Chile theo dõi 300 tàu cá Trung Quốc
Chile đang theo dõi chặt chẽ đội tàu cá khổng lồ gây tranh cãi của Trung Quốc dọc bờ biển Thái Bình Dương ở Nam Mỹ.
Ngoại trưởng Chile Andres Allamand hôm 8/10 cho biết Bộ Quốc phòng và Hải quân Chile đang theo dõi hoạt động của nhóm tàu cá Trung Quốc này để bảo vệ “chủ quyền” trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Nhóm gồm khoảng 300 tàu thường hoạt động trên Thái Bình Dương và nhiều lần di chuyển trong vùng biển Nam Mỹ.
Ngoại trưởng Chile nói quan chức nước này không liên lạc với chính phủ Trung Quốc, thêm rằng đội tàu cá gồm các tàu tư nhân “và một số có thể có liên hệ nào đó với nhà nước”.
Đường bờ biển dài giáp Thái Bình Dương của Chile có trữ lượng lớn hải sản, mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho ngư dân khắp đất nước.
Giám đốc An ninh và Hoạt động Hàng hải Chile Juan Pablo Marin chỉ ra các khu vực theo dõi đội tàu cá Trung Quốc hôm 8/10. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Những tàu này trước đó đánh bắt mực khổng lồ gần quần đảo Galapagos ngoài khơi Ecuador, khiến những người trong ngành đánh cá Peru nổi giận và châm ngòi cho cuộc đấu khẩu trên Twitter giữa Washington và Bắc Kinh tháng trước.
Đại sứ quán Mỹ tại Peru hồi tháng 9 nói các tàu Trung Quốc liên tục tìm cách né tránh theo dõi và dường như “đang đổ rác thải nhựa” gây ô nhiễm. Đại sứ quán Trung Quốc đáp trả rằng họ rất coi trọng bảo vệ môi trường và đại dương. “Chúng tôi hy vọng công chúng Peru không bị lừa dối bởi thông tin sai lệch”, tài khoản đại sứ quán Trung Quốc trên Twitter đăng dòng trạng thái.
Đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt ngay ngoài vùng lãnh hải của quần đảo Galapagos từ năm 2017, nơi thu hút nhiều sinh vật biển. Hoạt động đánh bắt của họ không phạm pháp bởi nó diễn ra trên vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường nói đội tàu Trung Quốc “đón lõng” luồng di chuyển của nhiều loài sinh vật biển từ quần đảo Galapagos ra vùng biển không được bảo vệ xung quanh.
Ecuador năm 2017 bắt một tàu cá Trung Quốc chở 300 tấn động vật biển trong khu bảo tồn Galapagos. Trung Quốc đã hứa sẽ xử lý “không khoan nhượng” hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và đề xuất hoãn khai thác hải sản trong khu vực trong tháng 9-11. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc thường rời khu vực quanh quần đảo Galapagos trước thời điểm này.
Trung Quốc dỡ lệnh cấm đánh bắt đơn phương, tàu cá nước này sắp tràn xuống Biển Đông
Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông và biển Hoa Đông đã hết hiệu lực hôm qua 16-8. Nhật Bản và một số nước đã chuẩn bị tinh thần chứng kiến tàu cá Trung Quốc tràn ngập các vùng biển.
Tàu cá Trung Quốc luôn ra khơi theo từng nhóm lớn - Ảnh chụp màn hình SCMP
Nhiều làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16-8. Trên các cảng cá, hoạt động chuyển lương thực diễn ra tấp nập song song với các màn múa lân. Theo Tân Hoa xã, chỉ tính riêng đảo Hải Nam đã có 16.700 tàu cá chuyên hoạt động ở Biển Đông.
Đáng chú ý, trong thông báo phát ngày 16-8, chính quyền Hải Nam cho biết "sẽ sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu để liên tục phát các cảnh báo tránh va chạm tới tàu cá trên Biển Đông".
"Các thuyền viên trên tàu cũng sẽ được nhắc nhở neo đậu tránh xa các tuyến đường vận tải biển đông đúc", Tân Hoa xã thông tin thêm.
Trung Quốc đã đơn phương áp đặt các biện pháp cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông và biển Hoa Đông hồi tháng 5 rồi với lý do bảo vệ nguồn lợi hải sản. Hành động của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh của Việt Nam khi khu vực cấm đánh bắt nằm trong vùng biển của Việt Nam.
Tại biển Hoa Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiến vào vùng nước sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để truy bắt tàu cá Nhật Bản và chỉ rút lui khi tuần duyên Nhật xuất hiện.
Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ năm 1999 nhưng theo Tân Hoa xã, "chưa năm nào nghiêm khắc như năm nay".
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết một loạt công nghệ mới đã được sử dụng để giám sát lệnh cấm từ định vị vệ tinh, giám sát thông qua video trực tiếp và big data.
"Tỉnh Quảng Đông đã tiến hành 5.605 chuyến tuần tra, trong đó 1.768 trường hợp vi phạm đã bị xử lý, 1.691 tàu đánh cá bất hợp pháp bị bắt giữ và 630.000m2 lưới đánh cá bị tịch thu hoặc phá hủy", Tân Hoa xã nêu số liệu.
Cách khai thác kiểu tận diệt của các tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông đã vấp phải sự chỉ trích và lo ngại của các tổ chức bảo vệ môi trường. Các tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc là nỗi ám ảnh với các rạn san hô gần Philippines.
Tàu cá Trung Quốc được yêu cầu né vùng biển tranh chấp với Nhật?
Theo Đài NHK của Nhật ngày 16-8, chính quyền các tỉnh duyên hải phía đông Trung Quốc đã yêu cầu ngư dân không tới gần quần đảo đang tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông.
Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono cảnh báo Tokyo sẽ hành động "cứng rắn" nếu tàu cá Trung Quốc lảng vảng gần quần đảo đang do Nhật kiểm soát. Một tướng lĩnh cấp cao của Mỹ tại Nhật trước đó đã lên tiếng cảnh báo Washington sẽ hỗ trợ đồng minh nếu các tàu cá Trung Quốc tràn ngập khu vực tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
"Trung Quốc nên tránh căng thẳng với Nhật trong lúc quan hệ với Mỹ đang bị xói mòn", chuyên gia luật quốc tế Liu Nanlai của Trung Quốc kêu gọi.
Nhật có thể dùng hải quân đối phó tàu cá Trung Quốc Nhật cảnh báo có thể huy động tàu chiến để đối phó sau khi Trung Quốc cho phép tàu cá hoạt động gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc gần đây thông báo với Nhật rằng lệnh cấm đánh bắt với tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sẽ hết hiệu lực...