Chim đại bàng đến nhà, có người trả 5 nghìn USD không bán
Một chú chim đại bàng đã “ghé thăm” gia đình anh Nguyễn Tú Nam ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vào lúc nửa đêm.
Sự việc hi hữu xảy ra vào khoảng 2h sáng ngày 19/7/2014, tại gia đình anh Nguyễn Tú Nam ở thôn 2 xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Chú đại bàng rất thân thiện.
Anh Nam cho biết, khi cả nhà anh đang ngon giấc thì bỗng nghe tiếng chó sủa dồn dập. Tưởng có “đạo chích” lẻn vào nhà, anh cầm đèn pin ra dò xét thì phát hiện thấy một con chim lớn màu đen đậu trên cây xà cứ trước sân nhà. Anh liền gọi vợ hỗ trợ để trèo lên cây bắt con chim lạ.
Con chim lạ “ghé thăm” nhà dân lúc nửa đêm.
Con chim đại bàng mà anh Nam bắt được có chiều cao toàn thân khoảng 0,65m, sải cánh 1,67m. Từ lúc trú ngụ tại gia đình này, chú chim chỉ ăn các loại thịt nạc và tỏ ra khá thân thiện.
Gia đình anh Nam nuôi con lạ bằng thịt bò và thịt lợn.
Video đang HOT
Những ngày đầu, anh Nam dùng xích chân để giữ chim lại, sau đó ít ngày anh thả ra nhưng chú chim này không hề có ý định bay đi.
“Vợ chồng em thả ra thì con đại bàng chỉ bay nhảy xung quanh hàng rào, đậu trên cây trước nhà chứ không bỏ đi”, chị Bùi Thị Tuyết (vợ anh Nam) cho biết.
Nhiều người đến nhà anh Nam để được nhìn thấy chim đại bàng.
Anh Nam cho hay, có nhiều người biết thông tin về chú chim này đã đến hỏi mua nhưng gia đình anh không bán.
“Có một người đến trả 20 triệu. Một người khác ở Sài Gòn đã ra giá 5 nghìn USD nhưng vợ chồng em không bán mà quyết định thả nó đi xa”, anh Nam cho biết.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xã thu thừa hàng chục triệu của dân: Chưa trả lại cho dân
Trong báo cáo gửi cấp trên khẳng định UBND xã Nghi Xuân đã trả lại số tiền đã thu thừa của các hộ dân theo mức thu trước đây. Thế nhưng trên thực tế, tiểu thương chưa nhận được một đồng nào từ xã.
Sau khi Báo Dân trí phản ánh việc các tiểu thương tại Khu thực phẩm sạch chợ Mai Trang (Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) mặc dù được thụ hưởng từ chương trình dự án Lifsap nhưng vẫn phải nộp một số tiền lớn từ 6 - 25 triệu đồng cho UBND xã Nghi Xuân, Trung ương dự án Lifsap và Sở NN&PTNN Nghệ An đã chỉ đạo xác minh nội dung báo nêu.
Về việc thu tiền quầy của các hộ bán thực phẩm sống từ 6-25 triệu đồng, UBND xã Nghi Xuân giải trình: Sau khi nhận được bàn giao, xã đã xây dựng phương án thu phí để thống nhất với các hộ trước khi thực hiện. Các khoản thu phí gồm: phí vệ sinh, phí bảo vệ, phí thu gom vận chuyển rác ra khu gom rác của tỉnh, vận động theo vị trí ngồi, khả năng của từng hộ đóng góp cho xã làm thêm một số công trình phụ trợ. Việc thu phí được chia làm 3 mức: 7.000 đồng/ngày, 4.500 đồng/ngày và 3.500 đồng/ngày, thực hiện thu một lần trong vòng 10 năm để các hộ yên tâm kinh doanh nên dẫn tới tổng thu từ 6-25 triệu đồng như báo chí phản ánh.
Trong báo cáo gửi UBND tỉnh Nghệ An và BQL Trung ương Dự án Lifsap khẳng định: Các hộ đã nộp tiền thừa trước đây UBND xã đã trả lại cho các hộ đầy đủ. Thế nhưng trên thực tế các tiểu thương ở Khu thực phẩm sạch Mai Trang chưa nhận được một đồng nào từ xã.
UBND xã Nghi Xuân nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm do chưa nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn của dự án và thực hiện thu phí khi chưa có sự thống nhất cao của tất cả hộ dân. Các cán bộ xã thu tiền của một số hộ dân nhưng chỉ viết giấy nhận, UBND xã đã đình chỉ ngay và đã phát hóa đơn đỏ cho các hộ. UBND xã Nghi Xuân khẳng định không thực hiện việc tính lãi suất đối với những hộ dân chưa nộp đủ tiền.
Về việc thịt bày bán tại chợ Mai Trang không được kiểm dịch, kết luận làm việc của các cơ quan liên quan cũng thừa nhận báo chí phản ánh đúng. Điều này được lý giải là do các hộ hành nghề kinh doanh, buôn bán thực phẩm tại chợ Mai Trang đều thuộc các địa phương chưa có cơ sở giết mổ tập trung nên chưa kiểm dịch, đóng dấu, dán tem được. Mặc dù Trạm thú y huyện Nghi Lộc đã tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho thú y cơ sở để tham mưu cho xã tổ chức kiểm tra, xử lý tuy nhiên do thiếu kiểm tra, đôn đốc nên việc kiểm tra vệ sinh thú y không được thực hiện thường xuyên.
UBND xã Nghi Xuân đã tổ chức họp các hộ buôn bán thực phẩm tại chợ, thống nhất và ký cam kết cụ thể với từng hộ về mức thu tại chợ là 3.500 đồng/ngày; thời gian thu do các bên tự thỏa thuận, thống nhất. Trong báo cáo giải trình vấn đề báo nêu gửi UBND tỉnh Nghệ An và BQL Trung ương dự án Lifsap, BQL dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP, Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An khẳng định: Các hộ đã nộp thừa tiền trước đây UBND xã Nghi Xuân đã trả lại cho các hộ đầy đủ, các hộ cũng đã nhận được hóa đơn đỏ của Bộ Tài chính phát hành.
Thịt bán trong khu thực phẩm sạch Mai Trang vẫn chưa được kiểm dịch trước khi bán.
Thế nhưng, ngày 11/8, có mặt tại chợ Mai Trang để ghi nhận phản ánh của các tiểu thương thì chúng tôi đều nhận được câu trả lời: Chưa nhận được bất kỳ một đồng tiền thừa nào từ UBND xã. Các tiểu thương cho biết, sau khi báo chí phản ánh, UBND xã Nghi Xuân đã mời các hộ lên họp, thống nhất lại mức phí từ 7.000 xuống 3.500 đồng/ngày, tức là các tiểu thương chỉ phải đóng nộp 12.500.000 đồng thay vì 25 triệu đồng như trước đây.
"Họ hứa sẽ trả cho chúng tôi 12.400.000 đồng, chúng tôi phải đóng 12.600.000 đồng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một đồng tiền nào từ xã. Họ hứa sẽ trả nhưng không hẹn thời gian cụ thể mà chỉ nói chúng tôi yên tâm, xã sẽ trả đầy đủ", một tiểu thương cho biết.
Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, ông Nguyễn Duy Trí - Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân (Nghi Lộc, Nghệ An) thừa nhận xã chưa trả lại tiền đã thu thừa của các tiểu thương theo mức thu phí trước đây. Điều này được ông Chủ tịch UBND xã giải thích là do: tiền đang ở Kho bạc Nhà nước, phải lập kế hoạch giải trình mới rút được tiền để trả cho các tiểu thương.
Thịt vẫn được bày bán ngoài khu vực quy hoạch của Dự án.
Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các loại thịt được bày bán tại chợ Mai Trang vẫn chưa được đóng dấu kiểm dịch. Thịt vẫn được bày bán ở khu bán cả và cả khu khác trong chợ chứ chưa được tập trung vào khu bán thực phẩm sạch mặc dù ở đây vẫn còn nhiều kiốt đang bỏ không.
Bên cạnh việc khẳng định UBND xã Nghi Xuân chưa trả một đồng tiền thừa nào, các tiểu thương ở đây "tố" hệ thống vòi rửa tại các quầy thịt có vấn đề. Mặc dù đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng các vòi nước đã hỏng hóc, không cố định được, nước rỉ xuống nền nhà khiến tiểu thương phải dùng túi bóng hoặc xô nhựa để hứng. Hệ thống cống thoát nước bốc mùi nồng nặc.
Nhà vệ sinh của chợ được chia làm 2 buồng với 4 nhà vệ sinh tự hoại nhưng 1 buồng phải khóa cửa cả ngày vì bồn cầu, hệ thống ống nước bị hỏng dẫn tới nước bị rò rỉ. Buồng còn lại được mở để phục vụ tiểu thương thì một ngăn cũng bị khóa, treo cảnh báo cấm mở vì không sử dụng được. Ngăn tự hoại duy nhất không bị khóa thì bình chứa nước xả đã bị vỡ nắp đậy.
Vòi nước đã hư hỏng dù mới được đưa vào sử dụng chưa lâu.
Bà An - người phụ trách quản lý dãy nhà vệ sinh của chợ cho biết hệ thống nhà vệ sinh của chợ bị hỏng, bị rò rỉ nước không sử dụng được đã diễn ra cả tháng này. Cá nhân bà đã báo cáo lên Ban quản lý chợ đề nghị sửa chữa nhưng vẫn không được giải quyết.
Một khu chợ được đầu tư 3 tỷ đồng mới đi vào hoạt động chưa được bao lâu nhưng một số hạng mục đã xuống cấp. Khu thực phẩm sạch quy hoạch một đằng nhưng thực tế sử dụng một nẻo. Số tiền đã thu thừa chưa được trả cho các tiểu thương nhưng vẫn báo cáo lên cấp trên là đã trả đầy đủ. Phải chăng, UBND xã Nghi Xuân và BQL Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi -ATTP Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An chỉ báo cáo lên cấp trên cho vui?
Hoàng Lam
Theo Dantri
Trận đánh "giặc trời" trên thành phố Đỏ Lưới đạn của trung đoàn pháo cao xạ 280, pháo trung cao, tiểu cao và dân quân tự vệ thành phố Vinh giăng đỏ trời. Chiếc máy bay trúng đạn bốc cháy cố lao ra biển. Đây là chiếc máy bay đầu tiên của không quân Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc. Ký ức của người lính năm xưa Căn...