Chìm tàu cá, nhiều ngư dân gặp nạn
Sau đợt sóng lớn, chiếc tàu cá bị đánh chìm gần khu vực đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). 8 thuyền viên trôi dạt trên biển.
Khoảng 18h30 ngày 2/3, tại khu vực biển cách đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) khoảng 5 hải lý về phía đông, tàu cá của ngư dân Thanh Hoá bị sóng đánh chìm. Chiếc tàu bị đắm do anh Phạm Văn Hải (41 tuổi, trú xã Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá) làm thuyển trưởng. Khi gặp nạn, trên tàu có 8 lao động.
Ngay sau vụ tai nạn, tàu cá của anh Nguyễn Văn Tuy (41 tuổi, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) đang đánh bắt ở khu vực gần đó đã phát hiện và tới hiện trường cứu vớt các nạn nhân khi những người này đang trôi dạt trên biển. Tuy nhiên, do trời tối, sóng to, nên tàu của anh Tuy chỉ cứu vớt được 7 ngư dân lên tàu. Ngư dân còn lại là anh Lê Văn Thường (34 tuổi) vẫn chưa được tìm thấy.
Video đang HOT
Nhiều tàu cá của ngư dân miền Trung đã quay vào bờ khi trên biển Đông xuất hiện đợt gió mùa gây mưa và biển động. Ảnh: Lê Hoàng.
Đến sáng 3/3, Bộ đội biên phòng Thanh Hóa và các lực lượng vẫn đang phối hợp cùng chính quyền địa phương và ngư dân đánh bắt quanh khu vực con tàu bị đắm tìm kiếm nạn nhân mất tích. Tuy nhiên, trên biển Đông đang xuất hiện đợt gió mùa gây mưa và biển động nên công tác cứu hộ gặp khá nhiều khó khăn.
Trước đó, trong chuyến ra khơi đầu năm (ngày 7/1), tàu cá của anh Nguyễn Văn Tuy cũng đã vớt được 8 ngư dân Nghệ An bị đắm tàu trên biển.
Theo VNE
Sống dưới gầm cầu
Nhiều người không nhà không cửa, vì mưu sinh, họ trôi dạt đến những gầm cầu và rồi nơi đây đã trở thành ngôi nhà của họ.
Không nhà, không đi học
Cầu Kinh Xáng nối khu Trung Sơn (xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP.HCM) với đường Dương Bá Trạc, Q.8. Chân cầu phía khu Trung Sơn bị bịt kín bởi các hàng quán vỉa hè nên không ai biết được dưới gầm cầu ẩm thấp, bịt bùng đó là "nhà" của đôi vợ chồng có hoàn cảnh cũng đặc biệt như "ngôi nhà" của họ.
Khu nhà trọ dưới gầm cầu Xóm Củi - Ảnh: T.Đ
Phải băng qua một quán nước mía chúng tôi mới có lối đi xuống gầm cầu để vào "nhà" chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, sinh năm 1967. Một chiếc giường gỗ kê sát bức tường của cây cầu, cạnh mép sông. Bức vách bằng tấm bạt cũ kỹ che chắn ở đầu giường. Một chiếc tủ gỗ nhỏ đặt cạnh đó, trên nóc tủ thờ ông địa, thần tài, khói nhang đang nghi ngút... Chung quanh chiếc giường toàn rác và rác, gần đó là một ống nước đang xả thải trực tiếp ra sông có mùi kinh khủng, thoảng trong gió là mùi thối của xác động vật chết phả vào từ sông... Chỉ tay về chiếc ghe nhỏ đang đậu sát bờ, chị Hạnh kể: "Tôi sinh ra, lớn lên trên chiếc ghe đó với bà ngoại, trôi nổi trên sông nước. Bà ngoại mất, tôi một mình với chiếc ghe. Rồi tôi gặp chồng tôi, ông Trần Văn Báu, cũng sống trôi nổi như tôi. Ghe thủng, hết đường, chúng tôi dọn vô gầm cầu". Hỏi về việc vệ sinh cá nhân, chị Hạnh trả lời tỉnh rụi: "Tắm thì ra chợ, vô nhà vệ sinh công cộng. Còn những cái khác thì... xuống sông".
Chúng tôi khá bất ngờ khi nhìn dãy phòng được xây dựng ngay dưới gầm cầu Xóm Củi trên đường Nguyễn Văn Linh (thuộc địa phận xã Bình Hưng, H.Bình Chánh). Chị Lê Thị Yến, 34 tuổi - một trong những người sống trong dãy phòng trọ, kể: "Chúng tôi là công nhân Công ty Lê Thanh - chuyên làm vệ sinh trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh - và được bố trí sống ở đây. Mỗi tháng chúng tôi chỉ trả tiền điện, nước, còn ở miễn phí". Chị Yến cho biết ngoài công việc, chị còn được phía công ty cho nuôi heo, trồng giàn mướp, cây chuối, luống rau để cải thiện cuộc sống.
Cũng như các gia đình khác ở đây, 2 con của chị Yến không được đến trường dù cháu trai đầu đã 15 tuổi và một cháu gái 10 tuổi. Hỏi tại sao, chị Yến nói: "Do làm khai sinh cho cháu trễ. Vả lại, thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ 4 triệu đồng. Bấy nhiêu đó chi cho ăn ở, sinh hoạt cũng đủ mệt, lấy đâu đóng tiền trường cho con đi học?".
Đồng cảnh ngộ
Nhiều năm nay, những người công nhân ở Khu chế xuất Linh Trung (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã quá quen mặt với ba người đàn ông lang thang sinh sống dưới hầm chui Linh Trung. Cứ mỗi buổi chiều, sau một ngày làm việc vất vả, ba người đàn ông này lại tụm nhau lai rai uống rượu với mồi nhậu là trái xoài, trái ổi. Trong hơi men, một trong ba người đàn ông đó là ông Dương Tích Tấn, 50 tuổi, kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời trôi dạt của mình. Ông quê ở Cần Thơ, gia đình không còn ai thân thích, lang thang làm đủ các nghề. Rồi ông dạt lên TP.HCM sinh sống bằng nghề làm thợ hồ. Vì không đủ sức khỏe nên ông lại chuyển qua lượm ve chai trên quốc lộ 1 từ khi chưa có cái hầm chui này. Lúc đó ông sống lang thang tại những gầm cầu khác. Đến khi hầm chui này được xây dựng thì ông chuyển hẳn xuống ở đến bây giờ. Chỉ tay vào hai người bạn đang gật gù bên chung rượu, ông cho biết họ cũng làm nghề nhặt ve chai ở khu vực ngã tư Thủ Đức. Tuy không cùng quê, không quen biết nhưng có cùng cảnh ngộ, nên ông đã rủ hai người về đây ở từ mấy năm nay cho có bạn có bè. "Các chú ngủ ở đây không sợ người ta đuổi sao?", chúng tôi hỏi, ông Tấn chua xót: "Đâu có ai muốn như thế này đâu, có hôm họ đuổi, chúng tôi phải lên con lươn trên quốc lộ ngủ. Mình hiền lành, chẳng làm điều gì xấu nên các anh cũng thương tình bỏ qua cho". Nhấp một ngụm rượu, ông Tấn tâm sự: "Ước gì có được một số vốn nhỏ, tôi sẽ đi bán vé số, bỏ nghề lượm ve chai và tìm một căn phòng trọ để sống cho đàng hoàng".
Theo ANTD
Bàn giao 5 ngư dân Philippines gặp nạn Chiều 31.1, Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa tiến hành bàn giao 5ngư dân Philippines cho Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam. Trước đó, 5 ngư dân Philippines gồm: Asadin Taha (18 tuổi), Richard Pay Matiaong (23 tuổi), Rodney S.Mantinez (19 tuổi), Isny Boy Diaz (20 tuổi), Will Diaz (30 tuổi) đang đánh cá trên biển thì tàu bị hỏng máy...