Chìm phà ở Hàn Quốc: ‘Bà ơi, chắc con sắp chết’
Khi chiếc phà Sewol chở theo hơn 450 hành khách bắt đầu chìm ngoài khơi vùng biển phía nam Hàn Quốc vào hôm 16.4, nhiều hành khách, đa số là các học sinh trung học, hoảng loạn gọi điện hoặc nhắn tin từ biệt đầy bi thảm cho bạn bè và người thân của mình.
Cảnh sát hàng hải Hàn Quốc đang tìm kiếm nạn nhân vụ chìm phà – Ảnh: Reuters
Trong tổng số hơn 450 hành khách, đã có 6 người chết và khoảng 290 người còn mất tích sau khi chiếc phà Sewol bị lật úp và chìm ngoài khơi bán đảo Triều Tiên vào hôm 16.4. Phần lớn hành khách trên phà là học sinh của một trường trung học tại ngoại ô Seoul.
Park Ji Yoon, một trong số các học sinh trên phà, đã gọi điện được cho bà của mình khi chiếc phà đang chìm.
“Bà ơi, con nghĩ chắc con sắp chết rồi. Chiếc tàu đang chìm và con đang cố bám vào tay vịn”, tờ The Sydney Morning Herald (Úc) dẫn lời bà của nữ sinh kể lại. Sau đó, tín hiệu liên lạc bị ngắt.
Bà Kim cho biết đã nối lại liên lạc với cháu gái một lần nữa khi bà đang đứng chờ tin tức trên đất liền. Trong cuộc gọi lần này, Ji Yoon chỉ nói vỏn vẹn: “Con phải đi đây”, rồi tín hiệu lại bị ngắt. Lát sau, cô nhắn một ký tự Hàn Quốc, nhưng không mang ý nghĩa gì hết, bà Kim cho hay.
Nhà trường sau đó đã công bố danh sách những học sinh có mặt trên phà và tên những em được cứu thoát được khoanh tròn. Tên Ji Yoon không được khoanh.
“Hai hôm trước chuyến đi, con bé nói với chúng tôi là nó không muốn đi vì không muốn di chuyển bằng phà”, bà Kim kể lại. Bà là người nuôi Ji Yoon vì cha mẹ cô phải đi làm.
“Chúng tôi nói với nó rằng nó sẽ phải hối tiếc vì không đi. Giờ thì chúng tôi hối tiếc vì đã nói như vậy. Lẽ ra chúng tôi đừng kêu nó đi”, bà Kim nói.
Một thân nhân hành khách trên chiếc phà bị chìm khóc nức nở khi đang chờ tin tức người thân – Ảnh: Reuters
Các hãng tin Hàn Quốc vào ngày 17.4 cũng đã bắt đầu cho đăng tải nội dung các tin nhắn tiễn biệt do các nạn nhân trên chiếc phà bị chìm gửi đến gia đình và bạn bè mình, hãng tin CBS News (Mỹ) cho hay.
“Mẹ ơi, con gửi cho mẹ tin nhắn này vì con sợ sẽ không thể nói điều này nữa. Con yêu mẹ”, CBS News dẫn tin nhắn của một nam sinh gửi cho mẹ mình.
“Tại sao vậy?”, người mẹ trả lời, rõ ràng là không biết chuyện gì đang diễn ra. Bà cũng nhắn lại rằng: “Mẹ cũng yêu con, con trai”. Cậu nam sinh nói trên sau đó đã được cứu thoát khỏi con tàu.
Video đang HOT
Woong Gi, một hành khách khác, thì lấy điện thoại nhắn cho anh trai của mình khi chiếc phà đang bắt đầu chìm: “Nghe nói tuần duyên đang đến”.
“Ừ, đội cứu hộ sẽ sớm đến cứu em thôi. Hãy bình tĩnh, đừng hoảng sợ và làm theo lời họ. Khi nào điện thoại hoạt động trở lại thì gọi cho anh nhé, em trai”, người anh động viên. Hành khách này hiện vẫn chưa được tìm thấy, theo CBS News.
Một nam sinh khác, hiện nằm trong số những người còn kẹt lại bên trong chiếc phà, nhắn tin từ biệt bạn bè: “Thực sự là mình yêu thương tất cả các bạn. Mọi người (trên phà) dường như sắp phải chết… Nếu mình đã làm gì sai, hãy tha thứ cho mình. Mình yêu tất cả các bạn”. Nam sinh này hiện vẫn chưa được tìm thấy.
“Không điện thoại được vì không có kết nối internet. Vậy nên chỉ có thể gửi tin nhắn… Trời tối om, chẳng thấy gì cả. Có một vài người phụ nữ gào thét”, CNN dẫn nội dung tin nhắn từ một học sinh.
“Vẫn còn có người trên tàu và con vẫn chưa chết”, nam sinh này nhắn tin cho mẹ mình. CNN cho biết không xác định được tin nhắn này được gửi khi nào và số phận của người nhắn ra sao.
Nhà chức trách Hàn Quốc lo ngại số người chết sẽ còn tăng mạnh – Ảnh: Reuters
Lực lượng tuần duyên và thợ lặn hải quân Hàn Quốc đang tiếp tục công tác tìm kiếm và cứu hộ nạn nhân vào ngày 17.4, Reuters cho hay.
Thân nhân các hành khách còn mất tích đã tụ tập tại một bến cảng ở thành phố Jindo từ sáng sớm 17.4 (giờ địa phương). Họ quấn mình trong chăn nhằm chống lại cái giá rét của tiết trời mùa xuân và ngóng đợi tin tức người thân trong lo âu.
Bà Park Yung-suk, một phụ huynh, cho biết bà đã chứng kiến cảnh đưa thi thể giáo viên của cô con gái bà lên bờ vào sáng sớm 17.4.
“Nếu giờ mà tôi có thể tự học lặn, tôi sẽ nhảy xuống nước và đi tìm con gái tôi”, bà Park nói trong khi trời đang có mưa nhẹ.
Theo thống kê của Reuters, hiện đã có 179 người được cứu sống và 6 người chết.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao chiếc phà Sewol, có tải trọng 6.586 tấn, được đóng tại Nhật Bản cách đây 20 năm, bị chìm.
Theo TNO
Xét xử kẻ thiêu sống "người trong mộng": Kẻ thủ ác vẫn ngộ nhận về tình cảm
Trước tòa, bị cáo Nguyễn Phước Thành vẫn ngộ nhận người bị Thành thiêu sống là Phan Thị Hải Yến có tình cảm với mình nên tưới xăng đốt "dằn mặt".
Kẻ thủ ác không cần luật sư
Thành là con thứ 6 trong gia đình 7 người con, Thành làm thợ sơn, thu nhập hằng tháng bất thường nuôi cha mẹ nhưng vẫn là "khách ruột" phòng trà Dòng Thời Gian (P.Nam Dương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) và yêu đơn phương nhân viên Phan Thị Hải Yến (23 tuổi, trú P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng).
Theo cáo trạng, biết Yến đã có người yêu thì Thành vô cớ ghen tuông nên tìm cách giết Yến. Khoảng 19 giờ ngày 20.4, Thành chuẩn bị 1 lon sơn cũ rồi đi xe gắn máy BKS 43C1-148.87 đến cửa hàng xăng dầu 125 Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu mua 25.000 đồng xăng đựng trong lon sơn rồi tìm đến phòng trà.
Tuy nhiên, Yến tránh mặt và nhờ chị Nguyễn Thị Thủy (23 tuổi, trú thôn 3B, xã Thọ Phú, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) ra nói với Thành rằng "Yến đã có người yêu, đừng tìm gặp Yến nữa".
Lúc này, nhạc công của quán là Trần Tuấn Huy (30 tuổi) dừng xe gắn máy 43S3-6217 trên vỉa hè rồi ngồi ăn bánh mì, thấy Thành liền hỏi thăm.
Thành liền dựng xe bên cạnh, giấu lon sơn dưới gầm rồi xin thuốc hút, đồng thời cầm luôn bật lửa trên tay.
Gia đình bị hại khóc ngất trước tòa - Ảnh: Nguyễn Tú
Đến 19 giờ 30 phút, thấy có anh Huy nên Yến đi ra nói chuyện với Thành và xảy ra tranh cãi. Thừa lúc Yến quay mặt đi nơi khác, từ khoảng cách 1 mét, Thành cúi xuống lấy lon xăng tạt toàn bộ vào người Yến.
Thành bật lửa chồm đến châm lửa rồi vứt lon xăng và cái bật lửa, chạy bộ trốn khỏi hiện trường được một đoạn, Thành quay lại nhìn thì thấy Yến bốc cháy dữ dội, xăng rơi vãi vào xe và người anh Huy nên bị cháy lan.
"Yến chạy được 1 mét thì gục xuống" - nhân chứng Nguyễn Thị Thủy, bạn cùng làm với Yến nói.
Chị Yến tử vong tại bệnh viện 1 ngày sau đó do bỏng lửa độ 3-4, diện tích 95% gây biến chứng choáng bỏng, hôn mê, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Tại phiên xét xử, Thành không cần luật sư nhưng do khung hình phạt bị cáo có mức cao nhất là tử hình nên TAND TP.Đà Nẵng đã cử luật sư bào chữa.
Cha mẹ Yến là ông Phan Hải Sơn và bà Phạm Thị Đẹp cũng không mời luật sư, đồng thời yêu cầu bồi thường chi phí điều trị, mai táng hơn 93 triệu đồng và tổn thất tinh thần 300 triệu đồng. Gia đình Thành đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 20 triệu đồng.
Anh Huy cũng bị bỏng 1 số vị trí trên cơ thể, chiếc xe máy cũng hư hỏng nặng nhưng anh từ chối giám định và không yêu cầu bồi thường.
Nạn nhân chê bị cáo nghèo?
Trước tòa, Thành vẫn cho rằng trong 10 tháng quen biết có đi chơi với Yến vài lần nên Thành nghĩ "cả hai có tình cảm với nhau nhưng sau đó Yến quay mặt với bị cáo" nên Thành giết Yến.
Tuy nhiên, nhân chứng Nguyễn Thị Thủy, bạn cùng làm với Yến cho rằng "khách ruột" "Nguyễn Phước Thành vào quán thì nói chuyện với chị em chúng tôi như nhau cả".
Đông đảo người dân đến theo dõi phiên tòa lưu động xét xử kẻ thủ ác
Theo chị Thủy, khoảng 2-3 tháng trước khi vụ việc xảy ra, Thành bắt đầu mang đồ ăn đến cho Yến nhưng Yến chỉ nhận 1 lần vì sợ hiểu nhầm, Yến khi mới vào quán làm cũng tâm sự với Thủy là đã có người yêu rồi.
Thành khai, trong khoảng nửa tháng trước khi xảy ra sự việc, Yến đã chấm dứt quan hệ đồng thời còn xúc phạm Thành bằng việc chê Thành nghèo.
Thành phủ nhận việc nhắn tin xúc phạm Yến với chồng sắp cưới của Yến, nhiều lần Thành đến tìm thì Yến tránh mặt với lý do bận làm nên Thành định đốt Yến để "dằn mặt".
"Tôi không ngờ sự việc lại nghiêm trọng như vậy, đó là phút nông nổi nhất thời, không chín chắn của bị cáo nên dẫn đến hành vi nông nổi" - Thành tự bào chữa.
Nguyễn Phước Thành già rất nhanh trong chưa đầy 2 tháng tạm giam, sau lưng Thành là di ảnh Yến và gia đình bị hại
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã chứng minh không phải tiện đường Thành đi về mua xăng để ngày mai pha sơn đi làm như lời khai mà với mục đích đốt Yến do nhà bị cáo với phòng trà nằm trái đường, và ngoài xăng đựng trong lon, Thành còn đựng xăng trong 1 bao ni lông màu vàng.
"Tôi thấy việc làm của tôi trái đạo lý, trái pháp luật nên quay về đầu thú, lúc đó tinh thần tôi không được ổn định, đầu óc của tôi không được minh mẫn nên có suy nghĩ dốt nát như vậy" - Thành nói trước tòa.
Thành tỏ ra hối hận, ăn năn hối lỗi trước Hội đồng xét xử, cho rằng hành vi của mình hoàn toàn vô đạo đức và trái với pháp luật, có lỗi với gia đình tôi và gia đình nạn nhân.
Lúc 9 giờ 30 phút, kết thúc phần xét hỏi, chuyển qua phần tranh luận, Viện KSND đề nghị mức án tù chung thân với bị cáo Nguyễn Phước Thành.
Theo vietbao
Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt ? Việc Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai, từng là một "điển hình thành đạt", bị bắt tạm giam đang gây rất nhiều sự chú ý trong dư luận. Ông Khai được di lý về tới sân bay quốc tế Nội Bài - Ảnh: Nam Anh Ông Khai bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội thực hiện...