Chim dikkop đánh đuổi kỳ đà bảo vệ ổ trứng cho cá sấu
Chim dikkop sẵn sàng giúp cá sấu đánh đuổi những con kỳ đà to lớn gấp nhiều lần để bảo vệ và duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Cá sấu mẹ rời tổ giữa một buổi trưa nóng bức. Con kỳ đà không bỏ lỡ thời cơ này, loài vật này ăn cả trứng cá sấu và trứng chim dikkop, nhưng ổ trứng cá sấu vắng mẹ thu hút con kỳ đà.
Bỏ qua những quả trứng đã nở, con kỳ đà đào sâu xuống lớp cát và nhanh chóng tìm được quả trứng chưa nở. Con chim dikkop lao ra chiến đấu, nó không sợ cá sấu thì ngán gì kỳ đà. Thậm chí nó còn mổ con kỳ đà. Dikkop hẳn là loài chim can đảm nhất khi sẵn sàng rời tổ tạo thành một tổ đội đáng sợ
Giữa chim dikkop và cá sấu là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Con kỳ đà không dễ gì bỏ cuộc. Vì thế, chim mẹ quay về tổ để bảo vệ những quả trứng. Còn con chim trống và con kỳ đà giằng co bất phân thắng bại. Đã đến lúc gọi viện trợ, cá sấu mẹ nhận ra tiếng kêu cảnh báo của chim dikkop lập tức lao về tổ. Con kỳ đà chạy trối chết. Đó là lý do vì sao mà chúng làm tổ cạnh nhau.
Công Hiếu (t/h)
Ai cũng tưởng cá sấu lên bờ là vô hại, nhưng nhìn những hình ảnh sau bạn có nghĩ vậy nữa không?
Cá sấu trông dáng vẻ ù lì, chậm chạp, nhưng thực ra lại khá nhanh nhẹn khi lên bờ.
"Cá sấu lên bờ" là tên một trò chơi của trẻ em mà có lẽ lúc còn bé bạn đã từng được nghe. Trò này đại khái một người sẽ đóng vai cá sấu, đuổi bắt những người còn lại nhưng không được "lên bờ" (nghĩa là không bắt những người đang nơi cao hơn sân chơi).
Nhưng điều này không có nghĩa cá sấu không thể lên bờ. Dù trong tên có một chữ "cá", nhưng cá sấu là một loài bò sát, hoàn toàn có thể lên cạn. Và dù trông dáng vẻ to lớn, lười biếng và lù đù, bạn chưa chắc đã chạy thoát khỏi chúng đâu. Bởi lẽ trong một nghiên cứu mới đây, khoa học đã xác nhận rằng cá sấu có thể phi nước đại, thậm chí là chạy mà chân không chạm đất (nhảy nước đại) giống chó và ngựa.
Trước kia, cá sấu nước ngọt của Úc (Crocodylus johnston) được cho là loài duy nhất có thể làm như vậy. Nhưng hóa ra, con người đã đánh giá quá thấp nhà cá sấu rồi. Nghiên cứu mới cho thấy có ít nhất 5 loài cá sấu nữa làm được chuyện đó, nghĩa là chúng nhanh nhẹn hơn chúng ta tưởng.
Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia đã đặt camera xung quanh sở thú Florida, qua đó đánh giá hành vi và tốc độ của 45 cá thể thuộc 15 loài cá sấu - bao gồm cả cá sấu châu Mỹ và cá sấu mõm dài caiman.
Kết quả, cá sấu châu Mỹ và cá sấu caiman - hai loài có kích cỡ lớn thì có thể chạy nước kiệu. Tuy nhiên, 8 loài cá sấu khác thì có thể phi nước đại, đến mức chân không chạm đất.
"Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, dù kích cỡ của lũ cá sấu có khác nhau, nhưng chúng đều chạy rất nhanh," - John Hutchinson, chuyên gia sinh học tiến hóa từ ĐH thú y Hoàng gia (RVC, Anh) chia sẻ.
Hutchinson cho biết, bất kể kích cỡ nào, hầu hết các loài cá sấu đều có thể đạt đến tốc độ gần 18km/h - dù là nước kiệu hay nước đại.
"Chúng tôi nghĩ việc chạy nước đại sẽ giúp các loài cá sấu nhỏ tăng tốc nhanh hơn và đổi hướng tốt hơn, đặc biệt phù hợp để trốn chạy," - Hutchinson giải thích.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy cá sấu châu Phi nói chung có khả năng sử dụng 2 chân một cách bất đối xứng, cho sải chân của chúng dài hơn và nhờ thế mới phi được nước đại. Trong khi đó, cá sấu châu Mỹ không có khả năng này.
Các chuyên gia đặt ra 2 giả thuyết. Một là tổ tiên của cá sấu châu Mỹ đã mất khả năng này trong quá trình tiến hóa. Và hai là cá sấu châu Phi cùng 20 loài cá sấu khác trên thế giới đã bằng cách nào đó tiến hóa để sở hữu nó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Trâu rừng dũng mãnh tấn công sư tử bảo vệ con Trâu rừng dũng mãnh chiến đấu với bầy sư tử để bảo vệ an toàn cho con của nó trong công viên động vật hoang dã Timbavati, Nam Phi. (Nguồn: Daily Mail) Hai mẹ con trâu rừng đơn độc chống chọi lại bầy sư tử đói đang vây quanh chúng. Con trâu rừng dũng mãnh chiến đấu với bầy sư tử để bảo...