Chim cánh cụt phải lòng bìa các tông qua đời ở tuổi 20
Một con chim cánh cụt 20 tuổi, trở thành ngôi sao nổi tiếng vì phải lòng tấm bìa các tông, mới đây đã qua đời trong yên bình bên cạnh bìa các tông thân quen.
Chim cánh cụt Grape-kun đứng ngẩn ngơ nhìn tấm bìa các tông.
Theo Daily Mail, chim cánh cụt tên Grape-kun trở nên nổi tiếng sau khi nhân viên sở thú Tobu đem đến một tấm bìa các tông với hình nhân vật Hululu – một cô cánh cụt xuất hiện trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản.
Ngày 13.10, các nhân viên vườn thú nói con chim cánh cụt 20 tuổi này đã qua đời sau quãng thời gian chống chọi với bệnh tật, nhưng nó vẫn ở bên tấm bìa các tông “cho đến giây phút cuối cùng”.
Câu chuyện về con chim cánh cụt già phải lòng tấm bìa các tông đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên thế giới.
Mối tình kỳ lạ này bắt đầu sau khi Grape bị con chim cánh cụt cái tên là Midori bỏ rơi đi theo chim cánh cụt khác trẻ hơn. Grape đã sống cùng Midori trong suốt 10 năm.
Bìa các tông giúp Grape-kun vượt qua những tháng ngày khó khăn.
Kể từ đó, Grape thường tách biệt khỏi đồng loại, hay thơ thẩn một mình, theo các nhân viên vườn thú.
Nhưng Grape đã thay đổi kể từ khi nhân viên vườn thú đặc tấm bìa các công với hình nhân vật hoạt hình tượng trưng cho chim cánh cụt. Hululu trông giống như một cô gái trong bộ dạng chim cánh cụt, với váy ngắn và đeo tai nghe.
Video đang HOT
Các nhân viên vườn thú dần nhận thấy Grape chú tâm hơn, dành nhiều thời gian ngắm hình tấm bìa các tông.
Một thời gian ngắn sau đó, các nhân viên vườn thú buộc phải đem cất tấm bìa các tông trong khi bão đổ bộ vào Nhật Bản. Chim cánh cụt Grape khi đó rất buồn và ngày ngày mong lại được nhìn thấy cô nàng Hululu.
Nhân viên vườn thú Nhật Bản thông báo Grape-kun đã qua đời vào ngày 12.10, ở tuổi 20.
Hồi đầu tuần này, vườn thú đăng bình luận trên mạng xã hội, nói Grape đã đổ bệnh và không thể xuất hiện trước công chúng.
Hôm thứ Sáu, nhân viên vườn thú thông báo: “Chim cánh cụt Grape-kun đã qua đời. Xin cảm ơn những sự ủng hộ của mọi người dành cho cậu ấy cho đến nay”.
“Cũng xin cảm ơn đến Hululu, nhân vật hoạt hình đã ở bên cậu ấy đến giây phút cuối cùng. Mong Grape-kun hãy yên nghỉ trên thiên đường”.
Chim cánh cụt giống Humboldt có tuổi thọ trung bình 20 năm và cũng ở độ tuổi này, Grape-kun đã đổ bệnh rồi qua đời.
Theo Danviet
Xe bọc thép Philippnes dùng gỗ, bìa các tông chống đạn IS
Xe thiết giáp tham gia chiến dịch truy quét phiến quân thân IS ở thành phố Marawi được gia cố bằng các vật liệu không ai ngờ đến như gỗ hay bìa các tông.
Xe bọc thép Philippines được... bọc thêm lớp gỗ ở bên ngoài.
Theo Popular Mechanic, các bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các xe thiết giáp Philippines được gia cố bằng thùng gỗ và bìa các tông.
Quân đội Philippines hiện không sở hữu các xe tăng chiến đấu chủ lực với lớp giáp dày, bọc lưới chống tên lửa chống tăng. Do đó, các xe bọc thép hạng nhẹ như V-150, LAV 300 dễ dàng trở thành mồi ngon cho phiến quân thân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Marawi.
Nhưng liệu việc bọc thêm giáp bằng gỗ và bìa các tông có thực sự đem lại tác dụng?
Vũ khí phiến quân thân IS dùng để chống quân đội Philippines ở Marawi có cả súng chống tăng RPG-2.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mikozami, quân đội Philippines đã bắt đầu lo ngại trước những hình ảnh phiến quân Hồi giáo Maute sử dụng các loại vũ khí xách tay chống tăng.
Nhưng họ không thể đơn giản là ngừng sử dụng các xe bọc thép nên việc gia cố bằng thùng gỗ là giải pháp tình thế.
Các loại xe bọc thép Philippines được thiết kế để ngăn chặn các loại đầu đạn 7,62 mm hoặc nhỏ hơn, khó có thể chống lại được súng máy 12,7 mm, chứ chưa nói đến súng chống tăng.
Một xe bọc thép Philippines được gia cố bằng những lớp gỗ dày trên thân.
Súng chống tăng RPG-2 sử dụng đầu đạn nổ lõm (HEAT), sức xuyên phá mạnh gấp 7 lần vũ khí thông thường, hoàn toàn xuyên sâu tới 180mm thép.
Chuyên gia Mikozami nhận định, lớp giấy bìa, thùng gỗ trông có vẻ thô sơ, nhưng chúng hoàn toàn có khả năng chống lại đạn RPG-2.
Bìa các tông được cho là đã chặn được đòn tấn công từ khủng bố.
Khi đầu đạn bắn trúng lớp giáp này, luồng hỏa khí phụt ra sẽ bị phân tán bởi các lớp giấy hoặc gỗ, khiến nó không còn đủ uy lực để xuyên thủng vỏ thép, bảo vệ được các binh sĩ bên trong.
Quân đội Mỹ sử dụng cách thức phòng vệ tương tự cho xe bọc thép Stryker nhưng là dùng lồng sắt. Dù vậy, chỉ cần vật liệu đủ cứng để kích nổ đạn chống tăng đối phương trước khi chạm tới lớp giáp bằng thép, chiếc xe thiết giáp vẫn có khả năng sống sót.
Không có phiên bản lồng sắt như Mỹ, Philippines dùng đến các vật liệu đơn giản như gỗ và bìa các tông là điều dễ hiểu.
Nhược điểm của thùng gỗ hay bìa các tông là các vật liệu này sẽ hoàn toàn vô dụng trước những loại vũ khí chống tăng sử dụng động năng. Các loại đạn pháo xuyên giáp, sử dụng uranium nghèo, sẽ bay với tốc độ siêu thanh đến mục tiêu, xuyên thủng cả lớp gỗ và phần giáp bọc thép.
Nhưng may mắn rằng, đây là những vũ khí chống tăng chỉ có thể lắp đặt trên xe tăng. Phiến quân IS ở Philippines hiện chưa sở hữu xe tăng hay bất kỳ một loại vũ khí nào tương tự.
Theo Danviet
Ảnh: Cuộc sống ở nơi lạnh nhất trái đất Triển lãm Nhiếp ảnh Nam Cực đã chọn ra những bức ảnh đẹp nhất miêu tả cuộc sống đầy màu sắc tại châu lục tưởng như hoang vu. Một con cá voi sát thủ nổi lên mặt biển, rình hai chú chim cánh cụt trên băng Các bức ảnh dự thi được chụp bởi cả nhiếp ảnh gia nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp,...