có liên quan đến nguyên nhân do thời tiết, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các hoạt động bay, chiều 25/7, CụcHàng không Việt Nam ban hành Chỉ thị số 2690/CT-CHK về đảm bảo an toàn bay.
Theo đó, Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không cần rà soát, chuẩn hóa các nội dung của Tài liệu khai thác bay (FOM) và thực hiện nghiêm túc quy trình ứng phó trong trường hợp có bão theo quy trình; thực hiện ngay quy định bắt buộc khi lập kế hoạch bay phải xác định ít nhất 1 sân bay dự bị hạ cánh.
Trong điều kiện thời tiết phức tạp (bão, sương mù dầy đặc trên diện rộng...), các hãng hàng không phải chọn thêm sân bay dự bị thứ 2 nằm ngoài vùng ảnh hưởng của khu vực thời tiết phức tạp. Nghiêm cấm thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh, cất cánh trong điều kiện thời tiết (tầm nhìn, trần mây, tốc độ gió xuôi, gió ngang) dưới tiêu chuẩn cho phép đối với sân bay, máy bay và người lái đã được phê chuẩn.
Chỉ thị này cũng nêu rõ, trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tổ lái phải tham khảo ý kiến của cơ quan không lưu để đánh giá chính xác diễn biến thời tiết trước khi thực hiện tiếp cận lần 2, không được thực hiện quá 2 lần tiếp cận hạ cánh.
Thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của các hãng hàng không.
Trong trường hợp không đủ điều kiện đánh giá diễn biến thời tiết, tổ lái thực hiện phương thức chờ hoặc chuyển hướng về sân bay dự bị. Các tổ lái khi bay trên đường bay, gặp điều kiện thời tiết phức tạp cần thông báo ngay cho cơ quan kiểm soát không lưu để kịp thời cảnh báo cho các máy bay đang hoạt động trong khu vực hoặc dự kiến sẽ hoạt động trong khu vực.
Ngoài ra, việc triển khai các giải pháp hạn chế chậm, hủy chuyến không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn bay. Trong trường hợp các chuyến bay phải chậm hoặc hủy chuyến vì lý do an toàn cần phải kịp thời xin lỗi cũng như thông báo rõ nguyên nhân tới hành khách.
Đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục yêu cầu Tổng Công ty chỉ đạo các sân bay đã được trang bị hệ thống đèn đường cất hạ cánh (cụ thể các sân bay Cát Bi, Vinh, Phù Cát, Pleiku, Liên Khương và Buôn Mê Thuột) phải tổ chức quan trắc và báo cáo thời tiết định kỳ 30 phút/lần, liên tục 24/24 giờ.
Từ ngày 1/8, các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất phát bản tin dự báo thời tiết sân bay 4 lần/ngày. Ngoài ra, các cơ quan thủ tục bay cương quyết không chấp nhận các kế hoạch bay không tuân thủ đúng yêu cầu. Trường hợp thời tiết dưới tiêu chuẩn khai thác tối thiểu phải cấp huấn lệnh chuyển hướng tàu bay đi sân bay dự bị.
Liên quan đến chậm, hủy chuyến bay, số liệu thống kê tư 12h ngay 24/7 đên 12h ngay 25/7 của Cục Hàng không cho thấy, tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay đã giảm rõ rệt so với những ngày trước đó.
Cụ thể, trong tổng số 446 chuyến bay khai thác có tới 64 chuyến bay chậm (chiếm 14%), 1 chuyến hủy (0,22%). Nguyên nhân chủ yếu gây chậm chuyến là do tàu bay về muộn chiếm 32,8%; công tác điều hành bay chiếm gần 36%; lý do khai thác của hãng hàng không cũng đã giảm, chiếm 15%.; còn lại là nguyên nhân khác như kỹ thuật, trang thiết bị, dịch vụ của cảng hàng không...
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trong Sáu tháng đầu năm vừa qua, đã có 176 sự cố an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; quản lý hoạt động bay, cảng hàng không sân bay. Cụ thể, 131 sự cố an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; 14 sự cố quản lý hoạt động bay và 31 sự cố xảy ra tại các cảng hàng không.
Số liệu thống kê về sự cố an toàn hàng không lĩnh vực quản lý hoạt động bay của Cục Hàng không cũng cho thấy, cả nước có 117 chuyến bay bị ảnh hưởng do thời tiết xấu, trong đó có 106 chuyến phải bay chờ, tiếp cận hụt, đi sân bay dự bị do thời tiết xấu tại các sân bay và 11 chuyến bay lệch sang biên giới do thời tiết trên đường bay xấu (chưa kể các chuyến bay hủy do thời tiết). Các sân bay bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tháng là Nội Bài (21 chuyến), Tân Sơn Nhất (70 chuyến).
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bão Thần Sấm di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp Tiến sâu vào vùng biển nước ta, tâm bão Rammasun giật cấp 16, hướng đến vùng biển Quảng Ninh - Thái Bình. Bão sẽ gây sóng lớn trên biển, mưa to khắp miền Bắc; vùng núi phía Bắc đề phòng lũ quét. Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 4h ngày 18/7, vị trí...