Chim bồ câu làm tăng tỷ lệ ly hôn ở Indonesia
Số đơn xin ly hôn nộp lên tòa án tỉnh Trung Java tăng đột biến, nguyên nhân chính là vợ đổ lỗi cho chồng mê đua chim bồ câu.
Đàn ông chơi chim bồ câu gần cánh đồng ở làng Bojongsari. Ảnh: Jakarta Post.
Một quan chức ở Tòa án Tôn giáo Purbalingga tại tỉnh Trung Java cho biết văn phòng đã nhận được 90 đơn xin ly hôn trong tháng 7, tăng vọt so với 13 đơn trong tháng 6, theo Jakarta Post.
“Đa số nguyên đơn là vợ, ly hôn vì lý do kinh tế do chồng quá nghiện đua chim bồ câu”, Nur Aflah, thư ký tòa án cho biết hôm 2/8.
Đua chim bồ câu rất phổ biến ở Indonesia, nơi người có chim thắng cuộc thường thắng cá độ hàng nghìn rupiah (100.000 rupiah tương đương 7,5 USD).
Bà Aflah cho biết nguyên đơn tức giận vì chồng dành cả ngày cho chim bồ câu và bạn bè, thay vì chăm sóc gia đình. Khó khăn tài chính càng làm vấn đề trầm trọng hơn.
Video đang HOT
“Ở Purbalingga, tỷ lệ phụ nữ đi làm nhiều hơn, trong khi nam giới đa phần thất nghiệp. Hầu hết các ông chồng đều trở thành ‘phi công’ (người ăn bám). Tuy nhiên, ‘phi công này’ không lái máy bay mà lại đua chim bồ câu”, bà Aflah giải thích.
Tòa án đã yêu cầu chính quyền và các giáo sĩ địa phương tuyên truyền cho người dân với hy vọng làm giảm tỷ lệ ly hôn.
Indonesia đang vào mùa khô, mùa lý tưởng để chơi chim bồ câu và huấn luyện chúng bay trên đồng lúa.
“Những tay chơi bồ câu thường tụ tập trên cánh đồng từ 10h và đến tối mới về nhà, dù trời có nóng thế nào chăng nữa”, Tarwanto, 45 tuổi, một người làng Padamara cho biết.
Tại một ngôi làng khác ở huyện Banyumas, tỉnh Trung Java, cũng xảy ra tình trạng tương tự.
“Tỉnh dậy là anh ta chộp ngay lấy con chim. Đến 10h, anh ta ra ngoài chơi chim bồ câu cùng bạn bè ở cánh đồng lân cận”, Sartini, 35 tuổi, người làng Bojongsari cho biết. Mặc dù chồng cô thỉnh thoảng vẫn đưa tiền cho vợ khi thắng cược, nhưng đa phần anh ta lại đòi thêm tiền vợ mua thuốc lá.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Indonesia trục xuất 153 người Trung Quốc lừa đảo
Indonesia sẽ trục xuất 153 công dân Trung Quốc có liên quan tới đường dây lừa đảo qua mạng nhằm vào các chính trị gia và doanh nhân giàu có, với số tiền lên tới 450 triệu USD.
Các đối tượng lừa đảo là công dân Trung Quốc bị áp giải từ Bali về Jakarta (Ảnh: Reuters)
AFP dẫn thông báo của cảnh sát Indonesia hôm nay 1/8 cho biết, những đối tượng cầm đầu dường dây lừa đảo đã điều hành mọi hoạt động từ nước ngoài để tránh bị các cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện. Đường dây này chỉ nhắm đến các nạn nhân là người Trung Quốc.
Theo cảnh sát Indonesia, các đối tượng lừa đảo đã bỏ túi khoảng 6.000 tỷ rupiah (khoảng 450 triệu USD) kể từ khi đường dây bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2016. 153 đối tượng đã bị bắt giữ sau khi vụ việc bị phanh phui.
"Chúng tôi đang tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và hiện phối hợp với cảnh sát Trung Quốc để trục xuất họ", người phát ngôn của cảnh sát quốc gia Indonesia, ông Rikwanton, cho biết.
Các công dân Trung Quốc đã bị bắt tại Jakarta, thành phố Surabaya và đảo nghỉ mát Bali trong các cuộc đột kích riêng rẽ vào cuối tuần trước. Cảnh sát cũng vào cuộc điều tra cách thức các nghi can lừa đảo nhập cảnh vào Indonesia trong khi không có hộ chiếu hợp lệ.
Cảnh sát Jakarta nói rằng tổ chức lừa đảo, với địa bàn hoạt động trải khắp Indonesia, đã tìm cách liên lạc với các nạn nhân, sau đó giả làm cảnh sát hoặc các quan chức luật pháp Trung Quốc, hứa hẹn giúp họ giải quyết các vụ kiện. Đổi lại, các nạn nhân sẽ chuyển tiền mặt ngay lập tức cho các cảnh sát hoặc quan chức giả này.
Đường dây lừa đảo này có sự tham gia của các chuyên gia công nghệ thông tin - những người thu thập thông tin về nạn nhân và phát triển các hệ thống thông tin liên lạc để kết nối với họ.
Trước đó, Campuchia cũng đã trục xuất 74 công dân Trung Quốc về nước sau khi cáo buộc những người này có dính líu tới mạng lưới lừa đảo qua điện thoại. Năm ngoái, 67 người cũng đã bị trục xuất từ Kenya về Trung Quốc để phục vụ cho một cuộc điều tra liên quan tới cáo buộc lừa đảo.
Thành Đạt
Theo AFP
Tiết lộ chuyện các nữ giúp việc Indonesia tại Hong Kong bị IS lôi kéo Các nghiên cứu đã hé lộ nguyên nhân khiến các phụ nữ Indonesia làm nghề giúp việc tại Hong Kong bị lôi kéo để "đầu quân" cho nhóm phiến quân IS. (Ảnh minh họa: SCMP) Phải tranh đấu để có được một công việc ổn định, đối mặt với những vấn đề gia đình chồng chất và vật lộn với việc nghiện ma...