Chim cánh cụt già nhất thế giới vừa bước qua tuổi 36
Một công viên bảo tồn động vật hoang dã của Anh vừa mừng sinh nhật ‘cụ’ cánh cụt già nhất thế giới.
‘Cụ bà’ cánh cụt này có tên là Missy, thuộc giống Xí Nga Vương (King Penguin), vừa đón tuổi 36 của mình tại công viên bảo tồn động vật hoang dã Birdland (hạt Gloucestershire, nước Anh).
Theo ước tính của các nhà khoa học, tuổi 36 của chim cánh cụt sẽ bằng khoảng tuổi 108 của con người.
Missy (bên phải) bên cạnh ‘ông chồng già’ Seth của mình. Họ đã ở bên nhau 18 năm. Seth – được cho là 34 tuổi – từng có mặt trong bộ phim Batman Returns năm 1992 – Ảnh: BNPS
Video đang HOT
Simon Blackwell, quản lý công viên, cho biết: “Mặc dù chúng tôi không thể nói chính xác tuổi của Missy nhưng chúng tôi biết rằng nó đã là một chim cánh cụt trưởng thành khi đến Birdland vào năm 1982. Chim cánh cụt thuộc giống Xí Nga Vương phải mất ít nhất 5 năm để hoàn toàn trưởng thành. Vì vậy, bây giờ Missy cũng phải 36 tuổi hoặc già hơn nhiều”.
Người quản lý cũng cho biết, trước đây họ không hề nghĩ đến việc Missy sẽ là chim cánh cụt già nhất thế giới. Cho đến khi một vườn thú ở Đan Mạch công bố danh hiệu này cho chú chim cánh cụt Gentoo của họ khi nó tròn 34 tuổi vào tháng 5 vừa qua.
Vì Missy lớn hơn Gentoo đến 2 tuổi, nên các nhân viên tại Birdland đã lên kế hoạch gửi thông tin của Missy cho tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới để chứng minh “cụ” Missy đã phá kỷ lục già nhất thế giới.
Simon Blackwell nói thêm về “cụ” cánh cụt mà mình đang nuôi dưỡng: “Khi chỉ nhìn Missy, bạn sẽ không thể đoán được tuổi, nó hành động như tất cả các con chim cánh cụt khác có ở đây. Thực tế là Missy chỉ có thể nhìn bằng một mắt, điều này đã làm nó chậm hơn tất cả, nhưng cũng có thể lần đường và điều hướng được bằng cách sử dụng đôi cánh của mình.”
Mặc dù đã rất già và chỉ có thể nhìn bằng một mắt, Missy vẫn có thể tự lần đường và điều hướng bằng cách sử dụng cánh của mình – Ảnh: BNPS
Theo Dailymail, chim cánh cụt thuộc giống Xí Nga Vương có tuổi thọ trung bình là 26 trong điều kiện nuôi nhốt. Còn trong tự nhiên, tuổi thọ của chúng ít hơn rất nhiều do kẻ thù và bệnh tật. Điều này cho thấy Missy được xem là một “cụ bà” sống thọ hiếm có trong thế giới chim cánh cụt.
Đây là loài chim cánh cụt lớn thứ 2, sau loài cánh cụt Hoàng Đế, có thể nặng đến 18kg. Chúng thường có ngực, má và mỏ màu cam nhạt.
Theo Thanhnien
Chiêm ngưỡng 'chim cánh cụt' khổng lồ trong vũ trụ
Thực tế, đó là một thiên hà cách trái đất khoảng 326 triệu năm ánh sáng có hình dạng giống hệt chim cánh cụt.
Nhìn vào hình ảnh trên, thiên hà NGC 2937 (ở phía trên) trông khá giống chim cánh cụt và thiên hà NGC 2936 (ở phía dưới) giống quả trứng.
Kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện ra 2 thiên hà NGC 2936 và NGC 2937. Chúng nằm trong chòm sao Hydra và cách địa cầu chừng 326 triệu năm ánh sáng.
Được biết, 'chim cánh cụt' và 'quả trứng' từng là một thiên hà nhưng chúng đang trong quá trình chia tách.
Thực ra, NGC 2936 là một thiên hà xoắn, còn NGC 2937 trước đây cũng từng là một thiên hà xoắn.
Theo VNE
Chim cánh cụt cũng có đời sống tình dục trụy lạc Mới đây, các chuyên gia đã tìm thấy những gì còn sót lại của một nghiên cứu "cực kỳ quan trọng" về đời sống tình dục loài chim cánh cụt Adelie. Cảnh tượng một con chim cánh cụt Adelie đực trưởng thành đang cố tìm cách giao phối với con cái đã chết khiến cho George Murray Levick, một nhà khoa học thuộc...