Chim cút chiên vàng ngon tuyệt cú mèo khiến cả nhà cùng mê
Thịt chim cút thơm phức, vàng ươm rất bắt mắt. Bạn có thể dùng làm món nhậu hoặc ăn cùng cơm nóng thì ngon tuyệt cú mèo.
Nguyên liệu:
Chim cút: 4 con
1 muỗng cà phê bột cà ri, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu
1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh bơ
1/2 muỗng cà phê bột tỏi, 1/2 muỗng cà phê bột hành
Video đang HOT
Cách làm:
Chim cút rửa sạch, để ráo, cắt mỗi con làm đôi.
Cho thịt chim cút vào âu. Trộn các nguyên liệu gồm: 1 muỗng cà phê bột cà ri, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột tỏi, 1/2 muỗng cà phê bột hành. Đeo bao tay vào, trộn và bóp đều cho các nguyên liệu được ngấm gia vị. Để âu thịt vào ngăn mát tủ lạnh ướp ít nhất chừng 2 tiếng trước khi chế biến, để các nguyên liệu ngấm sâu vào thịt chim, sẽ đậm đà và thơm ngon hơn.
Cho chảo lên bếp. Đợi chảo nóng thì trút dầu ăn vào. Chờ dầu nóng thì cho từng miếng chim cút vào, chiên trên lửa vừa.
Khi chim cút chiên vàng giòn như ý, thì các bạn vớt chim cút ra, và đặt trên giấy thấm dầu cho lượng dầu ăn được trôi bớt. Trong khi chim cút chiên vẫn còn nóng, các nàng đeo bao tay vào, xoa đều bơ lên khắp mình chim, món chim cút chiên sẽ thơm ngon đặc biệt hơn.
Chim cút chiên các nàng gắp và xếp ra đĩa. Món ăn này ngon nhất khi dùng nóng để món thịt chim được giòn và thơm nhé.
Chim cút chiên vàng với lớp vỏ ngoài vàng giòn ngon tuyệt cú mèo.
Chim cút chiên vàng với lớp vỏ ngoài vàng giòn, nhưng phần thịt bên trong vẫn mềm và giữ được độ ngọt thơm, đậm đà của các loại gia vị thật thơm ngon và hấp dẫn. Món ăn này, bạn có thể cải thiện cho bữa ăn cuối tuần. Chúc cả nhà thành công và ngon miệng.
Hấp dẫn bún nước kèn
Với sự phối hợp tinh tế từ hương vị đặc trưng của cà ri, tươi ngọt của cá đồng, béo ngậy của nước cốt dừa đã tạo nên món bún nước kèn dân dã, độc đáo, lạ miệng mang đậm nét văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng của miền sông nước ĐBSCL.
Từ người nấu đến người ăn lâu năm nhất chẳng biết bún nước kèn xuất phát từ đâu và có từ bao giờ. Chỉ biết từ lúc nhỏ đã được các bà, các mẹ nấu cho ăn và lưu truyền đến nay. Cũng rất ít người bán, phần lớn những người dân tại địa phương mua cá về chế biến nấu món ăn trong gia đình là nhiều. Theo các cao niên, bún nước kèn là sự biến tấu giữa bún nước lèo và bún cà ri nước cốt dừa. Từ "kèn" trong tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer là chỉ những món ăn được nấu với nước cốt dừa nên món bún này có tên là bún nước kèn hay bún kèn.
Hơn 44 năm kinh nghiệm nấu bún nước kèn, bà Thái Thị Hoa (69 tuổi, TP. Châu Đốc) cho biết, nguyên liệu nấu món bún nước kèn gồm: thịt cá lóc, nước cốt dừa, bột nghệ, bột cà ri, tôm khô, đậu phộng, dưa leo, rau, giá và bún. Món ăn này ngon hay dở tùy thuộc vào hương vị của nước dùng. Đây là điều tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của món bún nước kèn. Bên cạnh đó, phải dựa vào kinh nghệm nấu và nêm nếm gia vị, phụ gia, hương liệu... và sự khéo léo, tỉ mỉ từ người nấu. Để có nồi nước dùng ngon, béo, đúng chuẩn, đầu tiên phải cho dừa khô đã nạo vào lớp vải mỏng, cho thêm nước ấm và nhồi vắt lấy nước cốt. Kế đến là chọn cá lóc đồng con to, thịt cá nhiều, dai và ngọt. Cá lóc được làm sạch, sau đó luộc chín và tách bỏ thật sạch xương và da, để lại những miếng thịt cá tươi nguyên. Đem ướp thịt cá với bột cà ri rồi cho thịt cá qua chảo để xào sơ cùng rất nhiều gia vị bí truyền của người nấu để thịt cá có một màu vàng ươm bắt mắt, vừa thơm, vừa đậm đà. Tiếp đến là sử dụng lại nước luộc cá cho thêm tôm khô, đậu phộng và thịt cá đã xào sơ với gia vị rồi hòa vào cùng nước cốt dừa mới vừa vắt xong. Bún nước kèn độc đáo hơn những món bún khác ở phần nước dùng có hương thơm đặc trưng và màu vàng ươm của cà ri, vị ngọt của cá cùng vị béo đặc trưng của nước cốt dừa, nhưng béo làm sao mà không ngán là bí quyết riêng của từng người nấu. Để lửa riu riu cho phần nước dùng đặc sánh sền sệt và đậm đà hơn là đã có một nồi nước dùng cho bún nước kèn chính hiệu thật bắt mắt và đậm đà. "Bún nước kèn ở đâu cũng có cùng cách nấu, nhưng tùy vào nguyên liệu nấu và khẩu vị ăn sẽ cho nồi bún nước kèn khác nhau. Giống như bún nước kèn ở vùng Kiên Giang là dùng cá biển được xay nhuyễn ăn kèm với rau, giá và đu đủ bàu, còn ở đây tôi dùng cá lóc đồng giữ nguyên từng miếng cá và chỉ ăn kèm với rau, giá"- bà Hoa chia sẻ.
Bà Hoa đang bán bún nước kèn cho thực khách
Một tô bún nước kèn đúng chuẩn không thể thiếu bắp chuối, rau muống bào và giá. Tuy phụ nhưng không kém phần quan trọng giúp tô bún nước kèn béo ngậy được cân bằng hơn, ngon mà không ngán. Khi ăn, chỉ cần sắp chút bún tươi vào tô cùng với các loại rau, dưa đem chần sơ qua nước dùng nóng rồi chan nước dùng có cá vào tô. Tô bún nước kèn nóng hổi, nghi ngút khói thơm nức mũi với những miếng cá vàng ươm đang hòa quyện vào từng sợi bún thơm mềm, trắng tinh thấm đều trong nước dùng màu vàng sền sệt, điểm thêm chút màu xanh của dưa leo và rau thơm tạo nên sự hài hòa đẹp mắt và hấp dẫn. Trộn đều tô bún nước kèn và gấp một đũa thưởng thức sự tổng hòa sắc, hương, vị của một món ngon dân dã. Mùi vị đặc trưng của cà ri, béo ngậy của nước cốt dừa, ngọt dai đậm đà của thịt cá lóc đồng, bùi bùi của đậu phộng, giòn thơm của các loại rau, dưa chấm với một chút muối ớt chanh cay cay, chua chua... như vỡ tan trong miệng khiến người ăn cứ vương vấn, ăn hết tô này lại muốn thêm tô khác nữa.
"Đây là lần đầu tiên tôi ăn món bún nước kèn độc đáo này. Lúc đầu thấy rất lạ, sợ ăn không quen. Ăn rồi mới thấy thật sự rất ngon. Giống như cà ri gà, cà ri vịt nhưng dễ ăn hơn, béo mà không ngán. Lần sau có dịp đi TP. Châu Đốc, tôi sẽ tiếp tục thưởng thức món bún nước kèn này" - chị Nguyễn Lê Bảo Trân (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Sáng mắt, ấm lòng với cà ri Chăm An Giang "Nghe" lượn lờ chuỗi hương thơm nồng the, xen lẫn mùi vị cay - ngọt dịu nhẹ với chút béo thanh tao ấn tượng nơi tô bắp bò tơ nấu cà ri kiểu Chăm lai Việt bên dòng sông Hậu hiền hòa... Các món cà ri hăng nồng vốn là quốc hồn quốc túy của Ấn Độ, song ngày nay đã phổ biến...