Chillies: ‘Liều ăn nhiều’
Tôi là Duy Khang – giọng ca chính của nhóm nhạc Chillies. Khi nhận được lời mời trò chuyện , tôi đại diện cho nhóm đến địa điểm gặp. Thông thường, tôi đại diện phát ngôn cho cả Chillies.
Tôi “cưỡi” trên chiếc môtô cá nhân, lao tới điểm hẹn. Cả tôi và phóng viên đều ướt nhẹp sau cơn mưa tầm tã chiều cuối tháng 5. Chúng tôi chọn ngồi ở cạnh khung cửa kính lớn, ngắm trọn bầu trời xám xịt dù mới hơn 3h chiều và bắt đầu cuộc trò chuyện trong tiếng nhạc “rất chill” của quán cà phê.
Tập thể nào cũng có thể xảy ra bất đồng, nhưng có bất đồng mới có phát triển. Với Chillies, sự bất đồng xảy ra rất sớm, ngay từ khi chúng tôi phát hành bài hát đầu tiên dưới danh nghĩa cả nhóm. Thời điểm đó, chúng tôi thậm chí định rã nhóm.
Từ trước tới nay, tôi là người sáng tác tất cả ca khúc của nhóm, bạn Nhím là producer chính. Các công đoạn được chia ra thực hiện trong nhóm. Tuy nhiên, thời điểm đó, mọi người muốn Chillies là cái tên duy nhất được điền vào các mục trong ca khúc, chẳng hạn “sáng tác: Chillies”, “sản xuất: Chillies”…
Ban đầu, tôi không đồng ý với ý kiến đó, vì vừa có lợi vừa có hại. Tuy nhiên, một biến cố về việc tranh giành quyền tác giả của tôi đã xảy ra. Sau sự việc đó, anh em trong nhóm cũng vỡ lẽ ra là cần minh bạch hơn về chức danh ở trong nhóm cũng như trong các tác phẩm.
Mất tới 2-3 tháng, cả nhóm mới thống nhất được cách hoạt động và quan điểm để tiếp tục hoạt động chung. Tới nay, các tác phẩm đều ghi rõ ai là người sáng tác, ai hòa âm phối khí, ai sản xuất…
Dòng nhạc chính chúng tôi theo đuổi là pop rock. Tất nhiên, Chillies vẫn thử sức với nhiều chất liệu âm nhạc khác, nhưng chính trong pop rock cũng có rất nhiều sound (kiểu âm thanh) chúng tôi chưa thử. Do đó, âm nhạc của Chillies sẽ còn biến hóa nhiều.
Để mô tả nhóm, tôi chọn từ “tham vọng”, vì bốn người đều không muốn giậm chân ở một điểm, không muốn dừng lại ở một cộng đồng fan nhỏ. Chúng tôi muốn tiếp tục tiến lên, mở rộng thị trường và đối tượng người nghe.
Vì thế, tôi đã chủ động trong cách viết bài hát. Ca khúc do tôi sáng tác không quá khó nghe, bản phối cũng không quá hàn lâm, dễ dàng tiếp cận với đại chúng hơn.
Tôi thừa nhận từ khi ra mắt, con đường nghệ thuật của Chillies khá suôn sẻ. Nhưng nếu nói do chúng tôi may mắn thì không đúng. Nhóm không bắt đầu từ con số 0, mà đã chuẩn bị trong thời gian rất dài trước khi chính thức ra mắt khán giả.
Trong nhóm, người có thời gian tiếp xúc với âm nhạc ngắn nhất là tôi. Tôi đến với âm nhạc vào năm 2015, còn những thành viên còn lại ít nhất đã có ít 10 năm chơi nhạc rồi. Họ học trong môi trường chuyên nghiệp, tích luỹ đủ vốn liếng chuyên môn, họ biết làm thế nào để sản xuất ra một sản phẩm âm nhạc vừa chiều lòng mình, vừa chiều lòng khán giả.
Tôi cũng có suy tính riêng ngay từ đầu. Khi lập nhóm, chúng tôi xác định phải chơi sáng tác của chính mình, nhưng vẫn phải đi theo con đường riêng. Sau khi quan sát tổng quan, tôi nhận thấy Việt Nam chưa có band nào tự chơi nhạc cụ và hát pop. Trước đó, tôi thấy chỉ có nhóm nhạc nam kiểu hát – nhảy, và những band chơi nhạc cụ đa phần theo đuổi rock.
Video đang HOT
Đúng vậy, tôi không phải là nghệ sĩ thuần chủng 100%, không hoàn toàn “nghệ sĩ tính”. Tôi thường hay lo xa, tính toán, kể cả trong cách hoạt động của nhóm. Trong cuộc sống, chúng ta không thể biết trước được điều gì sẽ đến với mình, cho nên tôi sẽ có những chuẩn bị nhất định cho mọi việc.
Tất nhiên, dù chuẩn bị cũng sẽ có may và rủi, không thể chắc chắn mọi chuyện 100% được. Nhưng cũng có đôi khi tôi “mặc kệ đời”, sản xuất bài hát xong là xong, không suy tính gì nữa. Cũng có những lúc tôi ngây thơ trong âm nhạc như vậy.
Nhìn lại, tôi nghĩ sự cộng hưởng từ ngây thơ và tính toán hình thành nên thành tựu hiện tại của Chillies.
Khi bắt đầu theo đuổi âm nhạc, chúng tôi đều 25-26 tuổi, nên chúng tôi sẽ có cách nhìn nhận về âm nhạc khác, có chút trưởng thành. Tư duy âm nhạc của chúng tôi không quá giống các bạn trẻ gen Z, nhưng cũng không bị quá già dặn so với những đàn anh, đàn chị đi trước. Sự cân bằng giữa trẻ trung trong giai điệu và chiều sâu nhất định trong bài hát giúp Chillies có khán giả đa dạng độ tuổi. Nói thật, bản thân tôi cũng không thích viết một bài hát không có chiều sâu.
Chúng tôi không làm loại âm nhạc cầu kỳ, phức tạp. Chúng tôi đơn giản là muốn chơi nhạc, muốn mang tới cho khán giả những giai điệu chân thật nhất. Tôi mong khi nghe nhạc của Chillies, khán giả sẽ tìm lại được một chút sự ngây thơ luôn tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người trong bài hát.
Nếu để tôi tự đánh giá thì âm nhạc của chúng tôi giống như cà phê, không quá dễ uống, còn những ai thích uống cà phê sẽ bị ghiền. Cà phê sẽ làm cho mình “đầm” lại, và những lúc người ta uống cà phê là những lúc mọi người cảm thấy thư thả nhất.
Nói về thời điểm quyết định bỏ việc theo đuổi âm nhạc, tôi sẽ dùng từ “liều”. Tôi cũng không hiểu động lực gì khiến tôi dám bỏ cuộc sống ổn định trước đó để đi biểu diễn kiếm sống ở các quán cà phê.
Tháng đầu tiên tôi kiếm được 2 triệu đồng. Trước đó, tôi vốn đang thu nhập ổn định với công việc cũ, nên đã rơi vào trạng thái hoang mang, không biết bản thân có đi đúng đường không. Nhưng rồi nghĩ lại, đã phóng lao thì theo lao thôi, dù sao tôi cũng còn trẻ, đâu có gì để mất.
May mắn là cả gia đình tôi đều ở TP.HCM, tôi không mất tiền nhà. Vậy là, tất cả các khoản xăng xe, ăn uống… đều gói gọn trong 2 triệu đồng tôi kiếm được. Thời điểm đó thật sự khó khăn, ngoài đi hát tôi chỉ ở trong nhà, không dám đi chơi hay mua sắm gì hết.
Sau khi lập nhóm, công việc đầu tiên của chúng tôi là đi diễn ở các quán bar, quán cà phê acoustic để kiếm tiền “nuôi âm nhạc”. Tiền tích lũy từ các buổi đi diễn, chúng tôi mang đi sản xuất ca khúc đầu tiên.
Tất nhiên tiền thu được từ bài hát đầu tiên không thể nuôi sống cả nhóm, chúng tôi cần nhiều hơn như thế. Nói thật, nếu chỉ tính thu nhập từ bài hit đầu tiên, cả nhóm cũng chỉ đủ tiền ăn sáng trong 1-2 tuần.
Cũng như các nghệ sĩ trong nước, thu nhập của chúng tôi đến từ việc chạy show. Khoảng cuối năm 2019, lúc đó Chillies đã có nhiều bài hát được thích và danh tiếng nhất định, chúng tôi bắt đầu kiếm tiền từ việc diễn show.
Tháng chúng tôi đi diễn nhiều nhất chỉ khoảng 6-7 show. Tôi biết nghệ sĩ khác có thể nhận 3 show một ngày, và thu nhập của họ cũng cao hơn rất nhiều so với chúng tôi. Nhưng tôi vẫn nghĩ Chillies không nên nhận quá nhiều show diễn.
Thứ nhất, tôi nghĩ âm nhạc của chúng tôi thời điểm đó không phổ biến với đại chúng. Thứ hai, tôi không muốn nhóm xuất hiện quá nhiều, dễ khiến hình ảnh Chillies bị nhàm chán trong mắt khán giả. Thà mình nhận ít show và dành thời gian tập trung phát triển nhóm và âm nhạc, tiền bạc sẽ đến sau.
Nhóm không xuất hiện nhiều sẽ mang lại sự háo hức mỗi khi nhận lời biểu diễn ở đâu đó. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ mang lại một chút tác dụng phụ, có thể khiến khán giả thờ ơ khi trông đợi quá lâu. Nhưng tôi nghĩ đó là bản tính tự nhiên của con người thôi.
Khán giả cũng có thể ý kiến trái chiều về âm nhạc của Chillies. Chẳng hạn, album Qua khung cửa sổ cũng bị không ít người chê. Nhưng trong một album, nếu khán giả chỉ cần thích khoảng 2 bài trong tracklist là tôi đã thấy album thành công lắm rồi.
Tất nhiên chúng tôi là người làm ra sản phẩm, chúng tôi sẽ thích tất cả bài hát trong đó. Nhưng gu âm nhạc mỗi người mỗi khác. Nếu đã khác, họ không ưng bài này bài kia là chuyện bình thường, ngay cả bản thân tôi cũng đâu có thích toàn bộ sản phẩm đến từ những nghệ sĩ khác. Tôi cũng có sự chọn lọc của riêng mình, vậy tại sao không cho khán giả có sự chọn lọc của riêng họ?
Trước đây, tôi thường lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện của bản thân. Sau đó tôi tìm cảm hứng từ những nguồn khác, như phim ảnh. Phần lớn tôi chỉ xem các bộ phim kinh điển, tình tiết nhẹ nhàng. Tôi thấy mình dễ đồng cảm với nhân vật và tôi sẽ viết về nhân vật đó.
Tính tôi trước giờ không thích viết ra âm nhạc nặng tính triết lý, dùng từ ngữ “đao to búa lớn”. Đối với tôi, âm nhạc là để thư giãn. Tôi không muốn khán giả đã nghe nhạc lại còn phải suy nghĩ thêm về triết lý này, ẩn ý nọ nữa. Ở ngoài đời, họ đã suy nghĩ đủ rồi, đừng bắt khán giả phải gồng mình tư duy khi nghe nhạc nữa. Tôi muốn diễn tả những câu chuyện trong bài hát một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu, nhưng không được “non”, phải có chiều sâu nhất định.
Một người nghệ sĩ tôi rất thích từ trước tới giờ, đó là anh Hà Okio. Âm nhạc của anh ấy tươi sáng, văn minh và lời lẽ cũng rất hồn nhiên, không có ý niệm hay ẩn ý gì khiến cho người nghe cảm thấy tiêu cực. Đó chính là điều tôi thích nhất từ anh ấy.
Album "Qua khung cửa sổ": Chillies đã đủ định hình cá tính?
3 lyric video thuộc album phòng thu "Qua khung cửa sổ" mới phát hành trên YouTube đã lọt Top 30 Trending nhưng xét về tổng thể, liệu album đầu tay của Chillies có thành công như mong đợi?
Ở thời điểm các ban nhạc mang phong cách indie, alternative rock như Ngọt, Cá Hồi Hoang... ngày càng được khán giả trẻ ưa chuộng, Chillies bất ngờ nổi lên như một hiện tượng và nhanh chóng bứt phá trở thành một trong những ban nhạc indie được yêu thích tại Việt Nam.
"Và thế là hết", "Nếu ngày mai không đến", "Mascara", "Cứ chill thôi"... là những bản hit tạo nên tên tuổi cho Chillies.
Đầu tháng 5, Chillies ra mắt album vật lý đầu tay mang tên "Qua khung cửa sổ" được khán giả kỳ vọng tiếp tục trở thành những ca khúc hit trong thời gian tới.
Những thử nghiệm mới
Tính đến nay, Chillies đã chiêu đãi người hâm mộ 7/10 MV quảng bá cho album, lần lượt lên sóng trước và sau khi đĩa nhạc lên kệ vào hôm 5.5. "Đường chân trời" chưa chính thức phát hành trên YouTube, còn lại là 2 ca khúc cũ đã ra mắt MV trước đó gồm "Vùng ký ức", "Mascara".
Với album "Qua khung cửa sổ", Chillies thử sức ở nhiều thể loại như alternative rock, pop, ballad, synthpop, synthwave, R&B... biểu hiện ngay ở 3 MV mở đường với 3 màu nhạc hoàn toàn khác nhau: "Qua khung cửa sổ" là ballad, "Giá như" là synthwave, "Em đừng khóc" lại là màu alternative rock.
"Một cái tên", "Ms May", "Bao nhiêu" đang lọt Top Trending YouTube. Ảnh: MH
Ở thể loại lần đầu tiếp cận như synthpop/disco, dù mang tới làn gió mới nhưng Chillies để lộ những hạn chế về cách dựng bài, phối hợp âm thanh giữa các nhạc cụ. "Giá như" và "Mộng du" thiếu cao trào và đôi chỗ khiến giọng Duy Khang bị chìm vì những tầng âm thanh chồng chéo, khó nghe. "Bao nhiêu" có màu nhạc tương tự, tuy nhiên, chất synthpop được xử lý tiết chế hơn làm sáng lên giọng đặc trưng của ca sĩ.
2 ca khúc có khách mời là "Ms May" và "Một cái tên" lại mang màu R&B kết hợp Jazz, Blue, Soul... Phần beat và giọng hát chính có sự hòa hợp nhất định, đặc biệt, "Một cái tên" kết hợp cùng Orange mang đến màn hòa giọng đầy cao trào, kịch tính. Song, ở "Ms May", phân đoạn rap của Magazine không ăn nhập với mạch cảm xúc toàn bài và giọng hát nội lực của Khang là điều khá đáng tiếc.
Chillies là nhóm nhạc indie trẻ nhiều tiềm năng, nổi lên từ cuối 2018. Ảnh: NSCC
Sự mày mò, thử sức của Chillies ở những phong cách mới rất đáng ghi nhận nhưng có lẽ việc "xoay" quá nhiều khiến các thành viên chưa thể bung hết sức mình ở những trải nghiệm này.
Phát huy thế mạnh
Bên cạnh màu sắc mới, Chillies vẫn chừa cho mình khoảng trống để phát huy thế mạnh ở mảng ballad và indie rock/ alternative rock.
Nếu "Vùng ký ức", "Đường chân trời" là ca khúc cũ được đưa vào album khi trước đó đã được khán giả yêu thích, thì "Em đừng khóc" là sản phẩm alternative rock mới, khá chỉn chu từ bản phối đến giọng hát, mặc dù vẫn lộ một số hạn chế và chưa bứt phá so với các hit cũ.
"Qua khung cửa sổ" - bài hát chủ đề, là "điểm sáng" lớn nhất của album. Cũng như "Mascara", ca khúc này giúp Chillies phô diễn thế mạnh vượt trội ở màu ballad, nhất là giọng hát đẹp, da diết của Duy Khang.
Chillies thành công ở những dòng nhạc thế mạnh.
Việc đưa quá nhiều phong cách khác nhau vào cùng một album đối với nhóm nhạc mới nổi như Chillies có thực sự hợp lý, khi nó làm thiếu tính thống nhất về mạch cảm xúc và tổng thể album bị rối?
"Qua khung cửa sổ" như tuyển tập các ca khúc của Chillies hơn là một concept album (Album chủ đề) hoàn chỉnh. Nhiều khả năng có những ca khúc đơn thành công về mặt thương mại, biểu hiện là 3 MV dạng lyric video mới phát hành trên YouTube đã lọt Top 30 Trending. Tuy nhiên, với nhiệm vụ chính của album đầu tay là định hình phong cách cho nhóm nhạc mới thì "Qua khung cửa sổ" chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Chỉ đứng yên một chỗ, Chillies vẫn có 3 ca khúc lọt vào Top 30 Trending Youtube Tính đến nay, Chillies đã chiêu đãi người hâm mộ của mình tổng cộng 7 Music Video để quảng bá cho album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp mang tên "Qua Khung Cửa Sổ". Lần lượt các sản phẩm được ban nhạc cho lên sóng trước và sau khi đĩa nhạc lên kệ vào hôm 5/5. Khác với cách thể hiện của...