Chìm tàu chở niken, 4 thuyền viên mất tích
Trên đường vận chuyển 950 tấn niken từ Ninh Bình ra Quảng Ninh, chiếc tàu HP3363 đã gặp sự cố tại khu vực cách cửa biển Ba Lạt (Nam Định) 10 hải lý và chìm xuống biển sau đó khiến 4 thuyền viên trên tàu mất tích.
Chiều 13/2, thượng tá Trần Xuân Đãi, Đồn trưởng Đồn biên phòng Ba Lạt cho biết, ngày 12/2, tại khu vực cửa biển Ba Lạt ( thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định) xảy ra vụ chìm tàu HP3363 thuộc Công ty TNHH Quang Dũng, do ông Hoàng Xuân Hoài (SN 1962, trú tại xã Xuân Trung, Xuân Trường Nam Định) làm thuyền trưởng. Sự cố khiến 4 thuyền viên trên tàu HP3363 mất tích.
Nơi chiếc tàu HP3363 bị chìm cách cửa biển Ba Lạt không xa.
Thông tin ban đầu, 4 thuyền viên bị mất tích trong đó có 2 người thuộc xã Xuân Trung, 1 người thuộc xã Hành Thiện, đều trú tại huyện Xuân Trường, 1 người còn lại thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.
Thương tá Đại cho hay, khoảng 1h15 phút sáng ngày 12/2, chiếc tàu HP3363 do ông Hoài làm thuyền trưởng chở 950 tấn Niken từ Ninh Bình ra Quảng Ninh, khi đi đến cửa biển Ba Lạt cách bờ 10 hải lý, phát hiện sự cố trục trặc máy. Lúc này, thuyền trưởng Hoài chỉ đạo đánh cho tàu quay trở lại. Khi đi được 4 hải lý xác định được tàu có nguy cơ chìm, nên ông Hoài đã nhảy khỏi tàu xuống bè mảng của người dân để vào bờ gọi cứu viện.
Đến khoảng 8h12 cùng ngày, ông Hoàng Văn Thụ, thuyền phó, báo cáo tàu có nguy cơ đắm và đang từ từ chìm. Thuyền trưởng Hoài yêu cầu anh em mặc áo phao để sẵn sàng thoát hiểm khi tàu chìm. Đồng thời, ông Hoài đã báo cáo trạm kiểm soát Ba Lạt để yêu cầu cứu hộ. Tuy nhiên sau đó, tàu HP3363 đã chìm xuống biển. Các thuyền viên nhảy xuống mang sau đó trôi dạt trên biển và mất tích.
Nhiều người thân của các thuyền viên mất tích đã có mặt tại cửa biển Ba Lạt theo dõi và chờ kết quả tìm kiếm người thân.
Sau khi nhận được tin báo, trạm kiểm soát Ba Lạt đã thuê 2 mảng của Giao Thiện, mỗi mảng có 3 người ra hiện trường tìm kiếm. Đồng thời, thuê hai tàu cá của Thái Bình tìm kiếm khu vực Ba Lạt đến Quất Lâm nhưng không thấy.
Video đang HOT
“Đến khoảng 20h30 phút tối ngày 12/2, các phương tiện tìm kiếm không phát hiện được tàu chìm nên đã quay về. Ông Hoài, thuyền trưởng cho biết vẫn liên hệ được với thuyền viên qua mạng, sau quá trình xác định vị trí, đồn đã báo cáo lên biên phòng tỉnh để cứu hộ. Biên phòng Nam Định cũng đã báo cáo UBQG tìm kiếm cứu nạn và dùng máy bay trực thăng tìm kiếm ở biển”, thượng tá Đại cho biết thêm.
Thông tin ghi nhận của PV, gia đình các nạn nhân sau khi biết tin đã có mặt ở trạm kiểm soát Ba Lạt dõi theo diễn biến cuộc tìm kiếm. Tuy nhiên, đến thời điểm 17h chiều ngày 13/2 vẫn chưa thấy kết quả nên nhiều người tỏ ra lo lắng sốt ruột.
Hiện các lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm các thuyền viên mất tích.
Theo Phương Tiến (Dân Việt)
"Còn sống, còn bám biển!"
Bao đời bám biển, ngư dân ven biển Quỳnh vẫn nghèo đói, khổ cực. Biển đã "cướp" đi người cha, người chồng, người con, khiến không ít gia đình rơi vào cảnh vợ góa, con côi, "lá xanh rụng trước lá vàng"...
Hai góa phụ thờ một chồng
Cứ chiều chiều, bà Nguyễn Thị Hợp (75 tuổi) trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An lai mang ghế ra ngồi trước thềm nhà. Từ gần 20 năm nay, bà cũng không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần như thế bà ngồi thẫn thờ hàng giờ trước cửa như trông ngóng một sự kì diệu từ biển cả. Cũng từng ấy thời gian, bà không còn biết đến việc cứ xế chiều lại phải ra bờ biển để mang cá về bán nữa.
Bà Hợp còn nhớ như in vào ngày 14/8/1995, hai con trai của bà là Tô Bình (SN 1970), Tô Phú (SN 1975) cùng với 2 ngư dân trong xóm trên một chuyến tàu ra khơi. Ấy thế mà, lần đi biển ấy cũng lần cuối cùng của hai anh em. Hai người đi trên chuyến ra khơi ấy đã may mắn sống sót trở về nhưng hai anh em Bình, Phú thì mãi ra đi. Bình, Phú sinh ra trong gia đình có 5 chị em, 3 chị gái đầu rồi đến hai anh em trai. Mất 2 con trai, chỉ còn 3 người con gái, vì tuổi cao sức yếu, chồng bà Hợp lại là trưởng tộc nên không thể sinh con để kế nghiệp. Nén nỗi đau mất con và mong muốn chồng đi bước nữa để tìm người kế nghiệp tổ tiên, bà Hợp đã đi tìm vợ cho chồng.
Bà Nguyễn Thị Hợp (phải) cùng người vợ kế của chồng nương tựa vào nhau nuôi con, thờ chung chồng.
May mắn, khi người chồng bà Hợp cưới bà Nguyễn Thị Trinh làm vợ kế thì sinh được một người con trai riêng hiện đang học lớp 8. Cưới được người vợ kế một thời gian thì người chồng đột ngột qua đời. Bà Hợp cùng người vợ kế của chồng ở cùng một ngôi nhà vừa thờ một chồng và các con. Hai bà sống hòa thuận, thu nhập gia đình dựa vào hơn 2 sào ruộng và làm rau để bán.
Sau một đêm bỗng thành góa phụ
"Lấy chồng nghề ruộng em theo/Lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm", đó là câu ca dao mà người phụ nữ nào sinh ra, lớn lên hay lấy chồng trên dải đất ven biển miền Trung đều biết đến. Bởi đặc trưng nghề nghiệp hiểm nguy rình rập nên những người vợ có chồng đi biển đều biết rằng có khi chỉ sau một đêm, họ đã trở thành góa phụ.
Về làng ven biển Quỳnh, không ít người phụ nữ góa phụ. Có người chồng mất sớm khi tuổi đời còn rất trẻ. Có đôi vợ chồng cưới nhau chưa ấm gối thì chồng ra khơi rồi đi luôn, đứa con nhỏ nằm trong bụng mẹ khi ra đời cũng không kịp nhìn mặt cha. Chị Mai Thị Phượng (28 tuổi, trú tại xã An Hòa huyện Quỳnh Lưu, vợ nạn nhân Hồ Vĩnh Thế) cũng là một trong số rất nhiều góa phụ như vậy.
Chị Mai Thị Phượng (vợ nạn nhân Hồ Vĩnh Thế) cùng với nhiều phụ nữ khác ở làng biển Quỳnh có chồng mất khi tuổi đời còn rất trẻ.
Ngày 20/11/2013, anh Thế cùng với 9 ngư dân khác vươn khơi trên tàu NA 90249 TS. Đến ngày 28/11/2013, tàu gặp nạn và bị chìm. Hai người trên tàu là anh Hồ Vĩnh Lai (anh trai Hồ Vĩnh Thế) và Vũ Viết Hà sống sót trở về. Những người còn lại đều mất tích và hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể. Ra khơi với bao hứa hẹn con thuyền đầy ắp cá để kiếm tiền sắm sửa quần áo cho con đón Tết. Có người hứa với mẹ già ở nhà sẽ kiếm được nhiều cá trở về để trả bớt món nợ vay đóng tàu cho mẹ đỡ khổ, đỡ lo. Còn anh Thế, khi ra khơi đã hứa với vợ rằng sẽ kiếm tiền về sửa lại căn nhà đang xập xệ, chật chội mưa giột tứ phía. Thậm chí là hứa với con gái là sẽ mua cho con cái bàn học... Thế nhưng giấc mơ cỏn con ấy cũng nát vụn. Biển rộng hai vai dang tay ôm ấp bao phận đời nơi đây nhưng cũng nhẫn tâm "cướp" đi nhiều giấc mơ nhỏ nhoi chính đáng của ngư dân nghèo.
Ông Bùi Văn Xào (SN 1957, trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long) cùng ra khơi trên chuyến tàu NA 93240 TS cùng với 7 ngư dân khác và gặp nạn vào ngày 9/11/2013 vừa qua. Ông là người nhiều tuổi nhất trên chuyến tàu. Vốn từng là một thuyền viên với nhiều năm ra khơi nhưng vì tuổi cao nên ông ở nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi có người rủ đi đánh cá kiếm tiền tiêu Tết, ông đã đồng ý. Thế mà lần đi ấy, ông đã không trở về.
Bà Nguyễn Thị Tâm (vợ ông Xào) buồn bã kể về nỗi đau mất chồng.
Bà Nguyễn Thị Tâm (SN 1959, vợ ông Xào) buồn bã cho biết: Gia đình có 4 người con (3 trai, 1 gái). Con gái đầu Bùi Thị Thuận (SN 1979) lấy chồng làm nghề đi biển đánh cá cho một tàu nước ngoài rồi bị đánh chết cách đây 5 năm, để 3 đứa con nhỏ dại còn chưa kịp nhìn mặt cha. Hai con trai kế cũng theo cha bám biển. Con trai út Bùi Văn Long (SN 1988) đang đi xuất khẩu lao động tại Hà Quốc từ 4 tháng trước và cũng làm nghề đánh cá. Tàu nước ngoài đi hằng năm trời mới vào bờ, mọi sinh hoạt đều trên tàu và có tàu nhỏ đưa lương thực, nước uống, mọi liên lạc đều bị cắt đứt. Vì vậy, gia đình không thể thông tin và hiện Long vẫn chưa biết cha mất.
"Từ ngày ông Xào mất không tìm thấy xác, cứ 7 ngày gia đình lại cúng cho linh hồn ông được siêu thoát. Hai đứa con trai ở nhà vốn thường xuyên đi biển nhưng từ ngày bố gặp nạn vẫn chưa ra khơi. Nhưng ra Tết, sau khi xong 49 ngày cho cha, hai anh em nó lại tiếp tục ra khơi" bà Tâm gạt nước mắt nói.
Được biết ông Xào là con trai đầu của bà Nguyễn Thị Đừng (86 tuổi). Bà Đừng sinh được 7 người con (5 trai, 2 gái) thì đã mất 3 người con trai vì đi biển. Trong đó có 2 người con không tìm thấy xác.
Còn sống, còn bám biển
Bao đời bám biển, sống nhờ vào biển, chết cũng vì biển. Đại dương mênh mông ôm ấp nuôi sống bao đời ngư dân nơi đây. Cũng bởi vậy, sau khi gặp nạn, ngày hôm sau họ lại ra khơi là chuyện thường tình.
Anh Nguyễn Văn Liều (SN 1976, trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long) vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: Ngày 23/9/1996, cơn cuồng phong ngoài biển đã cuốn trôi hàng loạt tàu thuyền của ngư dân đang đánh cá ngoài biển. Đợt đó, anh và người em trai là Nguyễn Văn Lĩnh (SN 1979) cùng ra khơi với 5 ngư dân khác trong xóm. Vì có việc gia đình nên anh Liều đã qua một tàu đánh cá khác để về trước. Khi vừa vào được đến bờ thì hay tin trận lốc xoáy lớn đã nhấn chìm rất nhiều tàu thuyền của ngư dân đánh cá ngoài khơi. Từ đó, em trai anh và 5 ngư dân khác đã ra đi mãi không trở về.
Anh Nguyễn Văn Liều: "Còn sống, còn đi biển".
Thương đau là vậy, hiểm nguy rình rập ngay trước mắt nhưng vừa làm xong đám tang cho em, anh Liều lại ra khơi đánh cá. Anh Liều lý giải: Hiểm nguy cũng biết đó nhưng là người dân sinh ra ở biển, không bám biển thì biết làm nghề gì để sống? Cứ hôm nay gặp nạn vớt được xác đồng nghiệp đó nhưng hôm sau lại ra khơi. Gia đình cả mấy miệng ăn đều trông chờ vào nghề biển mà thôi. Vì vậy, còn sống thì vẫn còn bám biển.
Bố mất trong một chuyến đi ra khơi khi anh mới tròn 12 tuổi, vì nhà nghèo, anh Liều đã bỏ học và bắt đầu theo nghề đi biển đánh cá. Chưa đầy một năm theo học nghề, anh đã thành thạo với việc ra khơi. Cứ như thế, đã hơn 20 năm nay, anh bám biển kiếm tiền nuôi sống gia đình. Đã không ít lần anh suýt mất mạng. Tất cả anh đều phó mặc cho số phận. Có năm trời cho ăn, gia đình cũng có của ăn của để. Thế nhưng, có khi làm cả năm trời cũng không đủ bù lỗ tiền dầu máy.
Ông Vũ Ngọc Chắt - Phó Chủ tịch Hội nghề cá xã Quỳnh Long cho biết: Hiện trên địa bàn xã Quỳnh Long có 171 tàu đánh cá, trong đó: Công suất trên 90CV có 105 tàu, dưới 90CV có 61 tàu với khoảng 130 lao động tham gia nghề đánh bắt cá. Thu nhập trung bình khoảng 8 triệu/ltháng/lao động, tàu có thu nhập cao nhất khoảng 30 triệu đồng/tháng. Riêng năm 2013, sản lượng khai thác hải sản của xã Quỳnh Long đạt hơn 9.000 tấn. Hội nghề cá ra đời đã giúp ngư dân có những hướng đi đúng đắn và hiệu quả trong việc khai thác đánh bắt cá. Hội ra đời với mục đích chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào khai thác hải sản, triển khai các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến khai thác. Trước khi chưa có hội, các ngư dân chưa có định hướng, khai thác mang tính tự phát, không có tính liên kết. Sau khi hội ra đời, các ngư dân đã có các tổ, hội, hợp tác khác thác, cùng nhau tìm kiếm ngư trường, giúp đỡ, hỗ trợ các rủi ro thiên tai và giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo.
Theo Khampha
Hành trình chồng nạn nhân Cát Tường tìm vợ trong bão Haiyan Bất chấp siêu bão Haiyan sắp đổ bộ, chồng nạn nhân bị bác sĩthẩm mĩ viện Cát Tường vứt xác phi tang, vẫn đi tìm thi thể của người thân tại cửa biển Ba Lạt (Thái Bình) và suýt bị đắm tàu vì biển động mạnh. Tối 11/11, ông Phạm Gia Trung (cậu của anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân Lê Thị...